Bài làm

           Không biết đã bao nhiêu mùa thu đã trôi qua kể từ mùa từ tháng Tám của dân tộc . Chiến tranh đã qua đi trên mảnh đất Việt Nam thân yêu để lại bao mùa thu tươi đẹp của hòa bình, để lại lòng người bao chiến công của những anh hùng bất tử. Đọc thơ Quang Dũng, hồn người như được trở lại với những năm tháng hào hùng ấy khi nhà thơ đã tặc lên tượng đài người lính với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai mạch cảm xúc hào hùng và hào hoa.

          Tây Tiến là đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao lực lượng của địch. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, miền tây Thanh Hóa và Sầm Nứa ( Lào). Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến với cương vị là đại đội trưởng với bao người lính phần đông là những thanh niên Hà Nội gác bút nghiên với hành trang còn thơm mùi sách vở. Họ chiến đấu trong hoàn caảnh gian khổ, thiếu thốn vật chất, bệnh sốt rét rừng cướp bao nhiêu sinh mạng  của người lính còn hơn làn tên mũi đạn của kẻ thù. Nhưng chính những khó khan ấy lại càng tiếp thêm sức mạnh vô hình để đoàn quân anh dũng tiến về phía trước. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh( làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ) nơi đứa con tráng kiệt hào hoa Tây Tiến ra đời nơi gửi bao niềm thương và nỗi nhớ.

          Nếu ta từng bắt gặp hình ảnh người lính trong thời kháng chiến chống Pháp qua tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu thì hình ảnh người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng hoàn toàn khác, không phải là những người nông dân chân lấm tay bùn, giản dị và mộc mạc” Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” mà họ xuất thân từ tầng lớp tri thức, mang trong mình bao ước mơ và khát vọng. Vì lẽ đó, nguồn cảm xúc trong Tây Tiến cũng mang dấu ấn của chàng trai Hà Thành hào hùng và hào hoa.

          Hào hùng là vẻ đẹp kiêu hùng, anh dũng, một vẻ đẹp phẩm chất, cốt cách mạnh mẽ thuộc về ý chí. Cảm xúc hào hùng của tác phẩm được thể hiện qua hình ảnh bi tráng, bi mà không lụy làm nền cho nét hào hùng tỏa sáng. Hào hoa được tạo nên bởi bút pháp lãng mạn, bay bổng trong tâm hồn, lắng đọng trong cảm xúc. Hai mạch cảm xúc ấy hòa quện vào nhau, tôn nhau lên tạo thành hình tượng người lính tạc vào đá núi, tạc lên dáng đứng Việt Nam. Đoạn thơ thứ ba thể hiện rõ nét nhất sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa hai mạch cảm xúc hào hung và hào hoa.

          Cảm xúc hào hùng được thể hiện qua việc khắc họa chân dung người lính trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ.

                     Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

                     Quân xanh màu lá giữ oai hùm

          Điều kiện chiến đấu vất vả, nơi rừng thiêng nước độc, khó khăn, nguy hiểm luôn rình rập chỉ trực quật ngã ý chí con người. Đặc biệt là căn bệnh sốt rét rừng quái ác như trở thành chứng tích của một thời gian khổ.

                     Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

                     Sốt run người vầng chán ướt mồ hôi

                                                             ( Đồng chí- Chính Hữu)

          Hay trong tác phẩm” Cá nước” của Tố Hữu

                     Giọt giọt mồ hôi rơi

                     Trên má anh vàng nghệ.

          Sốt rét rừng khiến cho đoàn binh không mọc được tóc da xanh đi nhưng khúc xạ qua cái nhìn của Quang Dũng thì nó tạo lên khí chất anh hùng chủ động đón nhận hoàn cảnh” không mọc tóc” lá ngụy trang cùng màu xanh da người tạo lên khí chất dũng mãnh của chúa tể rừng già. Gian truân nhọc nhằn là thế nhưng người lính Tây Tiến như đạp lên tất cả, đứng cao hơn với phẩm chất anh hùng.

          Cảm xúc hào hùng còn được thể hiện trong việc miêu tả sức mạnh nội tâm của đoàn quân. Người lính Hà Thành luôn ý thức được sức mạnh của mình qua việc tác giả sử dụng cụm từ” đoàn binh”, gói ghém trong cụm từ đơn giản ấy thôi là bao niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào của người khoắc áo lính. Họ là con chim đại bàng lửa của Trường Sơn huyền thoại, cây săng lẻ của rừng già. Quang Dũng vị đại đội trưởng, người lính xướng một đoàn binh có sức mạnh của cả một sư đoàn lao về phía trước với lòng quyết tâm còn cao hơn núi. Đó còn là đôi ”mắt trừng”  như ánh đèn xuyên thấu màn đêm gửi về bên kia biên giới với lòng quyết tâm chất chồng, hướng về kẻ thù đầy nội lực.

          Tưởng rằng, gian khổ, bệnh tật, rừng núi lạnh bóng người đã làm chai sạn đi tâm hồn mộng mơ thủa nào, nhưng nó lại làm nền cho trái tim hào hoa lãng mạn ánh lên trên đường hành quân.

                     Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

                    Đêm mơ Hà Nội dáng kiểu thơm  

          Họ ra đi với bao thiếu thốn, không chỉ đối mặt với bom lửa đạn mà còn chịu ba khó khăn trên đường hành quân, họ cần lắm hậu phương vững chắc làm điểm tựa để con tim luôn dõi về. Ấy là lúc thủ đô hiện ra, một Hà Nội níu giữ bước chân người bởi ở đó có một tình yêu dang dở hay cũng là thứ tình cảm chưa thể gọi tên, có thể nó cảm xúc chưa ngỏ thành lời… đó không phải tư tưởng “ mộng rớt” của giai cấp tiểu tư sản mà là tâm hồn lãng mạn  tồn tại tất yếu trong con người, người lính không ngoại lệ.

          Người lính Tây Tiến cũng như bao anh hùng vệ quốc thời ấy ra đi mang theo ước mơ và lí tưởng cao đẹp thể hiện qua cảm xúc hào hùng của nhà thơ.

                     Rải rác biên cương mồ viễn xứ

                     Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Một lần nữa chúng ta bắt gặp độ tuổi đôi mươi bên cạnh độ tuổi thanh xuân của Thanh Thảo.

                     Chúng tôi đi chẳng tiếc đời mình

                     Tuổi hai mươi làm sao không tiếc

                     Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc.

Tuổi thanh xuân là quan trọng là quý giá đấy nhưng có một thứ còn quý hơn tuổi xanh, quý hơn tính mạng bản thân là sinh mạng của tổ quốc. ý thức được điề ấy người lính mang trong mình lời thề niềm tin quyết thắng. Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, để xây đài tự do cho dân tộc. Chỉ một hình ảnh ẩn dụ” đời xanh” thôi nhưng có sức lay động mạnh mẽ tới người đọc, niềm cảm phục trước thời đại anh hùng.

                    Áo bào thay chiếu anh nằm đất

                     Sông Mã gầm lên khúc độc hành

          Hai câu thơ thể hiện khả năng tột cùng của Quang Dũng đã dùng bút lực của mình để khắc họa hình tượng người lính vừa hào hùng vừa hào hoa. Bút pháp hiện thực được tác giả sử dụng vô cùng tinh tế với phép đối. Không trốn tránh hiện thực, sự hi sinh người lính Tây Tiến được khắc họa chân thực nhất. Chết đi không mảnh chiếu bọc thây chỉ có tấm áo mỏng manh nhiều mảnh vá nhưng điểm nhìn của Quang Dũng là chiếc “áo bào” của những chiến tướng ngày xưa ra trận, lấp lánh phẩm chất anh hung. Sự mất mát ấy nhẹ nhàng bao nhiêu đối với người lính thì nó càng đau đớn thét gào bấy nhiêu với thiên nhiên. Tôi tự hỏi tại sao cái chết đối với họ lại nhẹ nhàng đến thế không tiếng kêu than! Có lẽ bởi họ được trở về với sự bao bọc của đất mẹ, họ đã hoàn thành xong sứ mệnh của cả dân tộc giao cho : Xây đài tự do cho đất nước. Sự hi sinh của những người lính Tây Tiến như sự tự nghĩa của anh hùng.

          Tứ thơ là một khám phá, tình thơ là một tâm sự, mạch thơ là một hồi ức. Tất cả đêù hóa thân vào nhau nhất thể hóa trong một cấu trúc ngôn từ, sự hòa quện giữa hai mạch cảm xúc hào hùng và hào hoa. Trong nghệ thuật đối, hình ảnh người lính đôi lúc dữ dằn, mạnh mẽ nhưng có lúc đằm thắm lãng mạn, đó mới là cái tài của người nghệ sĩ khi tạc lên tượng đài của người lính vô danh. Họ ra đi để lại dáng đứng Việt Nam.

                     Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

                     Anh chẳng để lại gì cho riêng anh lúc lên đường

                     Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.

          Tây Tiến ơi! đã xa rồi những tháng năm bom đạn, bụi thời gian có thể làm mờ nhân ảnh nhưng chân dung anh, phẩm chất cốt cách anh như tiếp sức mạnh cho thế hệ sau tiếp bước, nguyện dâng hiến tuổi trẻ cho đất nước Việt Nam, hình hài tổ quốc nơi máu xương anh đã nhuộm màu.

                                         (Gửi tặng độc giả của LogaVN bài viết mà tôi từng viết trong đề thi thử THPTQG năm 2018)

 

 

 

 

 

Bài viết gợi ý: