CHUYÊN ĐỀ : Chiều tối - Hồ Chí Minh
CHUYÊN ĐỀ : Chiều tối
- Hồ Chí Minh -
* * *
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Hồ Chí Minh (1890-1969) là một nhà lãnh tụ kiệt xuất và là một nhà thơ lớn. Sự nghiệp văn học của Người gắn liền với sự nghiệp cách mạng cứu nước cứu dân.
– Ở Hồ Chí Minh văn cũng tức là người. Văn thơ của Người phản ánh tâm hồn cao đẹp và cuộc đời vĩ đại của Người.
– Không tự coi mình là nhà văn nhà thơ, nhưng Hồ Chí Minh lại để lại một di sản văn hóa vô cùng quý giá cho dân tộc và nhân loại.
– Do điều kiện hoạt động cách mạng ở nước ngoài nên sáng tác của Hồ Chí Minh viết bằng ba thứ tiếng: Pháp, Hàn , Việt.
– Sáng tác của Hồ Chí Minh trên nhiều thể loại nhưng chủ ý là trên ba lĩnh vực sau: văn chính luận, truyện và kí.
2. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác
– Chiều tối được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh thể hiện một tâm hồn nhạy cảm với thời gian, một lòng yêu cuộc sống của người tù cộng sản.
-Bài thơ lấy cảm hứng trên đường chuyển lao, một hành trình đầy gian khổ của Hồ Chí Minh qua khắp các tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc.
–Chiều tối là nhật kí một đoạn đường khi chiều muộn,chặng cuối cùng của một ngày đầy ải, lúc người tù đã qua một ngày đi đường gian lao.
b) Bố cục
-Bài thơ gồm hai phần:
+Hai câu trên: Cảnh thiên nhiên lúc chiều tối.
+Hai câu dưới: Cảnh sinh hoạt của con người.
III. Tìm hiểu chi tiết
1.Hai câu thơ đầu
a) Về hình ảnh
-Chọn hai hình ảnh để khắc họa khung cảnh núi rừng:
” Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
-Câu 1 : Mở ra khung cảnh và sự mệt mỏi cả cánh chim đang tìm về chốn nghỉ ngơi
Câu 2: Không gian trên trời cao: Những chòm mây đang trôi lững lờ
→ Đây có thể là hình ảnh thực xuất hiện trong ánh mắt của người tù khi ấy.
-Hai hình ảnh này mở ra trong suy nghĩ người đọc liên tưởng đến cảnh hoàng hôn
b) Về bút pháp
-Bút pháp chấm phá:
+ Câu thơ gợi ra cả không gian và thời gian
+ Lấy điểm gợi diện: gợi cả khung cảnh thiên nhiên chiều muộn , bức tranh ráng chiều gợi lên sự âm u.
-Bút pháp tả cảnh ngụ tình: Cảnh vật khoác trên mình tâm trạng của con người
-Phép nhân hóa “quyển điệu” /”cô vân” không chỉ gợi lên hình ảnh của không gian mà còn gợi lên trạng thái của sự vật: cánh chim mỏi mệt mỏi đang tìm về chốn nghỉ ngơi
→ Hai câu thơ gợi lên sự tinh tế trong tâm hồn thi sĩ: lắng nghe được cái mệt mỏi của cánh chim rừng bay mải miết sau một ngày tìm chốn nghỉ và chòm mây cô đơn trên tầng không.
-Hai câu thơ gợi sự cô đơn mệt mỏi đượm buồn vì khi đólà cảnh chiều-hoàng hôn . Cánh chim cũng đã mệt mỏi sau ngày dài
2. Hai câu thơ sau
-Hai câu thơ cuối gợi tả khung cảnh sinh hoạt của con người:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”.
-Câu thơ mở ra khung cảnh lao động của những con người miền núi miền đất lạ : họ chăm chỉ cần mẫm
-Có sự vận động của không gian, từ cảnh thiên nhiên chuyển sang cảnh sinh hoạt con người.
-Bức tranh của cuộc sống gợi lên qua hai hình ảnh: cô gái xóm núi và lò than hồng.
→ Hình ảnh thiếu nữ miền sơn cước bên lò than hồng xay ngô – một công việc lao động quen thuộc của những con ngươi nơi đây .Chính nhờ có con người đã làm ấm lên cho bức tranh niền núi hoang sơ vắng vẻ .Những hình ảnh về cuộc sống lao động đời thường ấy đã mang đến sức sống cho khung cảnh vốn làm người ta chạnh lòng và cô quạnh. Chính những hình ảnh đó là trung tâm và là điểm nổi bật cho bài thơ.
→ Bài thơ thể hiện rõ phong cách thơ của Hồ Chí Minh: Yêu đời yêu người yêu thiên nhiên dù đó là con người là cảnh vật ở 1 miền đất lạ nhưng với Bác một người có tâm hồn cao thượng thì dù đó là ở đâu thì những con người mang trong mình vê đẹp bình di thì đó chính là những con người đáng được trân trọng yêu thương
-Hai câu thơ kết còn diễn tả sự vận động của thời gian một cách tự nhiên: từ chiều đến tối, nhờ thủ pháp lấy sáng gợi tối quen thuộc thông qua hình ảnh lò than hồng
+"Xay hết lò than đã ửng hồng"
+"Hồng" nhãn tự cho cả bài thơ nó toát lên sự ấm áp , chữ hồng còn thể hiện cho lí tưởng niềm tin cách mạng luôn rực cháy
→Qua hình ảnh lò than hồng nơi xóm núi ấy, bài thơ khắc họa một tâm hồn yêu cuộc sống , luôn hướng về ánh sáng và sống đầy lạc quan và niềm tin vào sự tươi sáng cho cuộc đời
III. Tổng kết
-Nội dung: Bài thơ Chiều tối mang chất thơ của lòng yêu cuộc sống yêu thiên nhiên , con người . Dẫu những hình ảnh cảnh chiều mang vẻ đẹp rất cổ điển song nó vẫn mang tinh thần hiện đại bởi bài thơ là sự giao hòa giữa tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh- một tâm hồn thi nhân yêu và trân trọng cái đẹp cùng một tinh thần thép luôn lạc quan vượt mọi hoàn cảnh dù là khó khăn gian khổ vẫn luôn hướng tới một ánh "Hồng" trong cuộc đời cách mạng
-Nghệ thuật:
+Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
+Bút pháp chấm phá
Bài tập:
Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về chất thép và chất tình trong, ba bài thơ đã học của Bác: Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù, tập leo núi. Từ chất thép, chất tình đó, anh (chị) hiểu được gì về con người Bác và phong cách thơ Hồ Chí Minh
+Đó là nghị lực phi thường và dũng khí lớn của người cộng sản trong hoàn cảnh tù đày:
– Trên đường giải tù: Bị “giải đi sớm” trong đêm tối, gió lạnh, đường xa, nhưng vẫn ung dung, bình tình, chủ động vượt qua hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh trong tư thế một người chiến sĩ:
Chinh nhân dĩ tại chỉnh đồ thượng Nghênh diện thu phong trận trận hàn (Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mặt đêm thu trận gió hàn.)
Khi mới ra tù, chân yếu, mắt mờ vẫn kiên trì, quyết tâm tập luyện để nhanh chóng về với tổ quốc, đồng bào, đưa phong trào cách mạng tiến lên giành thắng lợi. Người đã tự mình trèo lên đến tận đỉnh Tây Phong Lĩnh cao vời vợi, và chất thép thể hiện ở chỗ người đã ung dung vượt qua và chiến thắng cuộc leo núi vô cùng gian nan, vất vả này: Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh … Đây chính là chất thép trong thơ thể hiện rõ chất thép trong con người, trong cuộc đời thực của Bác lúc bấy giờ.
– Tinh yêu thiên nhiên:
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn (Giải đi sớm)
+ Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ. (Mới ra tù, tập leo núi)
– Tình yêu con người, yêu cuộc sống:
+ Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò thản đã rực hồng. (Chiều tối)
+ Hơi ẩm bao la ôm trùm vũ trụ
Người đi thi hứng bỗng thèm nồng. (Giải đi sớm)
– Tình yêu nước son sắt, cháy bỏng: Thể hiện ở ỷ nghĩa nhắn tin của bài thơ Mới ra tù, tập leo núi và một số hình tượng thơ trong bài thơ đó:
+ Hình ảnh “Lòng sông gương sáng bụi không mờ” nói lên lòng yêu nước sắt son của Bác.
+ Hình ảnh một con người yêu nước, nhớ nước da diết, muốn về ngay đất nước để hành động:
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh và như nhớ bạn xưa.
c) Chất thép và chất tình hòa quyện với nhau tự nhiên, đẹp đẽ như nó vốn là như vậy: trong thép có tình,trong tình ngời ánh thép.
2, Từ chất thép, chất tình trong thơ Bác ta thấy được được gì về con người Bác và phong cách thơ Hồ Chí Minh
a) Một con người đẹp:đẹp vì thép cứng rắn, vì tình cao cả, nhưng đẹp nhất chính là sự hài hòa giữa thép và tình đệ làm nên một con người bình thường mà vĩ đại, vừa gần gũi lại khiến mọi người phải kính trọng, khâm phục, yêu quý.
b) Một phong cách thơ đẹp mang nét riêng của nhà thơ Hồ Chí Minh: sự hài hòa lí tưởng, tuyệt đẹp giữa thép và tình, giữa chiến sĩ và thi sĩ như vôn nó có.
=>Từ chất thép và chất tình trong thơ Bác, ta không chỉ hiểu sâu sắc một Con Người Đẹp và một phong cách thơ đẹp mà ta còn rút ra một bài học sâu sắc về đạo làm người và cách làm nghệ thuật
ĐỀ 2 :Phân tích bài thơ "Chiều tối" để thấy sự hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT :
MỞ BÀI:
• Tập thơ Nhật ký trong tù: là tập thơ nổi tiếng, gồm hơn 100 sáng tác của Hồ Chí Minh ra đời trong hai không gian khá tách biệt: trong tù ngục, và trên đường lưu đày, chuyển lao.
• Mộ (Chiều tối) là một bài thơ xuất sắc nhất trong những bài thơ viết về hành trình chuyển lao của người tù.
• Bài thơ Mộ nói riêng và tập thơ Nhật ký trong tù nói chung là sự tỏa sáng của một tâm hồn lớn, một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn. Bài thơ Mộ càng trở nên nổi bật hơn bao giờ hết bởi trong nó là một sự hài hòa tuyệt vời giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.
II.THÂN BÀI:
1.Giải thích:
a. Cổ điển:
• Vẻ đẹp cổ điển là những đặc điểm đã trở thành mẫu mực của thơ ca truyền thống phương Đông, tiêu biểu là nền thơ Đường.
• Vẻ đẹp cổ điển được thể hiện trên các phương diện Nội dung & Hình thức.
- Nội dung:
+ Thơ cổ điển phong phú, giàu cảm hứng về thiên nhiên, tất cả các bài thơ cổ thi đều mang cảm hứng thiên nhiên. Mỗi bài một vẻ, mỗi bài một đặc điểm khác nhau nhưng đều thể hiện cảm hứng phong phú về thiên nhiên
+ Nhân vật trữ tình: thường thể hiện một tư thế, phong thái ung dung, điềm tĩnh, an nhiên, tự do tự tại. Dường như đó là những con người mà thân đã hóa vào thiên nhiên, vũ trụ. Thế giới sống của họ đã hòa nhịp vào thời gian, vào vũ trụ...
- Hình thức:
+ Tính quy phạm chặt chẽ từ thể loại, niêm luật, số lượng câu chữ hạn định, tính hàm súc, cô đọng
+ Tính tạo hình của ngôn ngữ
+ Bút pháp: tả cảnh ngụ tình
+ Chất liệu thơ: sử dụng những hình ảnh giàu tính ước lệ, tượng trưng
b. Hiện đại:
- Nội dung:
+ Bài thơ thể hiện tinh thần của thời đại mới, thời đại cách mạng, thể hiện ở chất thép của người chiến sĩ
+ Nhân vật trữ tình: người chiến sĩ cách mạng trong lao tù
- Nghệ thuật:
+ Không gian trong thơ Đường tĩnh tại, yên tĩnh, lặng lẽ, trầm lắng nhưng không gian trong Nhật ký trong tù/ Mộ thì luôn luôn vận động mạnh mẽ, cảm xúc, hình tượng luôn luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai...
+ Thi liệu: trong thơ ca cổ điển, thi liệu mang tính ước lệ; trong thơ ca hiện đại, chất liệu thơ là chất liệu của hiện thực tươi tắn, đi vào thế giới nghệ thuật...
c. Sự hòa hợp:
- Là một sự hòa hợp, gắn bó nhuần nhuyễn, tưởng chừng như không thể phân biệt rạch ròi giữa cổ điển và hiện đại
- Biểu hiện: một bức tranh thiên nhiên hay một hình tượng nhân vật trữ tình ở góc độ này thì thấy vẻ đẹp cổ điển, còn ở một góc độ khác lại thấy được vẻ đẹp hiện đại
2. Phân tích:
a. Vẻ đẹp cổ điển:
- Nội dung:
+ Cảm hứng: thiên nhiên
+ Hình tượng cái tôi trữ tình: gần gũi, quen thuộc (cổ thi)
. Tư thế của nhà thơ trong khoảnh khắc ngày tàn ngước lên trên bầu trời, tư thế của một thi nhân đang ngắm nhìn thiên nhiên vận động một cách say mê, với một phong thái ung dung tự tại
- Nghệ thuật:
+ thể thơ tứ tuyệt -> đặc trưng nổi bật: tính hàm súc, đa nghĩa, giàu sức gợi, ý tại ngôn ngoại
+ thủ pháp nghệ thuật Đường thi, phong cách hội họa phương Đông, ... Tất cả được chấm phá bởi những nét thần tình, ghi lại linh hồn tạo vật, sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình
+ sử dụng từ ngữ: chắt lọc, đẽo gọt cẩn thận -> giàu ý nghĩa, sinh động, có những chữ đã trở thành nhãn tự "hồng"
b. Vẻ đẹp hiện đại:
- Cảm hứng: tính nhân đạo
- Hình tượng nhân vật trữ tình: người chiến sĩ cách mạng trong thử thách của ngục tù, nổi bật là một phong thái ung dung, tự tại, biết làm chủ bản thân mình, vượt lên trên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh
-> Hình tượng người chiến sĩ với những vẻ đẹp nổi bật: tâm hồn lớn, trí tuệ lớn, nghị lực, ý chí sắt đá... Tất cả được tô đậm trong từng dòng thơ rất rõ nét
- Nghệ thuật:
+ có sự vận động về cảm xúc, hình tượng, tư tưởng
. 2 câu đầu: cảm hứng thiên nhiên
. 2 câu sau: cảm xúc thơ đã hướng về cuộc sống, con người
+ những thi liệu bài thơ sử dụng: cánh chim, chòm mây, sơn nữ ... rất giàu tính ước lệ, nhưng đặt vào hoàn cảnh sáng tác, thì đó là những chất liệu có thực trong những trang nhật ký của Hồ Chí Minh, trong những ngày bị lưu đày, những cảm xúc thực, tình cảm thực, sự kiện thực
c. Mối quan hệ giữa cổ điển và hiện đại:
- 2 câu thơ đầu thiên về vẻ đẹp cổ điển: cảm hứng, thi liệu, bút pháp
+ với tính chất của "nhật ký", không gian, thời gian, chi tiết trong bài thơ là hiện thực của cuộc sống trong một chuyến lưu đày mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải trải qua -> không gian, thời gian, sự kiện có thực -> chất liệu thơ mang tính hiện thực
+ thi nhân mang một phong thái ung dung tự tại, đặt trong hoàn cảnh sáng tác lại hiện lên một nhân vật trữ tình, một cái tôi trữ tình rất hiện đại: cái tôi trữ tình của người chiến sĩ cách mạng trong thời kỳ cách mạng
+ cảm hứng thiên nhiên đã lấp lánh chất thép: người chiến sĩ vượt lên trên hoàn cảnh để hòa tâm hồn mình vào thiên nhiên -> chất thép dạn dày được tôi luyện trong hoàn cảnh
- 2 câu cuối: đậm tô nét hiện đại
Tình yêu con người
Tình yêu cuộc sống
Sự tìm thấy niềm vui trong cuộc sống và sự trân trọng cuộc sống thực tại
-> Tất cả làm bật lên một vẻ đẹp cổ điển: toàn bộ vẻ đẹp của câu thơ lấp lánh nhờ nhãn tự "hồng"
III.KẾT BÀI:
- Hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại là một đặc điểm nổi bật của phong cách Hồ Chí Minh trong tập Nhật ký trong tù
-> vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh là một sự giao thoa của tinh hoa văn hóa, của truyền thống và những vẻ đẹp tâm hồn hiện đại của người thi sĩ, của người chiến sĩ
- Mộ (Chiều tối) là một bài thơ nhỏ nhưng chứa đựng vẻ đẹp của một tâm hồn lớn: có sự hài hòa giữa vẻ đẹp tâm hồn người thi sĩ và vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ
-> tạo nên sức sống vượt thời gian của bài thơ Chiều tối nói riêng và tập thơ Nhật ký trong tù nói chung