VẤN ĐỀ 1: PHẢN ỨNG NHIỆT PHÂN

 

LÍ THUYẾT

1. Nhiệt phân muối nitrat

- Tất cả các muối nitrat đều bị nhiệt phân tạo sản phẩm X + O2

a. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại K, Ba,Ca, Na…( kim loại tan) thì sản phẩm X là muối nitrit ( NO2-)

            VD: 2NaNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2NaNO2 + O2

                        2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2

b. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại Mg → Cu thì sản phẩm X là oxit + NO2

            VD: 2Cu(NO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2CuO + 4NO2 + O2

                        2Fe(NO3)3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$Fe2O3 + 6NO2 + $\frac{3}{2}$O2

Lưu ý: nhiệt phân muối Fe(NO3)2 thu được Fe2O3 ( không tạo ra FeO )

            2Fe(NO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe2O3 + 4NO2 + ½ O2

c. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại sau Cu thì sản phẩm X là KL + NO2

                VD: 2AgNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Ag + 2NO2 + O2

2. Nhiệt phân muối cacbonat ( CO32- )

- Muối cacbonat của kim loại kiềm không bị phân hủy như Na2CO3, K2CO3

- Muối cacbonat của kim loại khác trước Cu bị nhiệt phân thành oxit + CO2

            VD: CaCO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CaO + CO2

            MgCO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ MgO + CO2

- Muối cacbonat của kim loại sau Cu bị nhiệt phân thành KL + O2 +  CO2

            VD: Ag2CO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$2Ag + ½ O2 + CO2

- Muối (NH4)2CO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2NH3 + CO2 + H2O

3. Nhiệt phân muối hidrocacbonat ( HCO3-)

- Tất cả các muối hidrocacbonat đều bị nhiệt phân.

- Khi đun nóng dung dịch muối hidrocacbonat:

Hidrocacbonat $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cacbonat trung hòa + CO2 + H2O

            VD: 2NaHCO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Na2CO3 + CO2  + H2O

            Ca(HCO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CaCO3 + CO2 + H2O

- Nếu nhiệt phân hoàn toàn muối hidrocacbonat

            + Muối hidrocacbonat của kim loại kiềm $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$Cacbonat trung hòa + CO2 + H2O

                                    VD: 2NaHCO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Na2CO3 + CO2  + H2O

            + Muối hidrocacbonat của kim loại khác $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Oxit kim loại + CO2 + H2O

                        VD: Ca(HCO3)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}},ho\text{ }\!\!\grave{\mathrm{a}}\!\!\text{ n}toan}$CaO + 2CO2 + H2O

3. Nhiệt phân muối amoni

- Muối amoni của gốc axit không có tính oxi hóa $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Axit + NH3

            VD:     NH4Cl $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ NH3 + HCl

                        (NH4)2CO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2NH3 + H2O + CO2

- Muối amoni của gốc axit có tính oxi hóa $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ N2 hoặc N2O  + H2O

            VD:     NH4NO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ N2O + 2H2O

                        NH4NO2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ N2 + 2H2O

                        (NH4)2Cr2O7 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cr2O3 + N2 + 2H2O

4. Nhiệt phân bazơ

- Bazơ tan như NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 …không bị nhiệt phân hủy.

- Bazơ không tan nhiệt phân tạo oxit + H2O

            VD:     2Al(OH)3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Al2O3 + 3H2O

                        Cu(OH)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CuO + H2O

Lưu ý: Fe(OH)2 $\xrightarrow{{{t}^{o}},kh\text{ }\!\!\hat{\mathrm{o}}\!\!\text{ ng}cokhongkhi}$ FeO + H2O

            2Fe(OH)2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$Fe2O3 + 2H2O

 

CÂU HỎI

Câu 1: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

A. Fe3O4.                     B. FeO.                       C. Fe2O3.                     D. Fe.

Câu 2: Phản ứng nhiệt phân không đúng là

A. NH4NO2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ N2 + 2H2O                        B. NaHCO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ NaOH + CO2

B. 2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2                       C. NH4Cl $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ NH3 + HCl

Câu 3: Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là:

            A. KMnO4, NaNO3.   B. Cu(NO3)2, NaNO3. C. CaCO3, NaNO3.     D. NaNO3, KNO3.

Câu 4: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là:

A. Ag, NO2, O2.          B. Ag2O, NO, O2.       C. Ag, NO, O2.           D. Ag2O, NO2, O2.

šŸ›

 

VẤN ĐỀ 2: PHẢN ỨNG ĐIỆN PHÂN

 

LÍ THUYẾT

I. Điện phân nóng chảy

- Thường điện phân muối clorua của kim loại mạnh, bazơ của kim loại kiềm, hoặc oxit nhôm

+ Muối halogen: RCln $\xrightarrow{dpnc}$R + $\frac{n}{2}$Cl ( R là kim loại kiềm, kiềm thổ)

+ Bazơ: 2MOH$\xrightarrow{dpnc}$2M + ½ O2 + H2O

+ Oxit nhôm: 2Al2O3 $\xrightarrow{dpnc}$ 4Al + 3O2

II. Điện phân dung dịch.

1. Muối của kim loại tan

- Điện phân dung dịch muối halogenua ( gốc –Cl, -Br …) có màng ngăn, tạo bazơ + halogen + H2

VD: 2NaCl + H2O $\xrightarrow[comangngan]{dp\text{dd}}$2NaOH + Cl2 + H2 

- Điện phân dung dịch muối halogen nếu không có màng ngăn, Cl2 sinh ra phản ứng với dung dịch kiềm tạo nước giaven.

            VD: 2NaCl + H2O $\xrightarrow[khongmangngan]{dp\text{dd}}$NaCl + NaClO + H2

2. Muối của kim loại trung bình yếu: khi điện phân dung dịch sinh kim loại

a. Nếu muối chứa gốc halogenua ( gốc –Cl, - Br …): Sản phẩm là KL + phi kim

            VD: CuCl2 $\xrightarrow{dp\text{dd}}$Cu + Cl2

b. Nếu muối chứa gốc có oxi: Sản phẩm là KL + Axit + O2

            VD:     2Cu(NO3)2 + 2H2O $\xrightarrow{dp\text{dd}}$2Cu + 4HNO3 + O2

                        2CuSO4 + 2H2O $\xrightarrow{dp\text{dd}}$ 2Cu + 2H2SO4 + O2

3. Muối của kim loại tan với gốc axit có oxi, axit có oxi, bazơ tan như NaNO3, NaOH, H2SO4

- Coi nước bị điện phân:         2H2O $\xrightarrow{dp\text{dd}}$ 2H2 + O2

 

CÂU HỎI

Câu 1: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4  và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42− không bị điện phân trong dung dịch)

A. b > 2a.                    B. b = 2a.                    C. b < 2a.                    D. 2b = a.

Câu 2: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra

A. sự oxi hoá ion Cl-.  B. sự oxi hoá ion Na+.   C. sự khử ion Cl-.    D. sự khử ion Na+.

Câu 3: Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:

A. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.

B. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl–.

C. Đều sinh ra Cu ở cực âm.

D. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.

Câu 4: Có các phát biểu sau:

1 Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

2 Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5.

3 Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.

4 Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Các phát biểu đúng là:

A. 1, 3, 4.        B. 2, 3, 4.        C. 1, 2, 4.        D. 1, 2, 3.

Câu 5: Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng (anot tan) và điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng graphit (điện cực trơ) đều có đặc điểm chung là

A. ở anot xảy ra sự oxi hoá: Cu→  Cu2+   +  2e.

B. ở catot xảy ra sự khử: Cu2+   +  2e →  Cu.

C. ở catot xảy ra sự oxi hoá: 2H2O  +  2e →  2OH–  + H2.

D. ở anot xảy ra sự khử: 2H2O →  O2   +  4H+   +  4e.

Câu 6: Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì

A. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl .

B. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl− .

C. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl− .

D. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl− .

Câu 7: Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Trong quá trình điện phân, so với dung dịch ban đầu, giá trị pH của dung dịch thu được

A. tăng lên.     B. không thay đổi.      C. giảm xuống.           D. tăng lên sau đó giảm xuống.

šŸ›

 

VẤN ĐỀ 3: PHẢN ỨNG NHIỆT LUYỆN

 

LÍ THUYẾT

1. Khái niệm

- Là phản ứng điều chế kim loại bằng các khử các oxit kim loại ở nhiệt độ cao bằng H2, CO, Al, C

2. Phản ứng

CO                                                                  CO2                       (1)

H2          +  KL-O    $\xrightarrow{toC}$ KL +          H2O                 (2)

Al                                                                    Al2O3               (3)

C                                                                     hh CO, CO2    (4)

Điều kiện:

- KL phải đứng sau Al trong dãy hoạt điện hóa ( riêng CO, H2 không khử được ZnO)

            K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe....

Vd:      CuO + CO → Cu + CO2

            MgO + CO → không xảy ra.

- Riêng phản ứng (3) gọi là phản ứng nhiệt nhôm ( phản ứng của Al với oxit KL sau nó ở nhiệt độ cao)

CÂU HỎI

Câu 1: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, FeO, ZnO, MgO.        B. Cu, Fe, Zn, Mg.      C. Cu, Fe, Zn, MgO.  D. Cu, Fe, ZnO, MgO.

Câu 2: Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.                        B. Al tác dụng với CuO nung nóng.

C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.                        D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.

Câu 3.Câu 36-CD11-259: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:

A. FeO, MgO, CuO.   B. PbO, K2O, SnO.     C. Fe3O4, SnO, BaO.  D. FeO, CuO, Cr2O3.

Câu 4: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm

A. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3.                 B. Al2O3, Fe và Fe3O4.

C. Al2O3 và Fe.                                   D. Al, Fe và Al2O3.

Bài viết gợi ý: