Phần I : Đọc hiểu (4.0đ)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thương, vươn lên trên tất cả những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi.Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm.”

( Trích Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi – Nguyễn Văn Thạc.)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.(1,0 điểm)

Câu 2. Nội dung của đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 3.Đặt nhan đề cho đoạn trích. (0,5 điểm) .Anh/chị cảm phục phẩm chất nào ở anh Nguyễn Văn Thạc, người liệt sĩ đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị khi chưa đầy 20 tuổi, trong đoạn trích trên ? (0,5 điểm)

Câu 4.Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1.0 điểm)

Đáp án :

Câu 1:(1,0 điểm)

  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
  • Điểm 0,5: Phong cách ngôn ngữ : sinh hoạt. Văn bản thuộc “ Nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi” Có tính cụ thể, cảm xúc, cá thể.
  • Điểm 0,25: Trả lời đúng phương thức : biểu cảm
  • Điểm 00: Trả lời sai hoặc không trả lời.
  • Câu 2:(1,0điểm)Nêu nội dung của văn bản:

    -Sự trăn trở để hướng đến cuộc sống .Qua đó ngợi ca lẽ sống cao đẹp của anh Nguyễn Văn Thạc.

    – Điểm 1, 0: Trả lời đúng hoặc tương tự nội dung trên.

    – Điểm 0,5: Trả lời chung chung, nhưng có ý tình yêu thương tạo nên sức mạnh nâng đỡ con người.

    – Điểm 00: Trả lời sai hoặc không trả lời.

    Câu 3:(1.0 điểm)

    Những phẩm chất của anh Nguyễn Văn Thạc:

    -Tâm hồn chính trực và cao cả; biết yêu và biết ghét ; biết cống hiến, hy sinh ; biết sống cao thượng ; dũng cảm ( 0.5đ)

    Nhan đề của đoạn trích :-Tâm hồn cao đẹp; Lẽ sống cao đẹp; Sự cống hiến và hy sinh…( Học sinh có thể viết nhiều nhan đề, giáo viên chọn nhan đề đúng nhất để cho điểm.)( 0.5đ)

    Câu 4:(1.0 điểm) Biện pháp tu từ :

    -Điệp ngữ : biết yêu, biết ghét, biết sống cao thượng, phải làm…

    Tác dụng : Khẳng định lẽ sống cao đẹp

    Bài viết gợi ý: