ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM
A)Tóm tắt lý thuyết:
1,Điện trở của dây dẫn:
-Xác định thương số $\frac{U}{I}$ đối với mỗi dây dẫn.
+Đối với một dây dẫn nhất định, tỉ số $\frac{U}{I}$ có giá trị không đổi.
+Đối với các dây dẫn khác nhau, tỉ số $\frac{U}{I}$ có giá trị khác nhau.
-Trị số: R = $\frac{U}{I}$ không đổi với một dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó.
-Đơn vị: $\Omega $ ; 1M$\Omega ={{10}^{3}}k\Omega ={{10}^{6}}\Omega $
-Điện trở của đây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
-Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là:
2,Định luật Ôm:
-Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
-Hệ thức biểu diễn định luật:
$I=\frac{U}{R}$
Trong đó:
+R là điện trở ($\Omega $).
+U là hiệu điện thế (V).
+I là cường độ dòng điện (A).
-Đơn vị: 1A = 1000mA và 1mA = 10$^{-3}$A.
Chú ý:
+Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U = 0 ; I = 0).
+Với cùng một dây dẫn (cùng một điện trở) thì: $\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{R}_{1}}}{{{R}_{2}}}$.
B)Bài tập minh họa:
Câu 1: Chọn phát biểu đúng. Nội dung định luật Ôm là:
A.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
B.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.
C.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dậy dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
D.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.
Câu 2: Biểu thức đúng của định luật Ôm là:
A.$I=\frac{R}{U}$ B.$I=\frac{U}{R}$ C.$U=\frac{I}{R}$ D.$U=\frac{R}{I}$
Câu 3: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:
A.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.
B.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế.
C.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.
D.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.
Câu 4: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:
A.Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
B.Một đường cong đi qua gốc tọa độ.
C.Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.
D.Một đường cong không đi qua gốc tọa độ.
Câu 5: Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Diều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:
A.Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.
B.Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
C.Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.
D.Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.
Hướng dẫn
Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn.
Nên khi hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì cường độ dòng điện cũng tăng 1,2 lần.
Chọn đáp án D.
Câu 6: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là:
A.1,5A B.2A C.3A D.1A
Hướng dẫn
Ta có, điện trở dây dẫn là không thay đổi.
Áp dụng biểu thức định luật Ôm: $I=\frac{U}{R}$, ta có:
+Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là U$_{1}$ = 6V thì:
${{I}_{1}}=\frac{{{U}_{1}}}{R}\Rightarrow R=\frac{{{U}_{1}}}{{{I}_{1}}}=\frac{6}{0,5}=12\Omega $
+Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là U$_{2}$ = 24V, khi đó:
${{I}_{2}}=\frac{{{U}_{2}}}{R}=\frac{24}{12}$ = 2A.
Chọn đáp án B.
Câu 7: Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho:
A.Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây.
B.Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây.
C.Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây.
D.Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.
Câu 8: Điện trở của dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?
A.Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
B.Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
C.Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
D.Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm.
Câu 9: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6$\Omega $ là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:
A.3,6V B.36V C.0,1V D.10V
Hướng dẫn
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:
$I=\frac{U}{R}\Rightarrow $ U = IR = 0,6.6 = 3,6V
Chọn đáp án A.
Câu 10: Đặt một hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là 2A. Nếu tăng hiệu điện thế nên 1,5 lần thì cường độ dòng điện là:
A.3A B.1A C.0,5A D.0,25A
Hướng dẫn
Ta có, cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.
Khi hiệu điện thế U$_{1}$ = 12V thì cường độ dòng điện là I$_{1}$ = 2A.
Khi tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện cũng tăng lên 1,5
$\Rightarrow {{I}_{2}}=1,5{{I}_{1}}=1,5.2$ = 3A
Chọn đáp án A.
Câu 11: Đặt vào hai đầu một điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,2A. Nếu giữ nghuyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là 0,8A thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là?
A.4$\Omega $ B.4,5$\Omega $ C.5$\Omega $ D.5,5$\Omega $
Hướng dẫn
+Áp dụng biểu thức định luật Ôm, ta có:
$I=\frac{U}{R}\Rightarrow R=\frac{U}{I}=\frac{12}{1,2}=10\Omega $
+Khi giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn I’ = 0,8A, ta suy ra điện trở khi đó:
$R'=\frac{U}{I'}=\frac{12}{0,8}=15\Omega $
Ta cần tăng điện trở thêm một lượng là:
$\Delta $R = R’ – R = 15 – 10 = 5$\Omega $
Chọn đáp án C.
Câu 12: Khi đặt hiệu điện thế 4,5V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,3A. Nếu tăng hiệu điện thế này thêm 3V nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là?
A.0,2A B.0,5A C.0,9A D.0,6A
Hướng dẫn
Ta có: $R=\frac{{{U}_{1}}}{{{I}_{1}}}=\frac{4,5}{0,3}=15\Omega $
Khi tăng cho hiệu điện thế thêm 3V $\Rightarrow {{U}_{2}}$ = 4,5 + 3 = 7,5V
Khi đó, cường độ dòng điện: ${{I}_{2}}=\frac{{{U}_{2}}}{R}=\frac{7,5}{15}$ = 0,5A
Chọn đáp án B.
Câu 13: Cho điện trở R = 15$\Omega $ mắc điện trở này vào hiệu điện thế 6V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở tăng thêm 0,3A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu?
A.10,5V B.15V C.12,75V D.12V
Hướng dẫn
Ta có: I = $\frac{U}{R}=\frac{6}{15}$ = 0,4A
Cường độ dòng điện tăng thêm 0,3A tức là: I = I$_{1}$ + 0,3 = 0,7A.
Khi đó hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở là:
U = IR = 0,7.15 = 10,5V
Chọn đáp án A.
Đáp án:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
C |
B |
D |
A |
D |
B |
A |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
|
C |
A |
A |
C |
B |
A |
|