PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0đ):

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới:

Cuộc đấu tranh cho sự thật, tôi nghĩ trước hết là cuộc đấu tranh tự thân và không thỏa hiệp. Nhưng nhiều người, trong đó có tôi đã từng thỏa hiệp với sự gian lận, sự dối trá từ rất lâu. Chỉ có điều, chúng ta tự xuê xoa với chính mình rằng, đó chỉ là những nói dối nhỏ. Chúng ta chỉ trích nạn tham nhũng, nhưng ai cũng chọn giúi tiền cho cảnh sát giao thông khi phạm luật. Chúng ta đau xót với kết quả bất công của một cuộc thi bơi, nhưng cũng chính chúng ta lại cũng cố gắng xin xỏ, chạy chọt cho con cái vào trường chuyên, lớp chọn…

Tôi tự hỏi: Có cái gì đơn giản hơn sự thật? Và có gì dễ biến mất hơn sự thật?

… Giữ giá trị hay chạy theo lợi ích, đó là mâu thuẫn mà con người luôn phải đấu tranh. Trước hết là tự đấu tranh. Nhưng có nhiều khi, chúng ta cảm thấy cô đơn trong cuộc đấu tranh cho sự thật ấy. Nhiều khi vì thế chúng ta thỏa hiệp. Và khi chúng ta thỏa hiệp hết ngày này sang tháng khác với vô vàn sự dối trá, thì làm gì có một môi trường xã hội trung thực – nơi mà những mầm sự thật có cơ hội vươn mình lên thành đại thụ.

(Gia Hiền, Nói thật để làm gì?)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,5 đ)

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong văn bản. (1,0 đ)

Câu 3:Dựa vào nội dung văn bản,tìmhai lí do mà mọi người đã “thỏa hiệp với sự gian lận, dối trá từ rất lâu”. (1,0 đ)

Câu 4: Viết đoạn văn (12 – 15 dòng) nêu ý kiến của mình về câu hỏi “Vì sao phải nói thật?”. (1,5 đ).

Đáp án

Câu 1:Nghị luận- 0,5đ.

Câu 2:

-Câu hỏi tu từ : “Có cái gì đơn giản hơn sự thật? Và có gì dễ biến mất hơn sự thật?” – 0,5 đ.

-Tác dụng: nhắc nhở mọi người- sự thật rất đơn giản và dễ biến mất – 0,5 đ.

Câu 3: mỗi lí do cho 0,5 đ.

-Mọi người tự dễ dãi khi cho rằng đó chỉ là cái xấu không đáng kể.

-Vì quyền lợi bản thân, chúng ta buộc phải hàng động trái với quan điểm, thái độ của mình.

Câu 4: 1,5 đ.

Gợi ý: -Nói thật tạo ra sự tin tưởng giữa người với người nhằm thắt chặt các mối quan hệ.

-Nói thật giúp ta thẳng thắn đối diện với cái xấu và tìm cách khắc phục nó.

Bài viết gợi ý: