ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 5
Môn thi: NGỮ VĂN
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Cái quý giá nhất trển đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là ‘năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đủng - sai... biết được mình là ai, biết sổng vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc Sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cải gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khỉ con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một "nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày '"sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Hạnh phúc là một quyền mà bất cứ ai đều được hưởng. Nó không phân biệt với bất kì ai. Bạn chưa được hạnh phúc chẳng qua là do bạn không làm gì để có được nó mà thôi. Hạnh phúc là đơn sơ nhưng nó cũng không đến với những ai không xứng đáng.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là "nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn "nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những "con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khỉ biết chọn cho mình một lẽ sổng phù hợp roi song hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc! ,
(Để chạm vào hạnh phúc, Giản Tư Trung)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3: Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”.
Câu 4: Theo quan điểm riêng của mình, anh (chị) chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc làm những việc lớn hay làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Vì sao? (Nêu ít nhất hai lí do trong khoảng 6 - 8 dòng).
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết cảm nhận và chẩp nhận chứ không đến với những kẻ truy lùng hạnh phúc”.
Câu 2 (5,0 điểm): Đọc đoạn văn dưới đây:
Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu ít con cả về làm bữa cúng má trước khi dời bàn thờ sang nhà chủ, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò. Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dội lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kẻo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội.
Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sẩn, kéo cái khăn trên cố xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thế rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.
Hai chị em khiêng má băng tẳt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác.
(Trích Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi, SGK Ngữ văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam)
Cảm nhận chi tiết hai chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm trong đoạn văn trên. Từ đó, anh (chị) hãy liên hệ đến hình ảnh người chí sĩ yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu và hình ảnh người anh hùng trong bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão để nhận xét về lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam hiện nay.
-------------------- HẾT --------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên:
- Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm người, làm việc, làm dân.
- Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn.
=> Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những vệc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ.
Câu 3:
- Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu khác có hàm ý.
- Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt... và “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa...
Câu 4: Nêu ít nhất hai lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân.
- “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng.
- Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm dam mê, cội nguồn của sáng tạo.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2 điểm)
A. Về kĩ năng
- Biết viết một văn bản nghị luận xã hội với độ dài đúng quy định.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ; lập ý sáng tạo; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...; hành văn mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, chính tả.
B. Về kiến thức
1. Giải thích
- “Hạnh phúc” là cảm giác vui sướng, mãn nguyện khi ta đạt được những mong ươc tốt đẹp, lành mạnh của chính mình. Ta chỉ có thể đạt được “hạnh phúc” khi ta biết “cảm nhận” mà thôi, nghĩa là phải biết lắng nghe, đón nhận vẻ đẹp của cuộc sống. Điều này đòi hỏi ta phải có một trái tim thật tinh tế và nhạy cảm.
- “Chấp nhận” là thái độ thỏa mãn, nâng niu, ưân trọng và vui vẻ với những gì mình đang có.
- “Những kẻ truy lùng” đó là những kẻ khao khát có được hạnh phúc đến điên đảo, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe để đạt được tham vọng.
=> Câu nói trên thực sự đã chỉ ra cho chúng ta một phương thức, một con đường tìm đến với niềm vui trong cuộc sống: hạnh phúc luôn luôn tồn tại và chờ đợi những ai biết trân trọng giá trị mình đang có, tham vọng quá đáng không bao giờ mang lại hạnh phúc thực sự.
2. Chứng minh và bàn luận
- Câu nói trên có lẽ chính là kim chỉ nam cho những ai đang loay hoay trên con đường kiếm tìm “hạnh phúc” và có giá trị thức tỉnh những ai đang “than thân trách phận”.
- “Hạnh phúc” chỉ đến với những ai biết “cảm nhận và chấp nhận” mà thôi. Thượng Đế ban tặng hạnh phúc cho trước hết là cho những ai biết cảm nhận. Vì họ chính là người có trái tim nhạy cảm, biết lắng nghe, yêu thương, chia sẻ và biết đón nhận vẻ đẹp của cuộc đời. Nhờ đó mạ tâm hồn họ luôn luôn rộng mở, nhẹ nhàng, thanh thản, thỏa mãn và vô cùng phong phú.
- “Chấp nhận” là những người biết cảm nhận là những người có trái tim thì những ai biết chấp nhận là những người có một khối óc, một trí tuệ mẫn tiệp, nhìn sâu và xa hơn người khác. Không phải ai cũng nhận ra được giá trị của những gì mình đang có và không phải ai cũng hiểu được thể nào là cuộc sống đích thực, cuộc sống thì phải có cả chông gai lẫn đỉnh vinh quang, cả những gam màu xám bên cạnh những vì sao lấp lánh.
- Còn với những “kẻ truy lùng hạnh phúc” khắp nơi, hạnh phúc sẽ lụôn luôn trốn chạy. Trên thực tế, những kẻ truy lùng hạnh phúc khắp nơi không hề có khái niệm đúng về hạnh phúc, thứ mà họ có, chỉ có hai từ “tham vọng”: là giàu sang, là vật chất hay thứ gì đó lớn lao lắm. Đã không hiểu thể nào là hạnh phúc, liệu có khi nào ta đã may mắn, ở trong hoàn cảnh tốt đẹp hơn kẻ khác mà nhận ra đó là hạnh phúc và rồi hài lòng, mãn nguyện đâu? Hơn nữa, đã là một kẻ đầy tham vọng, thì không dễ gì hài lòng với những gì mình đạt được. Thứ mà họ nhận được chỉ là nỗi đau khổ, hậm hực vì không thỏa mãn; họ quá bận bịu, quay cuồng đê nghĩ xem làm cách nào đạt được tham vọng, thậm chí là dùng mọi thủ đoạn sai trái. Vậy thì còn thời gian nào dành cho những khoảnh khắc lắng lòng mình lại mà cảm nhận, mà hưởng thụ chính đáng?
Và liệu, đó có phải là hạnh phúc mà họ đang ráo riết “truy lùng”? Đáng thương thay những kẻ luôn “than thân trách phận” hay “ôn nghèo kể khổ”, cả một đời luôn thấy mình bất hạnh và cuộc đời bất công với mình.
- Đảng phê phán thay những kẻ tham ô công quỹ, làm “hạnh phúc” cho bản thân dựa trên sự hao hụt, suy yếu dần của đất nước. Cũng thật đáng tiếc cho những ai không biết nâng niu quý trọng những gì mình đang có, để rồi khi vĩnh viễn mất đi một thứ mới biết rằng mình đã từng có nó...
- Tuy nhiên, “cảm nhận” và “chấp nhận” không có nghĩa là ta cho phép mình tự mãn, thỏa hiệp, mặc cho số phận an bài. “Cảm nhận và chấp nhận” thôi, chưa đủ, chúng ta còn phải hành động, cố gắng, nỗ lực không ngừng thì mới có được “hạnh phúc” đích thực bởi trên đời này, không có thành quà nào tự nhiên mà có cả.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Cần nhận thức sâu sắc về cách để dựng xây hậnh phúc cho chính mình, “hạnh phúc” là những gì đơn giản, gần gũi nhất quanh ta, hãy mở lòng và đón nhận cuộc sống này.
- Đồng thời, ta cũng không quên hành động, nỗ lực không ngừng để “hạnh phúc” với ta càng thêm ý nghĩa.
- Hãy đặt ra các dự định cụ thể, liên tục nâng các mục tiêu của mình lên để cầu tiến chứ không cầu toàn, khát vọng chứ không tham vọng.
Câu 2 (5 điểm)
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
Việt Nam ơi!
Đất nước của những người con gái, con trai Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép
Xa nhau không hể rơi nước mắt
Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt.
(Chúng con chiến đẩu cho người sổng mãi Việt Nam ơi!, Nam Hà)
Cuộc kháng chiến chống Mĩ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã lùi xa vào dĩ vãng, tiếng bom rơi đạn nố và mùi cay sè của thuốc súng cũng đã nằm sâu trong lòng đất. Thế nhưng mỗi khi đọc lại những câu thơ này, ta tưởng như thấy lại những năm tháng hào hùng của thời chống Mĩ, với những chàng trai, cô gái từ giã làng quê, mái trường, người thân ra trận với quyết tâm vì một ngày đoàn viên. Những người lính ấy “sung sướng được làm người con đất nước' (chữ dùng của Nam Hà), khi ra trận “băng tới trước quân thù như triều như thác, trút hờn căm để làm nên những vinh quang bất diệt” (Nam Hà). Nét đẹp ấy, đã gợi cho chúng ta liên tưởng đến truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi.
- Dẫn ra vấn đề nghị luận
+ Là một nhà văn cầm súng đã ngã xuống giữa chiến trường như một chiến sĩ thực sự, Nguyễn Thi đã để lại nhiều tác phẩm rất có giá trị, những tác phẩm mà mỗi trang sách còn khét mùi đạn bom, cháy đỏ lửa căm thì quân xâm lược và xanh ngời một niềm lạc quan. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Thi ta phải kể đến tác phẩm Những đứa con trong gia đình. Nối bật trong tác phẩm là đoạn văn vẫn được nhiều người cho là hay nhất truyện: đoạn tả hai chi em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má, sang nhà chú Năm: “Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu ít con cá về làm bữa cúng má trước khi dời bàn thờ sang nhà chủ, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò... Hai chị em khiêng má băng tẳt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi đế lội hết đồng này sang bưng khác”.
2. Thân bài
2.1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm
- Nguyễn Thi (1928 – 1968) là một người con của đất Bắc nhưng sống, chiến đấu và gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ. Do đó, làm nên một Nguyễn Thi trong nền văn học dân tộc không phải là cảm hứng về những gì lạ lẫm, xa vời, bay bổng, mà là mẹ, là đất, là quê hương, làng xóm, những cái gắn bó ruột rà, thân thiết với đời sống thuần hậu và còn rất nhiều cực khổ của con người.
- Nguyễn Thi là cây bút có biệt tài phân tích tâm lí sắc sảo. Văn Nguyễn Thi giàu chất hiện thực, đầy những chi tiết dữ dội, ác liệt của chiến tranh, vừa đàm thắm chất trữ tình với một ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam Bộ. Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng, truyện được in trong tập Truyện và kí, xuất bản năm 1978. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ - những con người giàu lòng yêu nước, gắn bó với quê hương mà tiêu biểu nhất là Việt và Chiến.
2.2. Chi tiết nghệ thuật và vị trí của đoạn trích trong tác phẩm
- “Chi tiết nghệ thuật” trước hết là những yếu tố về ngôn ngữ, lời văn được dùng để diễn tả nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Nếu trong thơ, chi tiết có thể là một từ như: “ngửi” (Tây Tiến, Qụang Dũng), một hình ảnh tu từ như: “Nhìn nắng hàng cau nắng mời lên” (Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Từ)... Thì trong tác phẩm tự sự chi tiết có thể là lời nói của nhân vật, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, đồ vật, cảnh tượng, hoặc có khi là một tình tiết của cốt truyện.
- Đọc Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, chúng ta mãi không thể quên được chi tiết hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm. Sau khi được chú Năm ủng hộ, xin anh cán bộ tuyển quân ghi tên cho cả hai cùng đi tòng quân một đợt, chị em Chiến, Việt cắt đặt việc nhà gọn gàng chu đạo. Buổi sáng ngày lên đường, hai chị em làm cơm cúng má. Chị Chiến vào bếp nấu cơm, Việt đi câu cá. Cúng má, cơm nước xong, mấy chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Hai chị em mỗi người một đầu khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, băng tắt qua bãi đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác.
2.3. Cảm nhận đoạn văn
a. Tình thương mẹ sâu sắc, tình chị em cảm động
- Chỉ trong gần một nửa trang giấy nhưng đoạn văn trên đã gây xúc động sâu sắc cho người đọc. Xúc động bởi đoạn văn đã chạm tới một miền tâm tưởng thuộc thế giới tâm linh của người Việt. Trong đời sống tinh thần, người Việt tin rằng có một thế giới khác, thế giới mà con người sẽ trú ngụ sau khi rời khỏi chốn dương gian. Quan niệm như vậy cho nên họ luôn cho rằng ngưởi đã chết chỉ thác về thể xác còn linh hồn thì vẫn tinh anh. Linh hồn vẫn có thể đi về giữa hai thế giởi ấy. Từ đó ngưới Việt lập ra bàn thờ để cúng người đã khuất. Bàn thờ trở thành nơi gặp gỡ của vong linh người đã khuất với những người thân trong gia đình.
- Trong buổi sáng trước giờ lên đường tòng quân, hai chị em Chiến, Việt đã cho mượn hoặc đem cho hết đồ đạc trong nhà, riêng bàn thờ má thì đem gửi. Điều đó chứng tỏ bàn thờ má là những gì thiêng liêng nhất trong cuộc sống mà hai chị em đều trân trọng, giữ gìn, nâng niu. Quê hương, đất nước, Tổ quốc trước hết thể hiện ở nơi bàn thờ. Phải chăng, đó còn là lời nhắn nhủ: thế hệ trước đã hi sinh, nhưng họ sẽ sống mãi trong lòng những đứa con, sẽ luôn là lời nhắc nhở thế hệ sau phải tiếp nối truyền thống? Sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại càng tô đậm nét văn hóa truyền thống có từ ngàn đời của dân tộc. Thật đúng là:
Nước chúng ta
Nước của những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)
Má đã mất nhưng trong giờ phút khiêng bàn thờ má đem gửi, hai chị em cảm nhận được sự hiện diện gần gũi của má đâu đây. Hai chị em dường như đang nói cùng má: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”. Những cảm nhận của hai chị em Chiến, Việt cho ta hiểu đã không còn khoảng cách của hai thế giới của người còn sống và người đã khuất. Những đứa con đã thấy hình bóng mẹ trở về trong tâm tưởng, trong không gian “thoảng mùi hoa cam". Và hình như còn có cả bước chân lội đồng bì bõm của má trên con đường quen thuộc xưa má đi và nay hai chị em đang bước qua.
=> Đoạn văn xúc động bởi tác giả cho chúng ta tin rằng đã có một cuộc gặp gỡ cảm động giữa hai chị em Chiến, Việt và người mẹ đã khuất. Còn cuộc gặp gỡ nào cảm động hơn cuộc gặp gỡ ẩy!
b.Tình yêu nước gắn liền lòng căm thù giặc cướp nước
- Đoạn văn miêu tả một trạng thái của cảm xúc rất khó diễn tả thành lời, đó là niềm căm thù. Chưa bao giờ Việt thấy rõ như thế - mối thù thàng Mĩ. Mối thù ấy có thể “rờ thấy được”, “vì nó đang đè nặng ở trên vai", có thể cân đong được. Bàn thờ má đã “vật chất hóa” cái vốn vô hình đó là mối thù đối với thằng giặc đã giết ba má Việt. Nếu không có bom đạn của kẻ thù thì giờ này Việt sẽ được má xoa đầu, lấy cơm cho ăn. Nếu không có bom đạn của quân cưóp nước thì giờ này đâu có bàn thờ má nặng trên vai. Cảm nhận sức nặng của bàn thờ chính là hiểu được gánh nặng của mối thù phải trả. Hai chị em Chiến, Việt đã đi qua những trận đánh khốc liệt chính là từ những cảm nhận cụ thể này về mối thù sâu nặng của gia đình đối với kẻ thù xâm lược.
- Đoạn văn của Nguyễn Thi đã nói lên một cách cô đọng nhất, hình ảnh nhất về cuộc chiến đấu của dân tộc: có yêu thương thì có căm thù, người đã mất nhưng mối thù ở lại đang lên tiếng đòi phải trả. Dân tộc Việt Nam bước đến ngày khải hoàn chính từ những nỗi yêu thương, những niềm căm thù cụ thể đó. Chị em Chiến, Việt dáng vóc khỏe, to, dang cả thân người lên nhấc bổng bàn thờ má. Nghĩa là thế hệ sau đã cứng cáp, trưởng thành. Những đứa con trong gia đình đã đủ sức để bay xa, xa hơn cha mẹ. Để họ đưa truyền thống ấy hòa vào biển lớn của dân tộc:
Ôi Đất Nước sau bổn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời này đã hỏa núi sông ta.
(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)
2.4. Nhận xét và đánh giá
- Lối kể chuyện lôi cuốn, có sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ qua hình ánh hai chị em khiêng bàn thờ má trên “con đường hồi trước má vẫn đi". Đó là con đường thân quen "men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam", gợi hình ảnh người má đã tần tảo ‘lội hết đồng này sang bưng khác".
- Chất sử thi hiện lên ngay trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ngôn ngữ giàu chất hiện thực, đậm màu sắc Nam Bộ, gọn gàng, giản dị, thiên về mô tả hành động, thể hiện tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ.
2.5. Liên hệ
a. Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
- Bài thơ nói về chí làm trai là phải dám đối diện với cả trời đất để khẳng định mình trước cuộc đời, trước vũ trụ bao la. Phan Bội Châu đã vượt qua những giới hạn của tầng lớp nho sĩ mà ý thức sâu sắc về hoài bão và sứ mệnh của mình. Con người dám đổi mặt với cả trời đất, vũ trụ để khẳng định mình, vượt lên mộng công danh thường gắn liền với hai chữ trung hiếu để vươn tới lí tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn.
- Chí nam nhi thôi thúc Phan Bội Châu phải có một hành động xứng đáng, phi thường: Xuất dương. Và lời từ biệt đầy hào khí trước khi xuất dương đã thể hiện một khát vọng, tư thế lên đưởng mang vẻ đẹp lãng mạn.
- Khát khao lớn lao của cái tôi trữ tình đang cuộn trong những lớp sóng bạc, gió lớn, khuấy động những đợt sóng lòng dào dạt sục sôi của một thế hệ thanh niên ưu tú nặng lòng với non sông đất nước, gạt bỏ tất cả để “xuất dương” cầu học tập, tiến bộ.
b. Bài thơ Tỏ lòng
- Bài thơ Tỏ lòng đã gợi ra hình ảnh người anh hùng thời Trần với vẻ đẹp đầy hùng tâm, tráng chí. Tác giả đã khắc họa hình ảnh kì vĩ của người anh hùng cứu nước trên nền hào hùng của thời đại. Người anh hùng ấy thật mạnh mẽ, bền gan vững chí trong hành trình chiến đẩu bảo vệ đất nước.
- Không chỉ đẹp ở sự kì vĩ, lẫm liệt, hào hùng, hình tượng người anh hùng còn đẹp bởi cái chí, cái tâm cao cả. Đó là con người ôm ấp hoài bão, lí tưởng thật cao đẹp. Với Phạm Ngũ Lão, lí tưởng sống mà Ông hướng tới là đánh giặc lập công để đền ơn vua, báo nợ nước. Lí tưởng cao đẹp ấy được thê hiện qua món nợ công danh và nỗi thẹn với vĩ nhân. Hùng tâm tráng chí của người anh hùng được thể hiện ở ngay nỗi “thẹn”– thẹn chưa có tài mưu lược lớn như Vũ hầu (Gia Cát Lượng) đời Thục Hán để trừ giặc cứu nước. Đây là cách nói thể hiện khát vọng, hoài bão được đem hết tài trí để cống hiến cho đất nước.
2.6. Nhận xét về lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam hiện nay
- Dù ở bất kì thời đại nào thì tình yêu quê hương đất luôn luôn là nguồn mạch chảy trong trái tim của mỗi người con Việt.
- Trong cuộc sổng hiện nay, mỗi người cần sống có lí tưởng, hoài bão có mục đích cao đẹp, bởi: “Những khát vọng tốt đẹp chính là cơn gió đẩy con thuyền cuộc đời mặc dù nó vẫn thường gây nên những cơn giông tố” (Saíontaine), và “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lỉ tưởng thì không cỏ phương hướng kiên định mà không có phương hướng thì không có cuộc sống'” (L. Tôn-xtôi). Chính vì vậy, mỗi người hãy hướng tới lí tưởng sống cao đẹp ngày nay là cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hãy luôn rèn luyện, phấn đấu làm việc tận tụy và cống hiến hết mình.
- Là thế hệ mùa xuân của đất nước, tuổi trẻ chúng ta càng phải xác định được lí tưởng sống của mình: “Sống là cho chết cũng là cho” (Tạm biệt, Tố Hữu). Tuổi trẻ cần cảnh giác với tâm lí, hoặc là tự thỏa mãn với chút công trạng của mình hoặc đòi hỏi đất nước phải “trả công” cho mình. Hãy xác định đóng góp công sức để xây dựng đất nước là nghĩa vụ thiêng liêng,và “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc...” . Đặc biệt giờ đây khi đất nước đang còn nhiều khó khăn, đang phải “neo mình đầu sóng cả”, mỗi người hãy nhận thức được đúng đắn vai trò của mình.
- Bên cạnh đó, cũng cần phải phê phán nhũng con người có lối sống vị kỉ, không có lí tưởng, mục đích sống. Bởi như vậy là họ đang tự hủy hoại chính bản thân, cuộc sống cửa họ “đang rỉ đi, đang mòn ra, đang nổi váng”.
- Mỗi người chúng ta hãy luôn sống có lí tưởng, khát vọng, nhân cách cao đẹp. Và hình ảnh hai chị em Chiến, Việt; nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu; người anh hùng thời Trần với vẻ đẹp kì vĩ, lẫm liệt, với lí tưởng sống cống hỉến sẽ luôn cháy sáng trong mỗi tâm hồn Việt Nam. Đó cũng là hành trang quý giá nâng bước cho mỗi chúng ta trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Kết bài
- Đoạn văn đã khắc họa được vẻ đẹp trong tâm hồn, tình cảm của Chiến và Việt - những con người giàu lòng yêu quê hương, đất nước. Chính sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và đất nước đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho con người Việt Nam. Trong tâm hồn Chiến và Việt, tình cảm đối với gia đình và quê hương là động lực để họ ra đi chiến đấu. Hiện thực cách mạng gay gắt cho thấy vận mệnh dân tộc, giai cấp trở thành vấn đề của mỗi gia đình, mỗi cuộc đời.
- Nhà văn đã chọn lọc chi tiết tiêu biểu, giọng văn tự nhiên giàu cảm xúc. Chiến và Việt - người thanh niên trẻ, người chiến sĩ trẻ giữa vùng sông nước đất phương Nam, đã đi vào tác phấm như một hình tượng nghệ thuật sống, con người mang nặng tình với gia đình, với quê hương, đất nước mãi mãi là vẻ đẹp của tuổi trẻ đất phương Nam thời chống Mĩ. Vì Chiến và Việt đã biết:
Hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)