Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn văn. Tổng hợp những đề thi về bài Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Đề bài :
“Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
`Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này cái thân tôi cũng phải sống nhờ vào anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
Đế Thích: ( không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì?
Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này.
Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt ?
Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còn…còn chị vợ anh ta nữa…chị ta thật đáng thương!”
( Trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ, Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2, trang 149, nhà xuất bản Giáo dục)
So sánh quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích trên. Từ đó, anh/chị hãy bình luận ngắn gọn về tác hại của lối sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
*Giới thiệu khái quát:
– Tác giả Lưu Quang Vũ: là nghệ sĩ đa tài, nổi tiếng với những vở kịch nói gây tiếng vang trên sân khấu những năm 80 của thế kỉ XX.
– Vở kịch Hồn Trương ba, da hàng thịt: Viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới được công chiếu. Đó là thời điểm đất nước có nhiều chuyển biến, sự đổi mới của thực tiễn đòi hỏi văn học nghệ thuật phải lột xác, thay đổi cách tiếp cận đời sống, con người và cách thể hiện trong tác phẩm. từ một câu chuyện cổ dân gian, nhà văn Lưu Quang Vũ đã sáng tạo thành vở kịch nói hiện đại và qua đó gửi gắm nhiều tư tưởng, triết lí nhân sinh sâu sắc.
– Nhân vật Trương Ba: người làm vườn giỏi, sống nhân hậu, trong sáng. Đế Thích,vị tiên trên trời giỏi đánh cờ, sửa sai cho quan thiên đình bằng cách cho hồn Trương Ba sống lại trong thân xác hàng thịt.
*So sánh quan điểm của hai nhân vật qua đoạn trích.
– Giải thích quan điểm: cách nhìn về cuộc sống (mục đích, ý nghĩa, lí do…sự sống của con người). Quan điểm đúng thể hiện lập trường, đạo đức, vốn sống, văn hóa và sự tiến bộ, tích cực trong cuộc sống.Qua điểm sai lệch biểu hiện lối sống tiêu cực, hành động sai trái, tạo cơ hội cho kẻ xấu làm điều ác, hãm hại người tốt…
– Hoàn cảnh của Trương Ba: Bất đắc dĩ phải sống trong thân xác hàng thịt, dần dần Trương Ba bị nhiễm nhiều thói xấu của xác hàng thịt: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt, không làm chủ được cảm xúc…nhất là sự thay đổi của Trương Ba làm người thân đau khổ, bản thân ông bế tắc tuyệt vọng. Trương Ba đã thắp hương gọi Đế Thích và hai người đã đối thoại với nhau thể hiện rõ quan điểm của nhau. Trương Ba:người dưới đất, Đế Thích tiên trên trời. Đoạn đối thoại thuộc Cảnh 7 của vở kịch, thời điểm mâu thuẫn đẩy lên gay gắt nhất và phải được giải quyết triệt để bằng hành động và lời nói dứt khoát của nhân vật chính.
Quan điểm của Trương Ba:
+ Không chấp nhận lối sống : bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Đó là lối sống giả dối, gây đau khổ cho người thân, gây phiền toái cho chính mình. Điều đó chứng tỏ Trương Ba đã dũng cảm đối diện với hoàn cảnh nghiệt ngã, dám từ bỏ cuộc sống không phải là mình, chiến thắng sự hèn nhát tầm thường, yếu đuối của bản thân, không chịu lùi bước trước xác hàng thịt.
+ Khát vọng được sống là mình: trọn vẹn cả linh hồn và thể xác. Đó mới thực sự là sống có ý nghĩa, sống hạnh phúc và đem lại hạnh phúc cho mọi người.
+ Phê phán Đế Thích nghĩ đơn giản, sống quan liêu hời hợt: Chỉ cần cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết.Đối với Trương Ba, sống không được là mình mà phải nhờ vả, mượn thân xác người khác chẳng qua là sự tồn tại, vô hồn, không ý nghĩa.
+ Dám từ bỏ những thứ không phải của mình để trả lại sự sống cho anh hàng thịt. Trương Ba không chỉ cao thượng mà rất nhân hậu vị tha.
=>Quan điểm của Trương Ba không chấp nhận cuộc sống giả tạo, gượng ép,chắp vá, vô nghĩa. Trương Ba có lòng tự trọng, sống cao thượng, khao khát sống là chính mình trọn vẹn thể xác và linh hồn. Đó là lối sống đẹp đẽ, đáng trân trọng của những người hiểu rõ mục đích ý nghĩa của cuộc sống.
Quan điểm của Đế Thích:
+ Không ai được sống là mình, trên trời dưới đất đều sống kiểu bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo: Tôi, ông và cả Ngọc hoàng thượng đế tối cao cũng vậy. Đó là sự thật phải chấp nhận không nên thay đổi, phủ nhận.
+ Chỉ cần thể xác được sống lại cho linh hồn trú ngụ còn thể xác và linh hồn không thống nhất không quan trọng…Vậy quan điểm của Đế Thích không coi trọng sự sống thực sự mà chỉ coi trọng sự tồn tại. Đó là quan điểm của vị tiên trên trời quan liêu hời hợt, vô cảm.
+ Không nên đổi tâm hồn đáng quý của bác cho tâm hồn tầm thường của anh hàng thịt, Đế Thích cho rằng sống chắp vá, sống gượng ép: bên trong một đằng bên ngoài một nẻo không nguy hại gì cho ai. Vì vậy hãy cố gắng chập nhận và sống chung với hoàn cảnh đó.

  • Nhận xét hai quan điểm sống:
  • + Trương Ba đúng đắn, tích cực, coi trọng sự sống thực sự là mình còn Đế Thích sai lầm, quan liêu chỉ coi trọng sự tồn tại còn sống được là mình không cần quan tâm.
    + Quan điểm của Trương Ba thể hiện tư tưởng chủ đề của vở kịch và cũng là thông điệp của nhà văn đến mọi người: Hãy sống là mình, trọn vẹn thống nhất thể xác và linh hồn. Nếu không chỉ là sự tồn tại vô nghĩa, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, cái ác hoành hành.
    + Nhà văn phê phán lối sống giả tạo, lối sống hời hợt, chắp vá, gượng ép hoặc quá đề cao nhu cầu vật chất hơn tinh thần, tinh thần hơn vật chất đang diễn ra phổ biến, trở thành trào lưu đáng báo động trong xã hội.
    * Bình luận tác hại của lối sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo:
    – Đối với bản thân người có lối sống đó: dần dần sẽ bị tha hóa, ích kỉ, thực dụng, giả dối, suy thoái nhân cách, đánh mất danh dự, lòng tự trọng.: tham nhũng, hối lộ, gây ra những tệ nạn xã hội. Bị mọi người coi thường xa lánh.
    – Đối với cộng đồng: mất đoàn kết, hiểu lầm, mâu thuẫn, tranh giành, hãm hại nhau, kìm hãm sự phát triển.
    Cách phòng tránh: Sống yêu thương nhân hậu vị tha, mạnh dạn dũng cảm đấu tranh với biểu hiện tiêu cực, giả dối, bảo vệ người tốt lẽ phải.
    *Đánh giá chung:
    – Nghệ thuật: ngôn ngữ kịch giản dị, có sức khái quát cao, thể hiện rõ xung đột kịch và tích cách nhân vật.
    – Tính chất triết lí từ hai nhân vật có quan điểm sống trái ngược nhau làm nên thành công của vở kịch.
    – Mâu thuẫn được giải quyết: Trương Ba không chấp nhận sống chung với sự tầm thường giả dối của người khác, ông muốn được sống thuận theo lẽ tự nhiên: trọn vẹn là mình hòa hợp linh hồn thể xác.
    – Tài năng soạn kịch của Lưu Quang Vũ: từ một tình huống trong truyện cổ dân gian, nhà văn đã sử dụng sáng tạo thành xung đột kịch gay gắt căng thẳng.
    (Đề sưu tầm)
    Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về bài Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ :

    Bài viết gợi ý: