Câu 1: (5 điểm) Cho đoạn văn:

            Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

a. Tìm các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy

b. Chỉ ra một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn.

c. Trong câu cuối của đoạn văn, tác giả dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy?

Câu 2: ( 5 điểm)

            Cảm nghĩ của em về khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quúnh:

                                              Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhá
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đì mái

Nghe gọi về tuổi thơ.

Câu 3: ( 10 điểm) Khi đọc truyện ngắn “sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn, có ý kiến nhận xét: “Quan phụ mẫu không đánh đập, ăn của đút của dân mà vẫn là một kẻ lòng lang dạ thú” Em hiểu nhận xét trên như thế nào?

ĐÁP ÁN

Câu 1. (5 điểm)

a. Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng->  có công dụng xác định hoàn cảnh điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ.

b. Một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn

Hoặc: một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn

Hoặc:  mọi sự nguy hiểm, khó khăn

          Hoặc:  tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

c. Trong câu cuối tác giả dùng hình ảnh so sánh rất chính xác, mới mẻ; tinh thần yêu nước (trừu tượng) như làn sóng (cụ thể) để giúp người đọc hình dung sức mạnh to lớn, vô tận và tất yếu của lòng yêu nước trong công việc chống ngoại xâm và bảo vệ đất nước

Câu 2: ( 5 điểm)

- Đây là câu yêu cầu học sinh vận dụng kĩ năng biểu cảm về một đoạn thơ.

- Đề yêu cầu nêu cảm nghĩ về đoạn thơ đầu trong bài thơ Tiếng gà trưa của xuân Quúnh. Đó là những cảm nhận về cảm xúc với bao kỉ niệm cảm động. Người lính trên đường hành quân chợt nghe tiếng gà trưa. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mi trên quãng đường hành quân. Tác giả đó dựng điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà cũn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại.... Qua đoạn thơ, ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ, người lính ra đi chiến đấu bảo vệ quê hương mang theo mình hình ảnh quê hương, những kí ức tuổi thơ đó chính là tình cảm quê hương, tình yêu đất nước, đó chính là động lực cho tinh thần chiến đấu của người lính.

- Bài viết có thể là một bài viết ngắn, một đoạn văn biểu cảm nhưng điều quan trọng là các em phải nêu cho được cảm nghĩ của mình về khổ đầu bài thơ đồng thời biết lấy dẫn chứng để minh họa cho cảm nghĩ (nhưng cũng cần tránh sa vào phân tích).

- Dù là một bài văn ngắn hay một đoạn văn nhưng phải đảm bảo kết cấu của một bài văn biểu cảm.

- Cảm nghĩ chân thành; lời văn trôi chảy, giàu cảm xúc.

Câu 3: (10 điểm)

a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả: Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút truyện ngắn hiện đại tiêu biểu đầu tiên của nền văn học Việt Nam.

- Giới thiệu về tác phẩm, giới thiệu về nhân vật quan phụ mẫu

- Dẫn lời nhận xét về quan phụ mẫu

b. Thân bài:

- Giải thích thành ngữ : lòng lang dạ thú

- Chứng minh tên quan phủ không ăn của đút, không đánh đập nhân dân

- Tên quan phủ có lòng lang dạ thú: biểu hiện

 + Chỗ ở, đồ dùng của quan khi đi hộ đê

 + Việc làm chính của quan khi đi hộ đê

 + Lòng đam mê tổ tôm của quan phụ mẫu ngày một lớn, đồng thời cũng biểu hiện thái độ thê ơ, vô trách nhiệm với công việc và thái độ khinh thường mạng sống của người dân

 + Thái độ hả hê, sung sướng, mãn nguyện của quan lúc ù thông tôm trong khi vì đê, dân rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm.

- Nêu thái độ của tác giả ( những câu văn cụ thể trong bài) và của chúng ta với loại người lòng lang dạ sói

c. kết luận:

- Khẳng định lại sự đúng đắn, sắc sảo của nhận xét

- Suy nghĩ của bản thân về nhân vật quan phụ mẫu

Bài viết gợi ý: