BỘ ĐỀ THI THPTQG CHUẨN CẤU TRÚC- ĐỀ 19
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút.
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản:
HOA VÀ ĐẤT
(1) Khi con ra đời
Cha gọi con là nụ hoa
Cha gọi con là ngọn gió
Cha gọi con là mặt trời
Cha gọi con bằng tất cả
Những từ ngữ đẹp nhất trên đời
(2) Khi ấy
phía sau vừng sáng của con là bóng mẹ
rất âm thầm
Mẹ không làm thơ không viết văn
nên chỉ gọi con bằng con của mẹ.
Đôi mắt mẹ thâm quầng thiếu ngủ
bao nhiêu đêm con khó nhọc trong người
mẹ gầy đi, mẹ nhỏ nhoi
đi đứng, vào ra như chiếc bóng
để dành cho cha niềm hạnh phúc
cho cha chạy nhảy trong nhà
cho cha đích thực được làm cha
mẹ tiêu hao quá nhiều sinh lực
cha chỉ thức vài hôm
Mẹ có mấy khi được ngủ
nằm xuống, ngồi lên đêm hóa thành ngày
dòng sữa dành cho con
mẹ nổi gân tay
Đã có bài thơ nào cho mẹ của con đây
Cha không nhớ ra một điều đơn giản nhất
nụ hoa nào có thể ra đời
thiếu sự cưu mang của đất.
(Hoa và đất, Đỗ Trung Quân, dẫn theo http://thivien.net)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Nêu phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Nhan đề của tác phẩm là “Hoa và đất”. Hãy giải thích hình tượng hoa và đất trong bài thơ.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ trong khổ (1) của bài thơ?
Câu 4. Trong những thông điệp rút ra từ văn bản, anh/ chị ấn tượng nhất với thông điệp nào?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viết đoạn văn 200 chữ nêu suy nghĩ về đức hi sinh của người phụ nữ vĩ đại - Mẹ.
Câu 2 (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cải độc đáo, vì vậy, nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình”. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cảm nhận của anh/ chị về những đoạn văn sau:
[...] Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng...
[...] Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân... Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vi rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về...
(" Người lái đò sông Đà"- Nguyễn Tuân)
[...] Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng...
[...] Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả...”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI
Câu 1: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2: Hoa là hình tượng ẩn dụ cho người con. Đứa trẻ sinh ra xinh xắn, đáng yêu như đóa hoa tươi tắn, thơm tho. Đất là hình tượng ẩn dụ cho người mẹ. Mẹ sinh ra ta, vất vả, nhọc nhằn, nhận lấy phần thô ráp, xấu xí để cho con luôn mạnh khỏe, bụ bẫm. Mẹ như nguồn sống, nuôi dưỡng mỗi đứa trẻ cả về thể xác và tâm hồn như đất mẹ cần cù cung cấp chất màu cho cây trái ngọt, hoa tươi.
Câu 3: Biện pháp tu từ:
+ Điệp ngữ: lặp lại cụm từ "Cha gọi con là "
+ Điệp cấu trúc: lặp lại cấu trúc câu "Cha gọi con là..."
+ Liệt kê: các từ ngữ tác giả dùng để gọi đứa trẻ: nụ hoa, ngọn gió, mặt trời, tất cả từ ngữ đẹp đẽ trên đời.
Tác dụng:
+ Về hình thức: Tạo nhịp điệu cho lời thơ, giúp lời thơ giàu hình ảnh, giàu sức gợi.
+ Về nội dung: Với cha, con như là mọi điều đẹp đẽ và quý giá nhất của tự nhiên. Qua đó, diễn tả tình yêu tha thiết, niềm hạnh phúc vô bờ của người cha khi nói về con.
Câu 4
- Về hình thức: 5-7 dòng, diễn đạt mạch lạc.
- Về nội dung: tình yêu gia đình, cách yêu thương của cha và mẹ, đức hi sinh của mẹ, tình cha con, tình mẹ con (tình mẫu tử), chữ Hiếu,...
Sau đây là một ví dụ:
Mẹ yêu con bằng những cái ôm. Cha yêu con bằng bờ vai vững chắc. Cha nghiêm khắc. Mẹ dịu dàng. Chẳng khó để nhận ra cách yêu thương của cha mẹ dành cho con cái. Mỗi người có cách biểu hiện khác nhau nhưng giống nhau ở tình yêu vẹn tròn, vô bờ và vô điều kiện. Con cái như đóa hoa thơm đầu cành thì cha mẹ sẵn sàng là cội rễ thương yêu và chăm sóc. Bởi vậy, hãy nghĩ về gia đình, về cha mẹ với những ý nghĩ trân trọng và yêu thương nhất.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:
•Xác định đúng vấn đề nghị luận.
•Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí.
•Đảm bảo bố cục: mở - thân - kết, độ dài 200 chữ.
•Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đàm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Có nhiều hướng trình bày ý kiến, sau đây chỉ là một gợi ý:
Nêu vấn đề |
+ Giải thích |
+ Đức hi sinh là sự quên mình vì người khác. => Là phẩm chất quý giá của con người, nâng cao giá trị con người. => Mẹ là hình tượng cao quý và chân thực nhất |
Luận bàn |
+ Nguồn gốc của đức hi sinh + Biểu hiện |
+ Nguồn gốc: tình yêu thương tha thiết + Biểu hiện: Mẹ yêu thương con vô điều kiện: sinh thành, dưỡng dục...mà chấp nhận hạn chế về thời gian cho bản thân, chấp nhận sự xấu xí về vóc dáng. => Con trưởng thành bằng chính sự hi sinh của mẹ. |
Phản biện |
Hi sinh vô điều kiện |
Hi sinh vô điều kiện có thể dẫn đến sự ỷ lại của con cái, thái độ vô ơn. |
Giải pháp |
+ Hành động + Nhận thức |
+ Mẹ thương con không có nghĩa là làm hộ con, mà là hướng dẫn để cho con có thể tự lập và vững vàng trong cuộc đời. |
Liện hệ |
Bài học cho bản thân |
+ Kính trọng mẹ + Nỗ lực không ngừng. |
Câu 2 (5 điểm)
Yêu cầu chung: 0,5 điểm
Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ. Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung: 4,5 điểm
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ -Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Ai đã đặt tên cho dòng sông, Người lát đò Sóng Đà -Dạng bài: bàn luận một ý kiến, so sánh -Yêu cầu: So sánh phong cách nghệ thuật của hai nhà văn, đồng thời giải thích bình luận về ý kiến: vãn chương là cái lĩnh vực của sự độc đáo, |
||
TIẾN TRÌNH LÀM BÀI |
||
KIẾN THỨC |
HỆ THỐNG Ý |
PHÂN TÍCH CHI TIẾT |
CHUNG
0,5 điểm |
Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm |
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 ở Huế, nhưng quê gốc ở Quảng Trị, là nhà văn có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể loại bút kí, tùy bút. Tác phẩm của ông luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình; giữa nghị luận sắc bén với trình bày giàu chất thơ và sự vận dụng tổng hợp tri thức triết học, địa lí, lịch sử, văn hoá... Lối hành văn trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường thường hướng nội, súc tích, mê đắm và rất mực tài hoa. Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết năm 1981 bằng tình yêu, sự gắn bó hơn nửa cuộc đời với mảnh đất, cảnh vật, con người xứ Huế. Tác phẩm được in trong tập bút kí cùng tên năm 1986. Ban đầu, tác giả đặt tên là: Hương ơi, e phải mày chăng? Vị trí trích đoạn thuộc phần đầu của thiên tùy bút, gồm những trích đoạn hay nhất khi nhà văn miêu tả con sông Hương ở thượng nguồn và ở ngoại vi thành phố. Giải thích ý : - Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo: Nghệ thuật nói chung, văn chương nói riêng là lĩnh vực của cái độc đáo, độc đáo trong việc đi tìm cái đẹp của cuộc sống để tạo nên tác phẩm, trong việc sáng tạo nên cái đẹp, cái riêng của tác giả ở tác phẩm. |
TRỌNG TÂM |
Ai đã đặt tên cho dòng sông ? |
- Vẻ đẹp ở thượng nguồn: + Bản trường ca để nói về sự hùng vĩ, cái mênh mang, cái âm vang của sông Hương trong không gian Trường Sơn. Bản trường ca ấy cất lên mãnh liệt giữa núi rừng đại ngàn, cuồng nhiệt và mạnh mẽ, say đắm và tha thiết. + Trong bản trường ca ấy, có hai nốt chủ âm để làm nên khúc trình tấu của sông Hương ở thượng nguồn. Trước hết đó là những nốt mạnh, với sự réo rắt, cao trào những cung bậc: rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy, Và những nốt lặng ngân nga: khi sông Hương dịu dàng say đắm chảy qua những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Tất cả đã tạo nên sự mê đắm, hoang dại đầy quyến rũ. - Vẻ đẹp ở ngoại vi thành phố: vẻ đẹp đa sắc màu: + Sông Hương ở ngoại vi thành phố miêu tả lại thuỷ trình của dòng sông khi chảy về với Huế, nhưng trong cảm quan nhà văn, đó là cuộc hành trình của người con gái Hương giang tìm đến với người tình xứ Huế. Vẻ đẹp của sông Hương là vẻ đẹp được tô điểm qua thử thách.Khi chảy qua lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, giống như là một bể lọc lớn, để nước sông Hương trở nên xanh thẳm, phải chăng giống như người con gái, sông Hương đang tự làm mới mình. |
SO SÁNH
1 điểm |
So sánh |
- Tương đồng: Điểm gặp nhau giữa Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường: Đi tìm cái đẹp và thể hiện cái đẹp bằng ngòi bút tài hoa, độc đáo tạo được nét riêng, mới lạ qua hình ảnh dòng sông. Qua những đoạn văn, hai tác giả thể hiện nét tài hoa, độc đáo trong phong cách nghệ thuật của mình, sự tỉ mỉ, kỳ công khi khắc họa hình tượng. - Khác biệt: + Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác: luôn nhìn sự vật, hiện tượng ở nhiều góc độ để khám phá, phát hiện; vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực, tổng hợp cảm nhận của các giác quan để khám phá đối tượng. Tất cả làm nên phong cách Nguyễn Tuân vừa độc đáo vừa phong phú. + Ẩn trong câu chữ biến hóa là vẻ đẹp lấp lánh ánh sáng trí tuệ, tri thức và cả chất phong tình, tài hoa, lãng mạn từ tâm hồn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tất cả làm nên một Hoàng Phủ Ngọc Tường độc đáo, sâu sắc mà tràn đầy cảm xúc... |
|
Đánh giá, bàn luận |
- Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, sông Đà như một công trình thẩm mĩ, một kì công nghệ thuật mà thiên nhiên ban tặng con người với hai đặc điểm: hung bạo, dữ dội và thơ mộng, trữ tình. - Trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường là khám phá của tác giả về vẻ đẹp vừa “phóng khoáng và man dại ” vừa “dịu dàng và say đắm” của dòng sông, là kết quả của trí tưởng tượng đầy tài hoa. Cảnh sông ở đây được khắc họa với những hình ảnh đầy ấn tượng bằng năng lực |