Tiết theo PPCT: 24

Ngày soạn: 26/09/2017

CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Kiến thức

– Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thuơng tình nghĩa của người bình dân trong XHPK.

– Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn, tình cảm người lao động.

Kỹ năng: đọc hiểu ca dao theo đặc trưng thi pháp thể loại

Thái độ

– Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động yêu quý những sáng tác của họ.

Năng lực

– Năng lực giải quyết vấn đề

– Năng lực hợp tác

– Năng lực tự quản bản thân

– Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ văn chương

– Năng lực giao tiếp tiếng Việt.

CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: SGK, SGV, kế hoạch dạy học, phiếu học tập

HS: SGK bài soạn

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động khởi động

Tổ chức trò chơi “Chung sức”

GV mời 3 HS tham gia trò chơi. Mỗi em có 15 giây suy nghĩ và trả lời 5 câu hỏi (nội dung câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học). Mỗi câu trả lời đúng được tối đa 5 điểm. Kết thúc trò chơi, ai có điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng.

– GV dẫn vào bài

Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HSNội dung cần đạt
GV mời một HS đọc phần tiểu dẫn và yêu cầu:

H: Phần Tiểu dẫn cung cấp cho các em những thông tin gì?

(Đặc điểm của thể loại ca dao).

H: Trước khi tìm hiểu cụ thể, mời một em nhắc lại khái niệm “Ca dao”?

GV giảng:

Chúng ta đã từng biết đến bài ca dao quen thuộc:

“Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”

Đó chính là phần lời thơ (tức ca dao).

H: Các em có thể hát bài ca dao đó để cảm nhận được làn điệu của ca dao trong hình thức diễn xướng?

(Trong diễn xướng, ca dao không chỉ có phần lời thơ mà có cả làn điệu. Đó là những tiết tấu bổ sung thêm như “í a í a, tình tính tang, là rằng…”. Nó làm cho lời thơ thêm trữ tình và mềm mại.

I. Tìm hiểu chung

1. Đặc điểm của ca dao

a. Khái niệm

– Ca dao là phần lời thơ của những bài hát dân gian.

– Trong diễn xướng, ca dao thường gắn với làn điệu.

H: Dựa vào SGK, em hãy xác định đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại ca dao ?

GV giảng mở rộng và lấy ví dụ một số bài ca dao hài hước: Đó là những bài ca hóm hỉnh, trào lộng thông minh. Nhân gian cười cợt những thói hư tật xấu ở đời với mong muốn làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn:

Ba cô đội gạo lên chùa …

Chồng người thổi sáo thổi tiêu …

b. Đặc điểm nội dung

– Thuộc loại hình trữ tình.

– Diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân.

– Ba chủ điểm:

+ Những tiếng hát than thân

+ Những lời ca yêu thương, tình nghĩa

+ Những bài ca hài hước.

H: Vì sao ca dao lại có sự lặp lại một số hình ảnh, công thức mang đậm sắc thái dân gian?

(Vì ca dao là tiếng nói của cộng đồng, là sản phẩm của quần chúng nhân dân lao động).

c. Đặc điểm nghệ thuật

– Thể thơ truyền thống: lục bát, lục bán biến thể, vãn bốn, vãn năm.

– Ngôn ngữ: gần gũi, giản dị.

– Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, quen thuộc

– Lặp lại một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.

– GV đọc mẫu 3 bài ca dao đầu tiên. Gọi HS đọc tiếp ba bài còn lại, nhận xét giọng đọc.

– GV định hướng:

+ Mỗi một bài ca dao chính là tiếng nói tâm trạng của nhân vật trữ tình. Và nếu xét theo tiếng nói tâm trạng ấy thì 2 bài ca dao đầu tiên là những tiếng hát than thân. 4 bài ca dao cuối cùng là những tiếng hát yêu thương tình nghĩa.

+ Bài học thuộc phạm vi giảm tải, trong hai tiết học, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 3 bài ca dao tiêu biểu, bài ca số 1, bài ca số 4 và bài ca dao số 6. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài ca dao số 1.

2. Chùm bài ca dao “Những tiếng hát than thân, yêu thương tình nghĩa”

– 2 bài đầu: Những tiếng hát than thân

– 4 bài cuối: Những tiếng hát yêu thương, tình nghĩa.

H: Mời 1 HS đọc lại bài ca dao.

HS thảo luận nhóm và ghi kết quả vào phiếu học tập.

Đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức.

H: Chủ thể trữ tình của bài ca dao trên là ai? (cô gái). Vì sao em lại xác định được?

(Thân em).

H: Nhưng có bạn lại cho rằng: “Thân em” là lời của một chàng trai? Nói như vậy, có thuyết phục không, vì sao?

H: Lời của cô gái hướng đến ai ?

(Dường như lời than của cô gái hướng đến một đối tượng rất rộng, có thể là tất cả mọi người. Nhưng chữ “em” trong cụm từ “thân em” hình như đã hé mở đối tượng mà cô muốn hướng đến: có thể là lời tâm sự của cô gái với một người anh, một người chị thân thiết trong gia đình. Và cũng rất có thể, đó chính là lời giãi bày của cô gái với chàng trai – người mà cô gái đang thầm thương trộm nhớ. Hoặc đó là lời tự hỏi lòng mình của cô gái).

H: Trong bài ca dao trên, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? (so sánh).

(Dựa vào từ so sánh “như”, ta dễ dàng phát hiện thấy: cô gái đã ví mình với tấm lụa đào).

H: Hình ảnh tấm lụa đào gợi cho em những liên tưởng đến những vẻ đẹp, thuộc tính gì của chính nó ?

(Là một món đồ quí giá, mềm mại, óng ả, mượt mà).

H: Ví mình với tấm lụa đào, tức là cô gái đã tìm thấy sự đồng điệu giữa mình và tấm lụa. Vậy, hình ảnh tấm lụa đào gợi lên những vẻ đẹp gì của cô gái trong bài ca dao?

(Vẻ đẹp yểu điệu, duyên dáng của cô gái. Bên cạnh đó, “tấm lụa đào” mềm mại cũng gợi lên tâm hồn dịu dàng, thùy mị của người phụ nữ. Người con gái ý thức được vẻ đẹp, phẩm giá và tuổi xuân của cuộc đời mình. Nhưng, sự đối lập lại thể hiện ở vế thứ hai).

H: Hình ảnh tấm lụa đào đang “phất phơ giữa chợ” trong vế thứ hai của bài ca dao gợi cho em liên tưởng đến điều gì về số phận của chính nó?

(Số phận của nó bị định đoạt bởi người bán kẻ mua).

H: Tương tự như vậy, hình ảnh “tấm lụa đào” đang “phất phơ giữa chợ” giúp em hình dung được số phận của cô gái như thế nào?

(Cô gái tự ý thức được vẻ đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình. Nhưng cô gái luôn phải lo nỗi lo về hạnh phúc bấp bênh, hạnh phúc có thể có, có thể không, hoàn toàn phụ thuộc vào sự may rủi. Đó cũng chính là nội dung lời than thân của cô gái trong bài ca dao).

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Bài số 1

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

– Chủ thể trữ tình: cô gái

– Đối tượng trữ tình: người anh/ chị, chàng trai…

– Biện pháp nghệ thuật: So sánh

+ “Tấm lụa đào” → gợi tả vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn cô gái.

+ “Phất phơ giữa chợ” → gợi tả thân phận bất hạnh của cô gái.

H: Em thử lí giải vì sao cô gái trong bài ca lại cất tiếng hát than thân?

(Người phụ nữ trong xã hội xưa bị cột chặt vào đạo tam tòng, tứ đức và những lễ giáo phong kiến hà khắc, trọng nam khinh nữ. Do vậy, khi chuẩn bị bước vào cuộc đời tương lai, lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời mình, thì người phụ nữ không thể lựa chọn hạnh phúc, mà phải chấp nhận “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Đây chính là nỗi đau thân phận của người phụ nữ.

Nỗi đau thân phận, bị phụ thuộc ấy trở đi trở lại trong nhiều bài ca cao có cùng motip.

H: Từ việc phân tích biện pháp nghệ thuật, em hãy khái quát giá trị nội dung của bài ca dao?

→ Gía trị nội dung:

– Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: bị lệ thuộc.

– Khẳng định vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của họ.

Hoạt động luyện tập

Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của ca dao là gì?

Những bài thơ hoặc những câu nói có vần điệu.

Diễn tả cuộc sống thường nhật của con người.

Đúc kết những kinh nghiệm đời sống thực tiễn.

Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của

người lao động.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu của ca dao là?

Tự sự

Miêu tả

Biểu cảm

Nghị luận

Câu 3: Nhân vật trữ tình thường gặp nhất trong ca dao là?

Người đàn ông

Người phụ nữ

Trẻ em

Người dân thường

Câu 4:Ca dao không có đặc điểm nghệ thuật này?

Sử dụng lối so sánh, ẩn dụ.

Sử dụng phong phú phép lặp và điệp cấu trúc.

Miêu tả nhân vật với tính cách phức tạp.

Ngôn ngữ đời thường nhưng giàu giá trị biểu đạt.

Hoạt động vận dụng

Phương án 1:

Hỏi 01 HS nữ: Theo em, người phụ nữ trong xã hội ngày nay, họ có nỗi lo về hạnh phúc như người phụ nữ trong bài ca dao hay không? Vì sao?

Hỏi 01 HS nam: Trong tương lai, em sẽ có một người phụ nữ của đời mình, em sẽ làm gì để cô ấy được hạnh phúc ? (liên hệ giáo dục).

GV liên hệ, định hướng nhận thức cho HS.

Phương án 2:

Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới

Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay con kiến li ti

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con quốc giữa trời

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Câu 1: Bài ca dao có những hình ảnh gì? Được khắc họa như thế nào? Có những đặc điểm gì chung.

Câu 2: Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ ? Nêu ý tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó.

Câu 3: Chủ đề của bài ca dao là gì?

Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Sưu tầm, ghi chép lại những bài ca dao than thân

Chuẩn bị bài theo PPCT.

RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Họ và tên các thành viên:……………………………………………………..

PHIẾU HỌC TẬP

Đọc bài ca dao số 1 và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Thời gian thảo luận: 5 phút

Câu hỏi 1: Xác định nhân vật trữ tình của bài ca dao. Vì sao em xác định được?

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu hỏi 2: Xác định đối tượng trữ tình của bài ca dao.

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu hỏi 3: Bài ca dao sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Gợi ý: Tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh “tấm lụa đào” và “tấm lụa đào – phất phơ giữa chợ” trong quan hệ với nhân vật trữ tình của bài ca dao.

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu hỏi 4: Tìm ít nhất 4 bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em như”

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài viết gợi ý: