I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây:
Một nửa nhân dân tôi theo mẹ đã lên rừng
Một nửa khác theo cha xuống biển
Tôi là cánh buồm nâu cứ mỗi ngày tách bến
Lòng bâng khuâng đâu dưới biển trên ngàn
Cái gạch nối mong manh nối biển với đất liền
Lòng thương nhớ để tôi pha màu đất
Tôi tha thiết nối trời với nước
Nên tạo hình những cánh én, cánh dơi
Những cánh buồm đi trong nắng mai
Sóng thân mật vỗ mạn thuyền róc rách
Những cánh buồm đi dưới trăng thanh
Đi lặng lẽ trong sương mờ cổ tích
Buồm như thể chiếc lưỡi cày lật ngược
Vạch ngang trời những luống trăng sao…
(Trích Buồm nâu biển biếc - Anh Ngọc)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Nêu hình ảnh được lặp lại nhiều nhất trong văn bản?
Câu 2: Hai câu thơ Một nửa nhân dân tôi theo mẹ đã lên rừng/Một nửa khác theo cha xuống biển gợi nhớ đến câu chuyện nào trong văn học dân gian? Hiệu quả của việc sử dụng chất liệu văn học dân gian trong hai câu thơ trên?
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ Buồm như thể chiếc lưỡi cày lật ngược/ Vạch ngang trời những luống trăng sao? Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ đó, tác giả đã giúp anh/ chị hiểu thêm điều gì về công việc quen thuộc và khát vọng bao đời của cha ông ta?
Câu 4: Qua những từ ngữ, hình ảnh lặp lại nhiều lần trong văn bản, anh/chị hãy nêu ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật trong đoạn thơ.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Qua hình ảnh cánh buồm trong câu thơ Tôi là cánh buồm nâu cứ mỗi ngày tách bến và cảm xúc của nhân vật trữ tình ở phần đọc- hiểu, anh/chị suy nghĩ gì về tình yêu đất nước, trách nhiệm của một công dân đất Việt?(Trình bày thành một đoạn văn khoảng 200 chữ).
Câu 2 (5,0 điểm):
Trong đoạn trích “Đất nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” ), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận về Đất Nước.
Mở đầu đoạn trích:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Sau đó, nhà thơ cũng thể hiện một cảm nhận khác:
“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu...”
(Đất Nước - Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.118)
Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Đất Nước trong hai đoạn thơ trên, từ đó làm rõ tư tưởng mới mẻ, riêng biệt của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.
……………HẾT………..
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I
|
|
ĐỌC HIỂU |
3.0 |
1 |
- Hình ảnh được lặp lại nhiều trong văn bản: cánh buồm |
0,5 |
|
2 |
-Hai câu thơ Một nửa nhân dân tôi theo mẹ đã lên rừng/Một nửa khác theo cha xuống biển gợi nhớ đến câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ trong văn học dân gian. -Tác dụng của việc sử dụng chất liệu vhdg trong hai câu thơ: Giúp nhân vật trữ tình bộc lộ được tiếng nói tự hào từ trong tâm thức thiêng liêng bền vững về nguồn gốc của con dân đất Việt ( là con Rồng cháu Tiên). |
0,5 |
|
3 |
- Biện pháp tu từ : so sánh (Buồm như…chiếc lưỡi cày lật ngược…) 0.5 - Hiệu quả nghệ thuật: 0.5 + Thông qua cách so sánh lạ, mới mẻ, nhà thơ đã cụ thể hoá những ngọn buồm như chiếc lưỡi cày gợi nhắc đến công việc quen thuộc bao đời của nông dân Việt Nam(cầy bừa, cấy hái)- công việc đặc trưng cho nền văn minh lúa nước. + Từ công việc lao động cần cù, vất vả, với bao thăng trầm cùng những ước mơ bay bổng mênh mang (vạch ngang trời những luống trăng sao), những người nông dân đã dựng đất nước bền vững, đáng tự hào. |
1,0 |
|
4 |
- Ya nghĩa của hình Hình tượng Những cánh buồm trong văn bản xuất hiện 4 lần : Tôi là cánh buồm - Những cánh buồm đi ( 2 lần)- Buồm : + Niềm tự hào về nguồn gốc con rồng, cháu tiên + Tự hào khi cá nhân bản thân có thể góp một phần công sức dù nhỏ bé, mong manh để làm nên hình hài đất nước. + Từ đó thêm yêu quý, gắn bó với đất nước. Tự tin về bản thân khi là con dân đất Việt. + Bồi đắp ước mơ, khát vọng xây dựng đất nước hùng mạnh lớn lao, tiếp nối truyền thống cha ông. |
1,0 |
|
|
|
LÀM VĂN |
7,0 |
1 |
Nghị luận xã hội |
2,0 |
|
|
a. Yêu cầu về hình thức: - Đảm bảo hình thức một đoạn văn (Mở đầu lùi đầu dòng một ô, kết thúc dấu chấm, tập trung dđ một ý nghĩa hoàn chỉnh, thống nhất) - Dung lượng khoảng 200 chữ. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu... b.Về nội dung, có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song đoạn văn cần triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục, thể hiện được các ý cơ bản sau: - Câu mở đoạn phải dẫn dắt từ đoạn thơ để giới thiệu được vấn đề nghị luận- tình yêu nước, trách nhiệm công dân. Giải thích khái niệm: - Yêu nước: là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc. - Trách nhiệm công dân: Là tự mình nhận thức, đưa ra quyết định hành động thực hiện đúng bổn phận cá nhân để đem lại lợi ích cho cộng đồng. àThực hiện trách nhiệm công dân là cơ sở khẳng định lòng yêu nước. |
0,25
0,25 |
|
Phân tích- chứng minh- bàn luận về vấn đề - Phân tích, chứng minh: biểu hiện của lòng yêu nước: + Lòng yêu nước là mạch ngầm trong tư tưởng của mọi người; nó bắt nguồn từ yêu gia đình, dòng họ, quê hương (nơi chôn rau cắt rốn). Tuỳ vào hoàn cảnh đất nước mỗi thời kỳ mà định hướng lòng yêu nước có khác nhau, nhưng cơ bản có điểm chung là: tinh thần yêu gia đình, quê hương và sẵn sàng hy sinh để phục vụ lợi ích tổ quốc. Đặc biệt, khi đất nước lâm nguy, lòng yêu nước lại trỗi dậy hơn bao giờ hết, nó có sức mạnh tự thân để đoàn kết, tập hợp mọi người đấu tranh bảo vệ quê hương + Như trong đoạn thơ, yêu nước gắn với niềm tự hào truyền thống, cội nguồn dân tộc, sẵn sàng góp phần nhỏ bé dựng xây đất nước( như cánh buồm nâu có thể nối đất liền với biển). Khát khao vươn tới đất nước lớn lao hùng vĩ (tới trời sao). - Bàn luận: + Khẳng định: yêu nước là truyền thống quý báu ngàn đời của nhân dân ta, tinh thần ấy là nguồn sức mạnh bất diệt. +BL mở rộng: . Ngày xưa, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước lại biểu hiện rõ rệt biểu hiện ở tinh thần sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ quốc. . Còn ngày nay, đất nước ổn định, hòa bình lòng yêu nước biểu hiện khá phong phú như: học tập tốt để xây dựng và phát triển đất nước thịnh vượng, và phồn vinh. những việc làm cụ thể, thiết thực trong phạm vi điều kiện, hoàn cảnh bản thân cho phép....miễn là hữu ích cho gia đình và xã hội. +Biểu dương/phê phán: Bên cạnh những hanh niên ưu tú thể hiện lòng yêu nước hàng ngày hàng giờ bằng việc học tập tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại, khát khao ứng dụng, đưa kho tàng kiến thức ấy vào thực tiễn đời sống. Vẫn còn một bộ phận giới trẻ thể hiện lòng yêu nước thiếu thực tế, nói suông. Sống buông thả… Liên hệ rút ra bài học nhận thức và hành động - Nhận thức được đúng đắn biểu hiện tinh thần yêu nước, cần tỉnh táo, tránh sa vào cực đoan, bị kẻ thù lợi dụng gây những hành động có hại cho đất nước, nhân dân. - Nỗ lực trau dồi trong quá trình học tập để trở thành công dân có ích |
0,5
0,5
0,5 |
||
*Lưu ý: - Khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt sáng tạo. - Không cho điểm cao với những bài chỉ phân tích một cách chung chung, thiếu dẫn chứng thuyết phục... Không cho điểm tối đa với bài mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt |
|
||
2 |
Nghị luận văn học |
5,0 |
|
|
Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trường ca Mặt đường khát vọng và 2 đoạn trích thơ: thể hiện cảm nhận mới mẻ, riêng biệt của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước Triển khai vấn đề: Đoạn trích thể hiện cảm nhận mới mẻ, riêng biệt của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước : Hình ảnh một Đất nước giản dị, quen thuộc với chúng ta chứ không phải là một Đất nước kì vĩ, xa xôi, trừu tượng. a/ Phân tích đoạn thơ đầu : “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”… mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
- Đất Nước ra đời từ rất lâu. Tác giả đã cảm nhận đất nước trong chiều sâu văn hóa – lịch sử và gắn với cuộc sống đời thường của mỗi con người. - Nhà thơ không dùng niên đại và sự kiện lịch sử như các nhà thơ Nguyễn Trãi, Chế Lam Viên để nói về đất nước, mà dùng giọng điệu quen thuộc của cổ tích bắt đầu bằng ‘‘ngày xửa ngày xưa…’’. truyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao dân ca, của phong tục ăn trầu và tập quán, lối sống chung thủy tình nghĩa, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, lao động cần cù...của dân tộc ta.
- Qua cảm nhận riêng biệt, gần gũi về Đất Nước, tác giả thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân. b/ Phân tích đoạn thơ thứ 2: Nguyễn Khoa Điềm đã đưa ra định nghĩa đúng đắn và sâu sắc nhất về Đất Nước: Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân - Nhân dân chính là chủ nhân của đất nước. Bởi vậy đất nước này phải thuộc về nhân dân. Tư tưởng của tác giả rất tiến bộ, rất đời thường và rất sâu sắc. Mệnh đề “Đất nước Nhân Dân” là sự gắn kết bền chặt như một thể thống nhất. “Đất nước của Nhân dân” là xác định chủ thể sở hữu về Đất Nước. Mạch suy nghĩ sâu lắng dẫn đến tư tưởng cốt lõi, điểm hội tụ và cũng là điểm đỉnh của cảm xúc trữ tình: Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân. - - Khi thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, tác giả đã trở về với ngọn nguồn phong phú, đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà tiêu biểu là ca dao, vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết, có thể tìm thấy trong ca dao, dân ca, truyện cổ : Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại. Câu thơ hai vế song song là một cách định nghĩa về Đất Nước thật giản dị mà cũng thật độc đáo. Nền văn hóa của Đất Nước Việt Nam là nền văn hóa của Nhân dân, do Nhân dân sáng tạo nên. Trong nền văn hóa ấy, ca dao thần thoại luôn chứa đựng cả lịch sử, xã hội, văn hóa của Đất Nước, đặc biệt là đời sống tâm hồn của Nhân dân. - Nhà thơ đã vận dụng vốn ca dao, dân ca một cách sáng tạo: không lặp lại nguyên văn mà chỉ sử dụng ý tứ và hình ảnh của ca dao, vẫn gợi nhớ đến ca dao nhưng lại trở thành một câu thơ, một ý thơ gắn bó trong mạch chung của toàn bài; để từ đó khẳng định: con người Việt Nam say đắm trong tình yêu: Yêu em từ thuở trong nôi; quý trọng tình nghĩa: Quý công cầm vàng những ngày lặn lội; nhưng cũng thật quyết liệt trong chiến đấu: …trồng tre đợi ngày thành gậy – Đi trả thù mà không sợ dài lâu,… c. Đánh giá về tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm về Đất nước: - Tư tưởng của Khoa Điềm về Đất nước đó là : Đất nước của Nhân dân, của ca dao thần thoại, của đời thường. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu, niềm tự hào về Đất Nước, Nhân dân, thức tỉnh mọi người ý thức trách nhiệm xây dựng, bảo vệ Đất Nước . Trong 2 đoạn thơ, sự triển khai cảm hứng của tác giả tuy phóng túng, đa dạng nhưng vẫn quy về điểm cốt lõi, đó là : Đất Nước của Nhân dân. - Thành công nghệ thuật của cả 2 đoạn thơ này chính là là sự vận dụng những yếu tố dân gian kết hợp với cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ. Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng tối đa đã tạo nên không khí, giọng điệu, không gian nghệ thuật riêng : vừa có sự bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa bay bổng, mơ mộng của ca dao, truyền thuyết nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận và cách diễn đạt bằng hình thức thơ tự do. Chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên đặc điểm nghệ thuật độc đáo của thơ NKĐ. Kết thúc vấn đề: Qua đoạn trích Đất Nước, chúng ta phần nào nhận thấy đặc điểm của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự kết hợp giữa chính luận với trữ tình, giữa suy tưởng với cảm xúc, bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả trong cái nhìn, trong thái độ trân trọng, yêu quý đối với mỗi hình ảnh, chi tiết về Đất Nước gắn liền với Nhân dân được miêu tả và đề cập đến trong đoạn trích. Điểm sáng tạo và đảm bảo cấu trúc bài, TTLLphù hợp, đảm bảo quy tắc ngữ pháp, chính tả. |
0.5
0,5
1,5
1,5
0,5
0,5 |
|
*Lưu ý: - Khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt sáng tạo. - Không cho điểm cao với những bài chỉ phân tích một cách chung chung, thiếu dẫn chứng thuyết phục... |
|
||
|
|
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10.00 điểm |
|