Đề 1:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Phiên âm

Nhân nhàn quế hoa lạc,

Dạ tĩnh xuân sơn không.

Nguyệt xuất kỉnh sơn điều

Thời minh tại giản trung.

Dịch thơ

Người nhàn hoa quế nhẹ rơi,

Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh.

Trăng lên, chim núi giật mình,

Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi.

(Ngô Tất Tố dịch)

( Khe chim kêu, Tr163-164, SGK Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD 2006)

Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

1/ Xác định thể thơ phần phiên âm và dịch thơ ?

2/ Xác định âm hữu thanh và âm vô thanh trong bài thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của những âm thanh đó ?

3/ Quan hệ giữa động và tĩnh trong bài thơ được thể hiện như thế nào ?

4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Vương Duy.

Trả lời:

1/ Thể thơ phần phiên âm : ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật ; thể thơ phần dịch thơ là lục bát.

2/ Âm hữu thanh và âm vô thanh trong bài thơ :

-Âm hữu thanh : tiếng chim núi giật mình, tiếng chim kêu trong khe suối ;

-Âm vô thanh : hoa quế rụng, đêm im lặng, trăng lên.

Hiệu quả nghệ thuật của những âm thanh đó: thể hiện sự tĩnh lặng trong đêm xuân và lòng người.

3/ Quan hệ giữa động và tĩnh trong bài thơ : giữa người với cảnh vật và giữa đêm trăng thanh tĩnh với tiếng chim kêu. Mối quan hệ này thể hiện cảm xúc tinh tế, là sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên. cảnh vật tĩnh lặng, tâm hồn thi sĩ cũng tĩnh lặng theo.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ;

-Nội dung: Qua bài thơ, người đọc thấy được nhà thơ có một tâm hồn thanh tĩnh, tinh tế, tâm hồn có thể cảm nhận được cả hoa quế rụng cùng những trăng, chim núi trong đêm xuân. Một tâm hồn thi sĩ nhàn tản đến vậy mới có thể đồng cảm trước khung cảnh thiên nhiên ấy. Đó là một tâm hồn bình yên trong thiên nhiên tĩnh lặng.

Bài viết gợi ý: