ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ
A: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
I. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.
1. Độ ẩm tuyệt đối.
Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng được đo bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí.
Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là g/m3.
2. Độ ẩm cực đại.
Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bảo hoà. Giá trị của độ ẩm cực đại A tăng theo nhiệt độ.
Đơn vị của độ ẩm cực đại là g/m3.
II. Độ ẩm tỉ đối.
Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ :
\[f=\frac{a}{A}.100%\]
hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bảo hoà trong không khí ở cùng một nhiệt độ.
\[f=\frac{p}{{{p}_{bh}}}.100%\]
Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các ẩm kế : Am kế tóc, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế điểm sương.
III. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.
Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy móc, dụng cụ, …
Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, …
B: BÀI TẬP MẪU
Bài 1: Phòng có thể tích 50m3 không khí, trong phòng có độ ẩm tỉ đối là 60%. Nếu trong phòng có 150g nước bay hơi thì độ ẩm tỉ đối của không khí là bao nhiêu? Cho biết nhiệt độ trong phòng là 25℃ và khối lượng riêng của hơi nước bão hòa là 23g/m3.
Hướng dẫn
- Độ ẩm cực đại của không khí ở 25℃ là A = 23g/m3.
- Độ ẩm tuyệt đối của không khí lúc đầu a1 = f1.A = 13,8g/m3.
- Khối lượng hơi nước trong không khí tăng thêm 150g nên độ ẩm tuyệt đối tăng thêm: \[{{D}_{a}}=\frac{150}{50}=3g/{{m}^{3}}\]
Vậy độ ẩm tỉ đối của không khí là: \[{{f}_{2}}=\frac{{{a}_{1}}+{{D}_{a}}}{A}.100%=73%\]
Bài 2: Phòng có thể tích 40cm3. không khí trong phòng có độ ẩm tỉ đối 40%. Muốn tăng độ ẩm lên 60% thì phải làm bay hơi bao nhiêu nước? biết nhiệt độ là 20℃ và khối lượng hơi nước bão hòa là Dbh = 17,3g/m3.
Hướng dẫn
- Độ ẩm tuyệt đối của không khí trong phòng lúc đầu và lúc sau:
a1 = f1.A = f1.Dbh = 6,92g/m3.
A2 = f2.A = f2.Dbh = 10,38g/m3
- Lượng nước cần thiết là: m = (a2 – a1). V = ( 10,38 – 6,92).40 = 138,4g.
Bài 3: Một căn phòng có thể tích 60m3, ở nhiệt độ 20℃ và có độ ẩm tương đối là 80%. Tính lượng hơi nước có trong phòng, biết độ ẩm cực đại ở 20℃ là 17,3g/m3.
Hướng dẫn
- Lượng hơi nước có trong 1m33 là:
a = f.A = 0,8.17,3 = 13,84g
- Lượng hơi nước có trong phòng là: m= a.V = 13,84.60 = 830,4g.
C: BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1:Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây không đúng ?
A. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hòa hơi nước.
B. Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và không khí có độ ẩm cực đại.
C. Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.
D. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m3.
Câu 2: Khi nói về độ ẩm tuyệt đối câu nào sau đây là đúng ?
A. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra g trong 1 m3 không khí
B. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra kg trong 1 m3 không khí
C. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước bão hòa tính ra g trong 1 m3 không khí
D. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra g trong 1 cm3 không khí
Câu 3: Điểm sương là :
A. Nơi có sương
B. Lúc không khí bị hóa lỏng
C. Nhiệt độ của không khí lúc hóa lỏng
D. Nhiệt độ tại đó hơi nước trong không khí bão hòa
Câu 4: Khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí là
A. độ ẩm cực đại.
B. độ ẩm tuyệt đối.
C. độ ẩm tỉ đối.
D. độ ẩm tương đối.
Câu 5: Nếu nung nóng không khí thì:
A. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối đều tăng.
B. Độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tương đối giảm.
C. Độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tương đối tăng.
D. Độ ẩm tuyệt đối tăng, độ ẩm tương đối không đổi.
Câu 6: Nếu làm lạnh không khí thì:
A. Độ ẩm tuyệt đối giảm, độ ẩm tương đối giảm.
B. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối giảm.
C. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối tăng.
D. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tuyệt đối giảm.
Câu 7: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.
B. Không khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong không khí càng nhiều.
C. Không khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.
D. Cả 3 kết luận trên.
Câu 8: Không khí ở 25℃ có độ ẩm tương đối là 70% . khối lượng hơi nước có trong 1m3 không khí là:
A. 23g.
B. 7g
C. 17,5g.
D. 16,1g.
Câu 9: Không khí ở một nơi có nhiệt độ 30℃, có điểm sương là 20℃. Độ ẩm tuyệt đối của không khí tại đó là:
A. 30,3g/m3
B. 17,3g/m3
C. 23,8g/m3
D. Một giá trị khác .
Câu 10: Không khí ở 30℃ có điểm sương là 25℃, độ ẩm tương đối của không khí có giá trị :
A. 75,9%
B. 30,3%
C. 23%
D. Một đáp số khác.
Câu 11: Một căn phòng có thể tích 120m3 . không khí trong phòng có nhiệt độ 25℃, điểm sương 15℃. Để làm bão hoà hơi nước trong phòng, lượng hơi nước cần có là :
A. 23.00g
B. 10.20g
C. 21.6g
D. Một giá trị khác
Câu 12: Một vùng không khí có thể tích 1,5.1010m3. chứa hơi bão hoà ở 23℃. nếu nhiệt độ hạ thấp tới 10℃ thì lượng nước mưa rơi xuống là:
A. 16,8.107g
B. 16,8.1010kg
C. 8,4.1010kg
D. Một giá trị khác
Câu 13: áp suất hơi nước trong không khí ở 25℃ là 19 mmHg. Độ ẩm tương đối của không khí có giá trị:
A. 19%
B. 23,76%
C. 80%
D. 68%.
Câu 14: Hơi nước bão hoà ở 20℃ được tách ra khỏi nước và đun nóng đẳng tích tới 27℃. áp suất của nó có giá trị :
A. 17,36mmHg
B. 23,72mmHg
C. 15,25mmHg
D. 17,96mmHg.
Câu 15: Chọn câu phát biểu sai:
A. Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ và từ mặt thoáng khối chất lỏng.
B. B. Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi, từ mặt thoáng và cả trong lòng chất lỏng.
C. Trạng thái cân bằng động giữa hơi bão hoà và khối lỏng là trạng thái hơi bão hoà, nghĩa là không có các phân tử bay ra từ khối chất lỏng cũng như bay vào khối chất lỏng.
D. Ở trạng thái cân bằng động giữa hơi và chất lỏng luôn có hai quá trình xảy ra đồng thời là sự hoá hơi và sự ngưng tụ.
Câu 16: Điều nào sau đây là đúng đối với hơi bão hòa?
A. Ap suất hơi bão hòa của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của hơi.
B. Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
C. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào thể tích và bản chất của hơi.
D. Hơi bão hòa có áp suất bé hơn áp suất hơi khô ở cùng một nhiệt độ.
Câu 17:Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào:
A. nhiệt độ và thể tích của hơi.
B. nhiệt độ và bản chất của hơi.
C. thể tích và bản chất của hơi.
D. nhiệt độ, thể tích và bản chất của hơi.
Câu 18: Ở g nhiêt độ 350 C nếu độ ẩm tỷ đối là 25% thì ta sẽ cảm thấy như thế nào?
A. nóng lực khó chịu.
B. lạnh.
C. mát, dễ chịu.
D. nóng và ẩm.
Câu 19: Vào một ngày nào đó nhiệt độ là 300C, trong 1m3 không khí của khí quyển có chứa 20,6g hơi nước. Độ ẩm tuyệt đối của không khí là: a = 20,6g/m3 , độ ẩm cực đạI A = 30,3 g/m3. Độ ẩm tương đối của không khí sẽ là:
A. f = 68 %.
B. f = 67 %.
C. f = 66 %.
D. f =65 %.
Câu 20: Buổi sáng nhiệt độ không khí là 23 độ C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ không khí là 30 độ C và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi vào buổi nào không khí chứa nhiêu hơi nước hơn. Biết khối lượng riêng của nước ở 23 độ C là 20,60 g/m3 và 30 độ C là 30,29 g/m3.
A. Buổi sáng.
B. Buổi trưa.
C. Bằng nhau.
D. Không xác định được.