Câu 1: ( 4,0 điểm)

Chỉ rõ biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ sau:

                                                “ Anh đội viên mơ màng

                                            Như nằm trong giấc mộng

                                            Bóng Bác cao lồng lộng

                                            Ấm hơn ngọn lửa hồng”

                                                     ( Trích:Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ)

Câu 2: ( 6,0 điểm)

                              Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:

“ Chuyện kể về một danh tướng có lần đi ngang qua trường học của mình, liền ghé vào thăm.  Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, Thầy còn nhớ con không ạ! Con là…

       Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là…

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ạ ? Với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công này là nhờ sự giáo dục của thầy…

                                                                                ( Trích: Quà tặng cuộc sống)

Câu 3: ( 10,0 điểm)

Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bậy và phá hỏng   

                                            ------------------------------hết------------------------------

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Câu 1( 4,0 điểm):

- Chỉ ra được biện pháp tu từ: So sánh( so sánh ngang bằng: “Như”; so sánh không ngang bằng: “ hơn”). Sử dụng từ láy “ lồng lộng”. ( 1,0 điểm)

- Hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ:   ( 3,0 điểm)

+ Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Trong khổ thơ trên sử dụng biện pháp so sánh( như; hơn), từ láy( lồng lộng) cho thấy  trạng thái mơ màng  của anh đội viên ( như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh “ Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng”.  ( 1,0 điểm)

+ Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại( cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng. ( 1,0 điểm)

+Qua đó cho thấy tình cảm, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. ( 1,0 điểm)

Câu 2( 6,0 điểm):

* Bài viết ngắn gọn, nêu lên được suy nghĩ của bản thân sau khi đọc xong câu chuyện trên. Rút ra được bài học.

* Bài viết phải nêu được các ý sau:

- Câu chuyện chứa đựng ý nhĩa triết lí lớn lao: Lòng biết ơn và đối nhân xử thế giữa con người và con người.   ( 1,0 điểm)

- Người học trò thành đạt nhớ tới thầy dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Người học trò ứng xử khiêm tốn, mẫu mực, kính trọng, lòng biết ơn thầy giáo( con- thầy). Người thầy: Xưng hô lịch sự, đối nhân xử thế thấu tình đạt lí ( ngài). (1,0 điểm)

- Cách xưng hô giữa con người và con người thể hiện nét đẹp văn hóa trong cuộc sống. ( 0,5 điểm)

- Mỗi người hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực để thể hiện nhân cách.( 1 điểm).

- Trong cuộc sống phải thể hiện lòng biết ơn đối với người có công dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn đó thể hiện qua lời nói, việc làm, hành động cụ thể…(1 điểm)

- Liên hệ: Câu chuyện trên đề cao bài học biết ơn xứng với đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “ Tôn Sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam.

             Từ câu chuyện trên, chúng ta phải biết ơn, biết cách đối nhân xử thế tốt.  Đó là nét đẹp văn hóa trong tâm hồn, nhân cách con người. ( 1,5 điểm)

Câu 3( 10,0 điểm):

  • Mở bài: Bức tường tự giới thiệu về thân phận của mình ( 1,0 điểm)
  • Thân bài: ( 7,0 điểm)
  • Bức tường kể về mình khi mới được xây với niềm tin tự hào, vì mình là một bức tường đẹp, trắng tinh, mịn màng. Luôn kiêu hãnh và thường phơi mình trong nắng sớm. Đem lại vẻ đẹp cho ngôi trường.
  • Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở trong trường học
  • Tình cảm, sự gắn bó của bức tường với mọi người và đặc biệt là với học sinh
  • Tâm sự đau buồn của bức tường khi bị một số bạn học sinh nghịch dại vẽ bậy khiến bức tường bẩn, khoác trên mình chiếc áo hình thù quái dị.
  • Kết bài: ( 1,0 điểm)
  • Ước mơ của bức tường
  • Lời nhắc nhở các bạn học sinh.

* Liên hệ thực tế của học sinh và rút ra được bài học cho bản thân

(1,0 điểm)

Bài viết gợi ý: