BỘ ĐỀ THI THPTQG CHUẨN CẤU TRÚC - ĐỀ 15
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút.
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau:
TIA BÌNH MINH TỪ CỬA ĐẤT
[...]
Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ... mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng?
Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương...
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, trích từ tập thơ “Mẹ và Em”, Nguyễn Duy)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2. Nêu những yếu tố ca dao xuất hiện trong đoạn trích?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ "bờ ao đom đóm chập chờn/trong leo lẻo những vui buồn xa xôi”?
Câu 4. Nhà thơ gửi gắm những cảm xúc nào khi nhớ về mẹ?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Lời hát ru trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.
Câu 2 (5 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn văn sau:
“Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng..." (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
“Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức...” (Chí Phèo - Nam Cao)
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI
Câu 1 |
Văn bản được viết theo thể thơ lục bát. |
Câu 2 |
Những yếu tố ca dao xuất hiện trong đoạn trích: + Thể thơ: thể thơ lục bát rất phổ biến trong ca dao dân ca Việt Nam. + Hình ảnh: trái hồng trái bưởi mùa thu, tháng năm trải chiếu đếm sao, sông Ngân hà, thằng Bờm quạt mo, bờ ao đom đóm, mẹ hát ru, chỗ ướt mẹ nằm,... là những hình ảnh xuất hiện nhiều trong ca dao. + Lời ca dao: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương. |
Câu 3 |
Biện pháp tu từ: + Đảo ngữ: Vị ngữ được đảo lên trước Chủ ngữ: Trong leo lẻo những vui buồn xa xăm. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Vui buồn (cảm xúc) - trong leo lẻo (thị giác). Tác dụng: + Về hình thức: Tạo nhịp điệu cho lời thơ, giúp lời thơ giàu hình ảnh, giàu sức gợi khi đảo tính từ trong leo lẻo lên đầu câu thơ, vừa tả làn nước ao, vừa diễn tả sự soi thấu tâm can tác giả với những xúc cảm về mẹ. + Về nội dung: Gợi lại và làm nổi bật những hình ảnh quen thuộc gắn với mẹ và tuổi thơ của tác giả, đan xen trong đó là những cảm xúc sâu lắng, vui buồn lẫn lộn, nỗi nhớ mẹ và kí ức tuổi thơ. |
Câu 4 |
- Về hình thức: 5-7 dòng, diễn đạt mạch lạc. - Về nội dung: nỗi nhớ da diết; niềm kính trọng, biết ơn; tình yêu thương vô bờ,... Sau đây là một ví dụ: Nghĩ về mẹ, nhà thơ Nguyễn Duy như quay cuốn phim dọc thời thơ ấu. Ở đó, kí ức nào cũng gợi cho nhà thơ nỗi nhớ da diết về người mẹ tảo tần, chân chất, yêu con bằng tình yêu vô bờ. Những hình ảnh chân thực, giản dị về mẹ: trải chiếu nằm đếm sao trong đêm tháng năm, là trái bòng trái bưởi Trung thu, là lời hát ru à ơi ơi à,... Nỗi nhớ về mẹ đan xen với những kỉ niệm hạnh phúc ngọt ngào khiến cho bất kì người con nào cũng bất chợt nghĩ đến mẹ, đến những điều chẳng bao giờ có thể mờ phai. |
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:
•Xác định đúng vấn đề nghị luận.
•Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí.
•Đảm bảo bố cục: mở - thân - kết, độ dài 200 chữ.
•Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đàm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Câu |
Nội dung |
Đoạn văn |
Nêu vấn đề |
+ Vấn đề
+ Giải thích |
+ Lời hát ru trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. + Lời hát ru thường là những câu ca dao, dân ca được mẹ hoặc bà hát khi chúng ta còn bé. |
Luận bàn |
Vai trò của hát ru đối với mỗi người. |
+ Là tiếng hát êm ả giúp ta đi vào giấc ngủ. + Là tình yêu thương dành cho chúng ta. + Là những ước mong, hi vọng về tương lai tươi sáng, cuộc sống êm đềm được bà, mẹ gửi gắm qua câu hát. + Là lời tâm tình, bồi đắp cho tâm hồn mỗi người. |
Phản biện |
Sẽ ra sao nếu không có lời ru? |
Ngày nay, nhiều cha mẹ ngại ru con, cho con nghe nhạc để ngủ ngon. |
Giải pháp |
Nhận thức |
Tiếng ru không chỉ là lời hát để đi vào giấc ngủ, quan trọng hơn, nó là biểu hiện cho tình yêu thương, sự nâng niu. |
Liện hệ |
Bài học cho bản thân |
Quý trọng và lưu giữ những bài hát ru thuở nhỏ. Mong tiếng hát ru còn mãi ngân vang trong những gia đình Việt. |
Câu 2 (5 điểm)
Yêu cầu chung: 0,5 điểm
Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ. Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung: 4,5 điểm
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Vợ chồng A Phủ, Chí Phèo - Dạng bài: So sánh - Yêu cầu: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của hai trích đoạn, chỉ ra được sự độc đáo, điểm chung của từng đoạn. |
||
TIẾN TRÌNH LÀM BÀI |
||
KIẾN THỨC |
HỆ THỐNG Ý |
PHÂN TÍCH CHI TIẾT |
CHUNG
|
Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm |
- Tô Hoài là nhà văn lớn, trong quá trình cầm bút, không ít những tác phẩm đã mang lại cho nhà văn những thành tựu lớn. Tô Hoài là nhà văn có sức viết khỏe, để đời nhiều tác phẩm mà có lẽ đến nay, hiếm có nhà văn nào đạt được cả về số lượng sáng tác lẫn thành tựu sáng tác như vậy. Đồng thời, ông cũng là nhà văn giỏi về phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, về miêu tả thiên nhiên, các phong tục tập quán. - Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc. |
|
Nêu vị trí đoạn trích |
- Vợ chồng A Phủ : Mị là người con gái H’Mông đẹp người, đẹp nết và căng tràn sức sống nhưng số phận của Mị trở nên tăm tối khi Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà Pá Tra. Trong một đêm tình xuân khi mà muôn vật đang ở thì tươi đẹp; rộn ràng khắp nơi. Mị uống rượu và thả hồn theo giai điệu của tiếng sáo Mèo; Mị nhớ lại thời kỳ xuân xanh của mình; mùa xuân đến được đi chơi; được đắm chìm trong giai điệu của tiếng sáo Mèo; được đi theo tiếng gọi của trái tim và tình yêu mãnh liệt. Đoạn trích là một trong những phân đoạn hay nhất thể hiện bút lực đi sâu miêu tả, khắc họa tâm lý của nhà văn Tô Hoài. - Chí Phèo: Sau khi ra tù và trước khi gặp Thị Nở, Chí lúc nào cũng trong tình trạng say khướt. Thế nhưng từ khi gặp Thị và có tình yêu vỏn vẹn trong 5 ngày, Chí Phèo đã giữ cho mình luôn tỉnh táo. Rồi sau 5 ngày, hắn bị Thi cự tuyệt. Chí Phèo trở về với rượu, men rượu là thứ để Chí Phèo giải khuây trong lòng. Trong lúc uống rượu hắn đau khổ khi nhận ra bi kịch của bản thân. Đoạn trích đã lột tả được trạng thái đau khổ của một kẻ bị cự tuyệt tình yêu, cự tuyệt quyền làm người. |
TRỌNG TÂM |
Đối sánh |
Điểm chung: + Đây đều là hai đoạn văn giàu bút lực, minh chứng cho tài năng khắc họa, đi sâu, chạm khắc nổi tâm lý, trạng thái nhân vật tài tình của nhà văn. Có thể gọi hai đoạn này là tiêu biểu nhà văn tạo nên khoảng lặng đầy ý nghĩa để khơi sâu dòng suy nghĩ, phần bên trong của nhân vật. + Hai nhân vật chính đều tìm đến rượu như một chất xúc tác của tâm hồn. Men rượu khiến người ta mụ mị, chìm vào miên man, giúp xóa nhòa thực tại, gạt đi nỗi đau đang dày vò. Thế nhưng, trong lúc này, rượu như bất lực trước một tâm hồn bị thương tổn, đang quá tỉnh táo. |