Câu 1:  4điểm:

         “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.          

      Hãy chỉ ra và nêu rõ tác dụng của phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên. 

     Câu 2:  6 điểm:                      Làm được điều gì đó

          Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt những thứ gì lên và ném xuống. Tiến lại gần hơn, tôi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh giạt vào bờ và ném chúng trở lại với đại dương.

- Cháu đang làm gì vậy? – Tôi làm quen.

- Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Cháu phải giúp chúng. – Cậu bé trả lời.

- Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không. Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi.

Cậu bé tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười trả lời:

- Cháu biết chứ. Nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó chứ. Ít nhất cháu đã cứu được những con sao biển này.

( Theo :Hạt giống tâm hồn – Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)

                    Suy nghĩ của em về hành động của cậu bé trong câu chuyện trên.

 Câu 3:( 10 điểm )

Trong mơ, em được gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.

------------------------------------Hết----------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Câu 1: 4 điểm:

  • Phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên là: nhân hóa,điệp từ  .1điểm
  • Tác dụng: Ca ngợi vẻ đẹp bình dị và phẩm chất của cây tre  .1điểm

Đồng thời khẳng định :cây tre là biểu tượng của đất nước ,dân tộc Việt Nam. 2 điểm

 Câu 2. (6 điểm)

  • Yêu cầu về kĩ năng (1 điểm)
  • Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lý.
  • Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, biểu cảm, không mắc lỗi dùng từ và ngữ pháp.
  • Yêu cầu về nội dung (5 điểm)
  • Có thể trình bày bài viết của mình theo nhiều cách. Sau đây là một số ý cơ bản mang tính định hướng:
  1. Hành động giúp đỡ những con sao biển để chúng trở về với biển cả của cậu bé là hành động nhỏ nhặt, bình thường chẳng mấy ai quan tâm, để ý nhưng lại là hành động mang nhiều ý nghĩa: (0,5 điểm)
  • Góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên. (1 điểm)
  • Thể hiện nét đẹp nhân cách của con người: Không thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh mình, đồng thời biết chia sẻ, giúp đỡ vật hoặc người khi gặp hoạn nạn, khó khăn.                                                       (1 điểm)
  1. Hành động của cậu bé trong câu chuyện đã cho ta bài học sâu sắc, thấm thía về những kĩ năng sống cần có ở mỗi con người: (0,5 điểm)
  • Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống. (0,5 điểm)
  • Có thói quen làm những việc tốt, những việc có ích dù đó là việc làm nhỏ nhặt. (0,5 điểm)
  1. Phê phán những hành động thiếu trách nhiệm với thiên nhiên và môi trường sống cũng như lối sống thờ ơ, vô cảm… trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh mình. (1 điểm)

Câu 3 :Trong mơ, em đã gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.

a. Yêu cầu về kĩ năng: ( 2 điểm )

- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.

- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: ( 8 điểm )

Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự, miêu tả kết hợp với yếu tố biểu cảm, học sinh tưởng tượng để kể và tả lại cuộc gặp gỡ về một nhân vật cổ tích.

Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau

Mở bài:

- Giới thiệu thời gian, không gian gặp gỡ nhân vật .

Thân bài

- Diễn biến của cuộc gặp gỡ:

+ Miêu tả được chân dung của nhân vật cổ tích (nhân vật phải được bộc lộ tính cách thông qua các hoạt động ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng.)

+ Xây dựng được những chi tiết, hình ảnh đẹp và thật sự ấn tượng trong cuộc gặp gỡ.

+ Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật.

Kết bài

- Nêu ấn tượng về nhân vật.

    c. Cách cho điểm

- Điểm 9-10 : Bài viết đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo.

- Điểm 7-8: Bài viết có đủ nội dung, có một số lỗi nhỏ về hình thức.

- Điểm 5-6: Bài có đủ nội dung nhưng sơ sài, còn một số lỗi về diễn đạt…

- Điểm 3-4 : Bài đạt khoảng nửa nội dung, còn lỗi hình thức

- Điểm 1-2 : Bài viết có nội dung mờ nhạt,mắc nhiều lỗi hình thức.

--------------------------------------------HẾT----------------------------------------

Bài viết gợi ý: