Một số khái niệm văn học
- Tình huống truyện
a, Khái niệm:
Hoàn cảnh bất bình thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm.
b, Phân loại tình huống truyện
- - Tình huống tâm trạng
- -Tình huống hành động
- - Tình huống nhận thức
- Tính dân tộc
a, Khái niệm:
Là một phẩm chất thuộc bản chất xã hội của văn học. Mỗi dân tộc đều có cuộc sống, cách cảm thụ thế giới và hệ giá trị riêng do truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tâm lí và ngôn ngữ tạo thành . Trong văn học, những yếu tố này được gọi là tính dân tộc.
b, Biểu hiện:
b.1 Trong nội dung:
-Thường ca ngợi truyền thống dân tộc, đặc điểm tâm hồn, cốt cách của dân tộc.
-Bức tranh thiên nhiên các dân tộc, các địa danh.
- Đặc trưng đời sống dân tộc.
- Ca ngợi những con người ưu tú của dân tộc.
- Đề cập đến những vấn đề có liên quan tới vận mệnh dân tộc.
b.2 Trong nghệ thuật
- Thể thơ lục bát thuần túy của dân tộc.
-Biện pháp tu từ quen thuộc.
- Cấu tứ quen thuộc.
-Giọng điệu quen thuộc.
3.Cảm hứng lãng mạn
Khái niệm: trong từng giai đoạn văn học: trong văn học từ năm 1930- 1945: cảm hứng lãng mạn là vươợt lên thực tế, thoát li hiện thực, đề cao tuyệt đối cái tôi ( thơ Mới) ,là niềm tin vào một xã hội lí tưởng(truyện lãng mạn)- có tính chất tiêu cực.
Trong văn học từ năm 1945-1975: cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm , cảm xúc vượt lên hiện thực, hướng tới lí tưởng, với niềm tin sắt đá- có tính chất tích cực.
Cụ thể là:
- Khẳng định phương diện lí tuưởng hóa của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới.
- Ca ngợi chủ nghĩa anh hung cách mạng.
- Tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc .
Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách , trong máu lửa của chiến tranh đã hướng tới ngày mai tươi sáng, trong gian khổ cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm no hạnh phúc . Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo thể hiện trong nhiều thể loại văn học( thơ, truyện…)
- Khuynh hướng sử thi
a, Khái niệm:
Khuynh hướng sử thi được hiểu là những tình cảm, cảm xúc tự hào, ngợi ca của tác giả về những vấn đề lớn lao quyết định đến vận mệnh chung của dân tộc, cộng đồng.
Tác phẩm viết theo khuynh hướng sử thi là tác phẩm đề cập đến những đề tài có ý nghĩa lịch sử và mang tính dân tộc.
b, Đặc điểm:
- Đề cập đến vấn đề chung của cộng đồng, của xã hội, của đất nước, những sự kiện mang tính lịch sử.
- Ngôn ngữ thuươờng có tiính chất trang trọng, giàu hình ảnh, có tính biểu tượng cao.
- Các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm mang cảm hứng sử thi, dù là những con người bình dị, thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, thành phần dân tộc….
- Các tác phẩm mang tính sử thi luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, vào thắng lợi của đất nước.
-Một số thủ pháp nghệ thuật khác: thủ pháp cường điệu, so sánh, lặp.. nhằm khắc họa nổi bật đối tượng.
- Chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng
a, Khái niệm:
- - Yêu nước là niềm tự hào, tự tôn dân tộc, là long căm thù giặc sâu sắc với ý chí quyết tâm dẹp loạn, giành độc lập tự do, là long trung quân ái quốc, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu sắc, tố cáo tội ác của giặc; khát vọng hòa bình. Bên cạnh đó còn thể hiện ở nhiều cung bậc cảm xúc: buồn vui, sung sướng, hả hê, tủi nhục, hân hoan….
- - Yêu nước anh hung cách mạng là yêu nước nhưng được soi sang dưới ánh sang lí tưởng cách mạng , được thử thách trong hoàn cảnh khốc liệt và được chứng minh qua 2 cuộc chiến của dân tộc: kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
b, Biểu hiện:
- - Lòng căm thù giặc, kiên cường chiến đấu bảo vệ đất nước.
- - Niềm tự hào với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- - Thái độ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước.
- - Khát vọng hòa bình, độc lập và ý thức trách nhiệm xây dựng đất nước.
- - Thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật phù hợp.