Đề 1:
Dâu già lá rụng tằm vừa chín,
Lúa sớm bông thơm cua béo ghê,
Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt
Dầu vui đất khách chẳng bằng về
( Hứng trở về, Tr142, SGK Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD 2006)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
1/ Nêu chủ đề của văn bản trên?
2/ Xác định phép liệt kê trong 2 dòng thơ đầu? Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê đó là gì?
3/ Văn bản trên gợi người đọc liên tưởng đến 2 câu ca dao : Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Xác định điểm chung giữa thơ Nguyễn Trung Ngạn và 2 câu ca dao đó ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về niềm tự hào dân tộc của tuổi trẻ hôm nay.
Trả lời:
1/ Văn bản trên có chủ đề: Bài thơ thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả. Tình yêu ấy thể hiện bằng nỗi nhớ quê hương và sự gắn bó tha thiết với cuộc sống hết sức bình dị ở quê nhà.
2/ Phép liệt kê trong 2 dòng thơ đầu : Dâu già – tằm vừa chín-Lúa-Cua béo
Hiệu quả nghệ thuật: Qua phép liệt kê, những cảnh sắc và sự vật hiện lên rất cụ thể đến từng chi tiết, khác hẳn với tính chất trừu tượng ước lệ trong thơ Đường. Cả một bức tranh quê sống dậy trong những đường nét, màu sắc, trạng thái rất sinh động, tươi tắn và tinh khôi. Từ đó, ta thấy nỗi nhớ quê da diết của nhà thơ khi đang đi sứ ở Trung Quốc.
3/ Điểm chung giữa thơ Nguyễn Trung Ngạn và 2 câu ca dao :
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ;
-Nội dung: từ niềm tự hào dân tộc của tác giả Nguyễn Trung Ngạn qua văn bản, thí sinh hiểu được tự hào dân tộc là gì ? Biểu hiện của lòng tự hào dân tộc ? Ý nghĩa của tinh thần tự hào dân tộc ? Rút ra bài học nhận thức và hành động dành cho tuổi trẻ hôm nay.