CHỦ ĐỀ: VĂN THUYẾT MINH
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Từ việc nắm được kiến thức về văn thuyết minh, hình thành kĩ năng viết văn thuyết minh
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
Thời gian dạy học: 6 tiết (Tiết 55,56,57,58,59,60)
Gồm các bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh; Lập dàn ý bài văn thuyết minh; Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh; phương pháp thuyết minh; Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh; tóm tắt văn bản thuyết minh.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học:
Kiến thức:
– Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh: đặc điểm, yêu cầu và phương pháp thuyết minh, các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
Kĩ năng:
– Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh, biết trình bày một văn bản thuyết minh trước tập thể.
– Biết viết đoạn văn, bài văn thuyết minh có sự kết hợp các phương thức biểu đạt; biết điều chỉnh dung lượng của bài văn.
– Biết viết bài thuyết minh về một tác phẩm, tác giả, thể loại văn học đã học ở lớp 10.
Thái độ:
– Học tập nghiêm túc.
– Thấy được vài trò quan trọng của văn bản thuyết minh trong cuộc sống
Hình thành năng lực :
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đối tượng thuyết minh
+ Năng lực giới thiệu, trình bày các tri thức về đối tượng thuyết minh
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về tìm hiểu, quan sát các đối tượng cần phải thuyết minh.
+ Năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp.
+ Năng lực ứng dụng tạo lập văn bản.
Bước 4: xác định và mô tả mức độ, yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
– Nêu được đặc điểm của văn bản thuyết minh
| – Hiểu được đặc điểm của văn bản thuyết minh khác với các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận… | – Sử dụng các phương pháp thuyết minh một cách linh hoạt để tạo tính chuẩn xác và hấp dẫn để tạo lập được đoạn văn thuyết minh theo yêu cầu. |
– Nắm và nhận diện được các kết cấu của văn bản thuyết minh
| – Biết cách xác định trình tự cụ thể khi trình bày, giới thiệu một vấn đề. | – Tóm tắt được một văn bản thuyết minh. |
– Nêu được cách lập dàn bài khái quát của bài văn thuyết minh | – Biết cách xác định dàn bài chi tiết cho một đối tượng thuyết minh cụ thể. | – Trình bày, giới thiệu ngắn gọn về một tác giả, tác phẩm, thể loại văn học trong chương trình đã được học. |
– Nêu được một số biện pháp tạo tính chuẩn xác hấp dẫn của bài văn thuyết minh | – Xác định được kết cấu, các phương pháp thuyết minh, tính chuẩn xác và hấp dẫn trong một văn bản thuyết minh mẫu. | – Sử dụng các phương pháp thuyết minh một cách linh hoạt để tạo tính chuẩn xác và hấp dẫn để tạo lập được đoạn văn thuyết minh theo yêu cầu. |
– Nắm được các phương pháp thuyết minh. | – Hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh | – Tóm tắt được một văn bản thuyết minh. |
– Nắm được cách viết đoạn văn thuyết minh | – Hiểu được đặc điểm của văn bản thuyết minh khác với các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận… | – Trình bày, giới thiệu ngắn gọn về một tác giả, tác phẩm, thể loại văn học trong chương trình đã được học. |
– Nắm được yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh | – Biết cách xác định trình tự cụ thể khi trình bày, giới thiệu một vấn đề. | – Sử dụng các phương pháp thuyết minh một cách linh hoạt để tạo tính chuẩn xác và hấp dẫn để tạo lập được đoạn văn thuyết minh theo yêu cầu. – Vận dụng các kiến thức đã học để tạo lập một văn bản thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn. – Tự tìm hiểu và có những kiến giải riêng, phát khám phá về các đối tượng trong cuộc sống xung quanh.
|
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ, yêu cầu đã mô tả
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
? Trình bày mục đích của văn thuyết minh. ? Kể tên các loại văn bản thuyết minh thường gặp? ? Thế nào là kết cấu của văn bản thuyết minh? ? Trình bày các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh thường gặp? ? Trình bày các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh thường gặp?
| * Ngữ liệu 1: Văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” – SGK Ngữ văn 10 tập 1 trang 166
* Ngữ liệu 2: Văn bản “Bưởi Phúc Trạch” – SGK Ngữ văn 10 tập 1 trang 167 ? Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản trên? ? Tìm các ý tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản ? Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản. Giải thích cơ sở của cách sắp xếp các ý ấy
|
? Hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu về một trong các đối tượng sau: – Một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương – Một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh chị hằng yêu thích
|
? Nêu cách lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh.
| * Ngữ liệu 3: Văn bản “ Chu Văn An – nhà sư phạm mẫu mực” – SGK Ngữ văn 10 tập 1 trang 172 ? Đối tượng thuyết minh của văn bản? ? Mục đích thuyết minh của văn bản? ? Phân tích kết cấu của văn bản? Từ đó đưa ra dàn ý của văn bản thuyết minh trên | ? Hãy lập dàn ý cho đề văn thuyết minh để giới thiệu về một trong các đối tượng sau:
– Một đặc sản hoặc nét văn hóa ẩm thực của địa phương mình. – Một lễ hội ghi lại những nét đẹp về phong tục truyền thống của dân tộc hoặc địa phương em. – Một tác giả tác phẩm văn học như: Nguyễn Du và Truyện Kiều…
|
? Nêu các cách tạo tính hấp dẫn và chuẩn xác của văn bản thuyết minh
| * Ngữ liệu 4: Đoạn trích theo Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội” – SGK Ngữ văn 10 tập 2 trang 27 ? Phân tích văn bản thuyết minh trên để phân tích tính hấp dẫn của nó.
| Viết một bài văn ngắn thuyết minh về một tác giả mà em yêu thích có tình chuẩn xác và hấp dẫn.
|
? Nêu các phương pháp thuyết minh thường được sử dụng
|
| |
? Nêu cách viết đoạn văn thuyết minh.
| ? Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp của một tác giả văn học mà anh (chị) đã được học. ? Viết đoạn văn ngắn giới thiệu đặc điểm tiêu biểu nhất về một danh lam thắng cảnh mà anh chị biết.
| |
? Nêu mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh.
| * Ngữ liệu 5: VB “Nhà sàn” – SGK Ngữ văn 10 tập 2 trang 69. ? Xác đinh đối tượng và mục đích thuyết minh ? Xác định đoạn và ý chính của mỗi đoạn trong văn bản trên?
| ? Viết tóm tắt các văn bản trên với độ dài khoảng 10 câu.
|
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM CHO CHỦ ĐỀ
Mục tiêu
Giúp học sinh:
– Củng cố kiến thức làm văn thuyết minh.
– Vận dụng kiếm thức, hiểu biết để viết được bài văn thuyết minh rõ ràng, chuẩn xác, hấp dẫn.
Xác định hình thức kiểm tra
– Hình thức: Tự luận
– Cách thứ kiểm tra: Học sinh làm ở nhà.
III. Xây dựng khung ma trận
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Tổng |
1. Giới thiệu về đặc sản quê hương.
Tổng số: 1 câu | Xác định đúng yêu cầu của đề bài
1đ = 10% | Kĩ năng làm văn thuyết minh
3đ = 30% | Vận dụng kiến thức để hoàn thiện một bài văn thuyết minh
4đ = 40% | Bài viết chuẩn xác, hấp dẫn, lôi cuốn, vận dụng thành thạo các kĩ năng. 2đ = 20% |
10đ = 100% |
2. Giới thiệu về một phong tục trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam.
Tổng số: 1 câu | Xác định đúng yêu cầu của đề bài
1đ = 10% | Kĩ năng làm văn thuyết minh
3đ = 30% | Vận dụng kiến thức để hoàn thiện một bài văn thuyết minh
4đ = 40% | Bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, để lại ấn tượng sâu sắc, vận dụng thành thạo các kĩ năng. 2đ = 20% |
10đ = 100% |
3. Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.
Tổng số: 1câu | Xác định đúng yêu cầu của đề bài
1đ = 10% | Kĩ năng làm văn thuyết minh
3đ = 30% | Vận dụng kiến thức về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Trãi để hoàn thiện một bài văn thuyết minh 4đ = 40% | Bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, chuẩn xác, có những đánh giá về vị trí, vai trò của tác giả trong nền văn học nước nhà. 2đ = 20% |
10đ = 100% |
III. Biên soạn câu hỏi
Đề 1: Hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về đặc sản quê hương em (Bánh gai, bánh đậu xanh).
Đề 2: Viết một bài văn thuyết minh về một phong tục trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam.
Đề 3: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.
Đáp án và biểu điểm
Yêu cầu
1.1. Về hình thức
– Có kết cấu 3 phần rõ ràng.
– Bài viết có bố cục hợp lí, diễn đạt lưu loát, rõ ràng; không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi liên kết.
– Trình bày mạch lạc, khoa học.
1.2. Về nội dung:
Phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
Đề 1
– Đặc sản ấy là gì? Ở đâu?
– Quá trình làm ra đặc sản ấy?
– Giá trị của đặc sản:
+ Giá trị dinh dưỡng
+ Giá trị tinh thần (Đặc sản ấy là sự kết tinh nét tài hoa của con người, phẩm chất tinh thần của miền quê, của người dân quê hương như thế nào?).
Đề 2
+ Phong tục ấy là gì? Nó phổ biến ở đâu?
+ Nét đặc sắc của phong tục ấy (Nguồn gốc, đặc điểm).
+ Ý nghĩa của phong tục đối với người dân Việt Nam.
+ Ấn tượng bản thân về phong tục.
Đề 3
– Những nét chính về cuộc đời, truyền thống gia đình của tác giả.
– Sự nghiệp văn học:
+ Những tác phẩm chính.
+ Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất.
+ Nguyễn Trãi – nhà thơ trừ tình sâu sắc.
Lưu ý điểm những nét chính về nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm lớn.
– Đánh giá về vị trí, vai trò của Nguyễn Trãi trong gia đoạn văn học trung đại và nền văn học nước nhà.
Biểu điểm
– Mở bài và kết bài viết tốt (mỗi phần 1 điểm).
– Thân bài: 8 điểm
9 – 10 điểm: Đảm bảo đủ ý, bài viết sinh động, hấp dẫn.
7 – 8 điểm: Đảm bảo đủ ý, nội dung có thể chưa phong phú, còn những sai sót nhỏ.
5 – 6 điểm: Đảm bảo nửa số ý, còn một số sai sót.
3 – 4 điểm: Bài viết sơ sài, ý lộn xộn.
1 – 2 điểm: Sai lạc.
Bước 6: Tiến trình dạy học theo chủ đề
Tiết 55:
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
Mục tiêu bài hoc
Kiến thức
– Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
– Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
Kĩ năng
Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
Thái độ
Có ý thức khi lựa chọn các hinh thức kết cẩu khi tạo lập một văn bản thuyết minh.
Năng lực hình thành:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
– Năng lực tự học, sáng tạo.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
– Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân.
Chuẩn bị
Giáo viên
SGK, Bài soạn, tài liệu tham khảo
Học sinh
Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra vở soạn
Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
Kể tên các loại văn bản em đã học? Để giới thiệu một số hình ảnh đẹp về Đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế em sẽ dùng loại văn nào? Vì sao?
GV trình chiếu hoặc giới thiệu cho HS một số hình ảnh về Đất nước, con người Việt Nam. ( GV đã yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà)
GV nhấn mạnh HS đã dùng văn thuyết minh để đạt được yêu cầu và giới thiệu vào bài học
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
2.1: Tìm hiểu các khái niệm GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về văn thuyết minh.
Theo em, kết cấu của văn bản thuyết minh là gì? Kết cẩu ấy phụ thuộc vào những yếu tố nào?
2.2: Tìm hiểu kết cấu của văn bản thuyết minh GV chia lớp thành hai nhóm: Nhóm 1: Văn bản 1 Nhóm 2: Văn bản 2 Nội dung công việc: – Đọc văn bản – Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh. – Tìm các ý chính. – Nêu hình thức kết cấu của văn bản.
HS thảo luận, cử đại diện trình bày. GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nêu các dạng kết cấu của văn bản thuyết minh?
Hoạt động 3: Luyện tập
Nếu phải thuyết minh bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão thì em sẽ chọn hình thức kết cấu nào? Trong bài viết của mình, em sẽ trình bày những ý chính nào?
* Hoạt động 4: Vận dụng và sáng tạo, mở rộng – Nếu phải thuyết minh một di tích một thắng cảnh của đất nước thì anh (chị) giới thiệu nội dung nào, sắp xếp ra sao? – Sưu tầm và phân tích một số văn bản thuyết minh để nhận ra kết cấu của các văn bản đó.
| I. Khái niệm 1. Văn thuyết minh là văn dùng để giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất… của một sự vật, hiện tượng hoặc một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người. 2. Kết cấu của văn bản là cách thức tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh và có ý nghĩa. * Lưu ý: kết cấu của VBTM phụ thuộc vào: – Đối tượng TM – Mục đích TM – Người tiếp nhận. II. Kết cấu của văn bản thuyết minh 1. Văn bản 1: Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn a. Đối tượng thuyết minh: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Mục đích: Giới thiệu với người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghĩa của lễ hội. b. Ý chính – Thời gian, địa điểm – Diển biến: + Lễ dâng hương. + Thi lấy lửa, thổi cơm. + Chấm thi: Tiêu chuẩn, cách thức chấm. – Ý nghĩa lễ hội. c. Trình tự sắp sếp – Trình tự thời gian: phần diễn biến – Trình tự logic 2. Văn bản 2: Bưởi Phúc Trạch a. Đối tượng thuyết minh: Bưởi Phúc Trạch – Mục đích: Giới thiệu chất lượng, giá trị dinh dưỡng của loại bưởi Phúc Trạch. b. Ý chính – Các loại bưởi nối tiếng ở Việt Nam. – Đặc điểm bưởi Phúc Trạch: hình dáng quả, màu sắc vỏ, múi bưởi. – Giá trị dinh dưỡng – Danh tiếng c. Trình tự sắp xếp – Trình tự không gian – Trình tự lôgic: + Liệt kê các phương diện + Quan hệ nhân quả 3. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh – Trình tự không gian. – Trình tự thời gian. – Trình tự logic – Trình tự hỗn hợp.
III. Luyện tập . Bài tập 1 a. Thuyết minh về bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão ta có thể chọn hình thức kết cấu hỗn hợp. b. Các ý chính: – Giới thiệu chung về bài thơ: tác giả, thể loại, nội dung chính … – Thuyết minh giá trị nội dung của bài thơ “Hào khí Đông A” thể hiện qua: + Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần + Sức mạnh quân đội nhà Trần. + Chí làm trai theo quan niệm Nho giáo của tác giả: lập công, lập danh. + Nỗi thẹn của người anh hùng có nhân cách lớn và khát vọng lập công. – Thuyết minh về giá trị nghệ thuật của bài thơ: sự cô đọng đạt tới độ súc tích cao, nhấn mạnh tính chất kì vĩ về thời gian, không gian và con người.
Bài tập 2 :Giới thiệu một thắng cảnh – Vị trí địa lí – Thời gian xây dựng, sự tích gắn liền với thắng cảnh – Cấu trúc, đặc điểm – Ý nghĩa. |
Củng cố
– Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài: “Lập dàn ý bài văn thuyết minh”
Tiết 56:
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
Mục tiêu bài hoc
Kiến thức
– Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh.
– Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh.
Kĩ năng
– Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần giũ, quen thuộc.
– Thực hành lập dàn ý khi triển khai làm bài văn thuyết minh.
Thái độ
Có ý thức lập dàn ý khi viết một bài văn thuyết minh.
Năng lực hình thành:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
– Năng lực tự học, sáng tạo.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
– Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân.
Chuẩn bị
Giáo viên
Bài soạn, tài liệu tham khảo
Học sinh
Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
C. Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
– Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
– Kiểm tra các bài tập.
Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
Trước khi viết một bài văn, em thường làm thao tác nào để bài làm được đầy đủ, khoa học và không lạc đề? Đối với viết bài văn thuyết minh có cần thiết phải làm điều này không?
– Thường làm thao tác lập dàn ý theo bố cục 3 phần.
– Bài văn thuyết minh việc làm này là cần thiết
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
2.1: Tìm hiểu dàn ý của bài văn thuyết minh Nhắc lại bố cục ba phần của một bài văn và nhiệm vụ của mỗi phần? Bố cục đó có phù hợp với bài văn thuyết minh hay không?
Điểm giống và khác nhau giữa mở bài với thân bài của bài văn tự sự với bài văn thuyết minh?
2. 2: Lập dàn ý bài văn thuyết minh GV yêu cầu học sinh xác định đối tượng thuyết minh trong một số đề văn.
Theo em, khi lập dàn ý, ta phải thực hiện những thao tác nào?
GV yêu vầu HS phân tích ví dụ trong sgk.
Hoạt động 3: Luyện tập
HS chọn một đề, làm tại lớp. GV nhận xét, định hướng.
* Hoạt động 4: Vận dụng và sáng tạo, mở rộng Lập dàn ý thuyết minh về một tác giả mà em đã học.
| I. Dàn ý bài văn thuyết minh 1. Bố cục ba phần của một bài văn – Mở bài: Giới thiệu vấn đề – Thân bài: Giải quyết vấn đề. – Kết bài: Kết thúc vấn đề 2. Bố cục này vẫn phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh. 3. So sánh a. Mở bài – Giống nhau: Đều giới thiệu đến phần sẽ bàn đến ở thân bài. – Khác nhau: ở văn bản thuyết minh, phần mở bài thường tạo ra sự chú ý đặc biệt ở người đọc thông qua từ ngữ, hình ảnh biểu cảm. b. Kết bài – Giống nhau: Khái quát, kết lại vấn đề. – Khác nhau: Ở văn bản thuyết minh phải lưu lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh 1. Xác định đề tài – Đọc kĩ đề bài – Xác định đối tượng thuyết minh. 2. Lập dàn ý a. Mở bài – Nêu đề tài thuyết kinh. – Dẫn dắt thuyết phục, thu hút sự chú ý của người đọc. b. Thân bài – Tìm ý, chọn ý. – Sắp xếp ý: phù hợp, khoa học. Ví dụ: Sgk Nên chọn cách 2 vì nó đơn giản, không trùng lặp và dễ theo dõi. c. Kết bài – Nhấn mạnh lại đề tài thuyết minh. – Lưu lại cảm xúc lâu bền trong lòng người đọc.
III. Luyện tập Giới thiệu một tấm gương học tốt. a. Mở bài Giới thiệu chung: tên, tuổi, quê quán. b. Thân bài – Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập – Quá trình phấn đấu vươn lên. – Kết quả học tập. c. Kết bài – Khẳng định tấm gương học tốt. – Suy nghĩ về bài học cho bản thân. HS lập dàn ý cho đề bài – Tác giả Hồ Xuân Hương; Nguyễn Du….
|
Củng cố
Nắm chắc cách lập dàn ý bài văn thuyết minh .
Dặn dò
– Soạn bài: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
Tiết 57
TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
Mục tiêu bài hoc
Kiến thức
– Yêu cầu về tính chuẩn xác và hấp dẫn củaVBTM
– Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của VBTM
Kĩ năng
– Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của VBTN qua ví dụ cụ thể
– Biết viết VBTM có tính chuẩn xác , hấp dẫn
Thái độ
Từ giờ học, giúp HS lựa chọn thông tin chinh xác và lựa chọn cách thể hiện sinh động khi tạo lập văn bản thuyết minh.
Học sinh có thể hình thành những năng lưc sau:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
– Năng lực tự học, sáng tạo.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
– Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân.
– Năng lưc giải quyết các tình huống đặt ra trong bài học.
– Năng lực giải quyết tình huống đặt ra trong bài học.
Chuẩn bị
Giáo viên
Bài soạn, tài liệu tham khảo
Học sinh
Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài tập bài “Lập dàn ý bài văn thuyết minh”.
Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
2. 1: Tìm hiểu tính chuẩn xác trong VBTM.
Em hiểu thế nào là tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh?
Theo em, vi sao VBTM cần có tính chuẩn xác?
Các biện pháp để đảm bảo tính chuẩn xác của VBTM?
2. 2: Tìm hiểu tính hấp dẫn trong VBTM. Vì sao VBTM cần có tính hấp dẫn?
Em hãy nêu một số biện pháp để đảm bảo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh?
GV hướng dẫn cho học sinh lưu ý về mối quan hệ giữa tính chuẩn xác với tính hấp dẫn trong VBTM.
HS đọc bài tập và trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung, định hướng.
HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: Luyện tập
Học sinh đọc đoạn văn của Vũ Bằng và trả lời các câu hỏi.
GV nhận xét, định hướng.
* Hoạt động 4: Vận dụng, sáng tạo và mở rộng | I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh 1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác. a. Khái niệm Tính chuẩn xác là các nội dung trình bày cần khoa học, khách quan , đáng tin cậy. b. Lí do: Kiến thức của VBTM là kiến thức thực tế, khách quan, không thể xuyên tạc. c. Biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác – Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết. – Thu thập đầy đủ tư liệu tham khảo (chú ý người viết, năm xuất bản…) – Tham khảo ý kiến chuyên gia. 2. Luyện tập. a. Kiến thức không chuẩn xác, vì: – Chương trình Ngữ Văn 10 không chỉ được học VHDG mà còn được học cả VHTĐ, VHHĐ, … – VHDG không phải chỉ học ca dao mà còn học truyện thơ, truyền thuyết, truyện côt tích, sử thi, … nhưng không học tục ngữ và câu đố. b. Không chuẩn xác, vì “thiên cổ hùng văn” là áng hùng văn của ngàn đời, không phải áng hùng văn đã được viết ra từ nghìn năm trước. c. Không nên sử dụng VB đó để TM về nhà thơ NBK vì bài viết chủ yếu thuyết minh về thân thế, chưa có sự nghiệp thơ ca của ông. II. Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh 1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn: a. Lí do: văn bản thuyết minh cần phải hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc, người nghe. b. Biện pháp tạo tính hấp dẫn – Dùng chi tiết cụ thể sinh động, con số chính xác … để bài văn không trừu tượng, mơ hồ. – So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu và trí nhớ người đọc , người nghe. – Sử dụng kết hợp các kiểu câu làm cho bài văn TM biến hóa linh hoạt, không đơn điệu. – Phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng TM được soi rọi từ nhiều mặt. * Lưu ý: tính hấp dẫn không hề mâu thuẫn với tính chuẩn xác vì bản thân VBTM phải chuẩn xác thì mới hấp dẫn, hấp dẫn phải trên cơ sở chuẩn xác. 2. Luyện tập. (1). Biện pháp tạo tính hấp dẫn – Đưa số liệu có địa chỉ cụ thể. – So sánh, chứng minh. – Cách trình bày theo hướng diễn dịch, logic. (2). Tác dụng tạo hứng thú của việc kể lịa truyền thuyết về đảo An Ma: – Bài TM trở lên hấp dẫn hơn, giúp ta trở về thủa xa xưa, huyền ảo. – Làm cho tâm hồn người đọc giàu có và sâu sắc hơn. Ghi nhớ – sgk trang 28. III. Luyện tập. Biện pháp tạo nên tính hấp dẫn: – Sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định, câu kể … – Hình ảnh so sánh, liên tưởng phù hợp: như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, xanh như lá mạ, như nghiện trà tươi, như một bức tranh tàu … – Bộc lộ trực tiếp cảm xúc: Trông mà thèm quá! Có ai lại đừng vào ăn cho được. |
Củng cố
Dặn dò:
Soạn bài: Phương pháp thuyết minh
———————————————————————————————————–
Tiết 58
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
Mục tiêu bài hoc
Kiến thức
– Tầm quan trọng của các phương pháp thuyết minh trong VBTM.
– Các phương pháp được sử dụng trong VBTM.
– Các y/c và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng, phối hợp các PPTM.
Kĩ năng
– Nhận diện và phân tích hiệu quả của mỗi PPTM qua các ví dụ cụ thể.
– Lựa chọn, vận dụng và phối hợp các PPTM phù hợp với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng và tăng sức hấp dẫn cho VBTM.
Thái độ:
Từ giờ học, giúp HS ý thức được tầm quan trọng của các phương pháp thuyết minh từ đó nắm vững được các phương pháp thuyết minh.
Học sinh có thể hình thành những năng lưc sau:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
– Năng lực tự học, sáng tạo.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
– Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân.
– Năng lưc giải quyết các tình huống đặt ra trong bài học.
Chuẩn bị
Giáo viên
Bài soạn, tài liệu tham khảo
Học sinh
Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
– Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của VBTM?
– Tính hấp dẫn và một số biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn của VBTM?
Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
2. 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của PPTM. Nhắc lại khái niệm PPTM?
Tầm quan trọng của PPTM?
2. 2: Tìm hiểu một số phương pháp thuyết minh(14p) GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm việc với một ngữ liệu. Nội dung công việc: + Đọc kĩ văn bản. + Xác định nội dung văn bản. + Phương pháp thuyết minh và tác dụng của nó.
Các nhóm thảo luận và cứ đại diện lên trình bày.
GV nhận xét, định hướng, chốt kiến thức.
Câu “Ba sô là bít danh” sử dụng PP định nghĩa hay chú thcihs? Vì sao?
Chỉ ra điểm giống và khác nhau củ hai pp này?
Mục đích thuyết minh của đoah văn là gì?
Quan hệ giữa các ý của đoạn văn?
Trình bày yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh?
HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập HS làm bài tập. GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 4: Vận dụng, sáng tạo và mở rộng
| I. Tầm quan trọng của VBTM. 1. Khái niệm PPTM là một hệ thống những cách thức, thao tác mà người thuyết minh dùng để làm cho người đọc, người nghe nắm được những điều mình muốn nói. 2. Tầm quan trọng Muốn làm bài văn thuyết minh có hiệu quả thì phải nắm chắc và vận dụn tốt các PPTM. II. Một số phương pháp thuyết minh. 1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học b. Ví dụ 1 – Nội dung: Trần Quốc Toản khéo tiến cử người tài cho đất nước. – Phương pháp: Liệt kê, nêu ví dụ – Tác dụng: cho thấy lời nhận xét chuẩn xác, có căn cứ thuyết phục b. Ví dụ 2 – Nội dung : Thuyết min về bút danh Ba – sô. – Phương pháp: dùng định nghĩa (câu đầu), phân tích, giải thích (phần sau). – Tác dụng: cung cấp những hiểu biết mới, bất ngờ về bút danh của Ba – sô. c. Ví dụ 3 – Nội dung: Cấu tạo tế bào cơ thể người. – Phương pháp: so sánh, dùng số liệu – Tác dụng: thuyết phục, hấp dẫn, giúp người đọc có hình dung một cách cụ thể, thú vị về cấu tạo tế bào cơ thể người. d. Ví dụ 4 – Nội dung: Nhạc cụ của điệu hát trống quân. – Phương pháp: phân tích, giải thích. – Tác dụng: giúp người đọc nhận ra những nhạc cụ đơn giản nhưng lại tạo ra những âm điệu tuyệt vời. 2. Tim hiểu một số phương pháp thuyết minh. a. Thuyết minh bằng cách chú thích – Câu “Ba – sô là bút danh” không phải là phương pháp định nghĩa vì nó không nêu được bản chất vấn đề để phân biệt Ba – sô với các nhà thơ khác => PP chú thích. – TM bằng cách chú thích là cách đưa thêm tư liệu liên quan để làm rõ đối tượng TM. * So sánh PP chú thích và PP nêu định nghĩa – Giống nhau: cấu trúc A là B – Khác nhau : + PP định nghĩa : nêu bản chất => chặt chẽ và chuẩn xác. + PP chú thích : làm rõ thêm một phương diện => linh hoạt, mềm dẻo. b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả. Mục đích: giới thiệu ý nghĩa bút danh Ba-sô (Ba sô – cây chuối). – Các ý trong đoạn văn có quan hệ giảng giải nguyên nhân – kết quả: + Nguyên nhân: Niềm say mê cây chuối của nhà thơ + Kết quả: Nhà thơ đặt bút danh là Ba sô – Cây chuối. => Đối tượng TM hiện lên đầy đủ, cặn kẽ, có quá trình, nguồn gốc rõ ràng, hợp lí. III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh. – Căn cứ vào mục đích thuyết minh. – Mục đích vận dụng PPTM: + Cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan. + Giúp người đọc, người nghe tiếp nhận một cách dễ dàng, hứng thú. * Ghi nhớ: sgk – 51 IV. Luyện tập Bài 1: sgk – 51 – Các phương pháp: chú thích, phân loại, giải thích, dùng số liệu – Tác dụng: văn bản thêm sinh động và hấp dẫn. Bài 2: HS làm ở nhà. |
Củng cố
5.Dặn dò
– Soạn bài : Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
———————————————————————————————————–
Tiết 59
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
Mục tiêu bài hoc
Kiến thức
– Đoạn văn, các yêu cầu viết đoạn văn nói chung.
– Các yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
Kĩ năng
– So sánh đề nhận ra những điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh.
– Vận dụng những kiến thức, kĩ năng về đoạn văn, về văn thuyết minh để viết được đoạn văn có đề tài đơn giản, gần gũi, quen thuộc trong học tập và đời sống.
Thái độ
Giúp học sinh có thái độ và kiến thức vững vàng khi tạp lập một đoạn văn thuyết minh.
Học sinh có thể hình thành những năng lưc sau:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
– Năng lực tự học, sáng tạo.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
– Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân.
– Năng lưc giải quyết các tình huống đặt ra trong bài học.
Chuẩn bị
Giáo viên
Bài soạn, tài liệu tham khảo
Học sinh
Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
– Các phương pháp thuyết minh đã học? Phân biệt phương pháp chú thích và phương pháp nêu định nghĩa?
– Yêu cầu đối với việc vận dụng PP thuyết minh?
Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
2. 1: Tìm hiểu đoạn văn thuyết minh HS đọc SGK, trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi, thực hiện các yêu cầu trong sách. GV củng cố, hoàn thiện.
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 đoạn văn: tự sự và TM?
Một đoạn văn TM đầy đủ phải gồm mấy phần chính? Các ý trong đoạn văn có thể xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh được không, vì sao?
2. 2: Viết đoạn văn TM HS đọc VD đoạn văn TM sgk. Nêu nội dung, phương pháp và ý nghĩa của đoạn văn?
Qua đoạn văn, em học hỏi được điều gì khi viết một đoạn văn thuyết minh?
HS viết đoạn văn bản trình bày trước lớp.
HS đọc ghi nhớ -63. GV đưa ra đề bổ sung và hướng dẫn HS lập dàn ý, chọn ý và viết đoạn văn TM * Hoạt động 3: Luyện tập * Hoạt động 4: Vận dụng, sáng tạo và mở rộng | I. Đoạn văn thuyết minh 1. Khái niệm Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. 2. Yêu cầu – Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung. – Liên kết chặt chẽ với các đoạn trước và sau nó. – Diễn đạt chính xác và trong sáng. 3. So sánh đoạn văn thuyết minh và đoạn văn tự sự * Giống nhau: Đảm bảo cấu trúc và các yêu cầu của đoạn văn. * Khác nhau: – Đoạn văn tự sự: chú trọng miêu tả, kể lại diễn biến sự việc bằng các chi tiết. lời thoại. – Đoạn văn thuyết minh: chú trọng làm sáng tỏ đặc điểm, bản chất của đối tượng thuyết minh. 3. Cấu trúc của một đoạn văn thuyết minh * Cấu trúc: – Đầy đủ nhất gồm 3 phấn: + Câu mở đoạn: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh. + Các câu tiếp theo: Thuyết minh cụ thể về đối tượng. + Câu kết đoạn: Khẳng định, nêu giá trị của đối tượng thuyết minh. – Cũng có thể có đoạn văn chỉ gồm hai phần chính: mở đoạn và thân đoạn hoặc thân đoạn và kết đoạn. * Trình tự sắp xếp ý: – Thời gian – Không gian – Nhận thức – Phản bác – chứng minh. II. Viết đoạn văn thuyết minh 1. Tìm hiểu ví dụ – Nội dung: Nghịch lí giữa thời gian và tốc độ. – Phương pháp: giải thích, so sánh, nêu số liệu. – Ý nghĩa: khuyên con người nên tận dụng thời gianđể làm việc năng suất và có hiệu quả. => kinh nghiệm: + Phải có đủ kiến thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn. + Xác định rõ vị trí đoạn văn. + Có câu chuyển đoạn. + Sắp xếp ý đảm bảo tính chặt chẽ, lô gisc. + Sử dụng các PPTM phù hợp. 2. Viết đoạn văn thuyết minh Đề bài: Giới thiệu tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. – Lập dàn ý đại cương. – Diễn đạt một ý thành đoạn văn hoàn chỉnh. * Ghi nhớ: sgk III. Luyện tập HS làm ở nhà.
|
Củng cố
Dặn dò
– Soạn bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh.
———————————————————————————————————–
Tiết 60
TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
Mục tiêu bài hoc
Kiến thức
Mục đích, yêu cầu và cách tóm tắt văn bản thuyết minh.
Kĩ năng
– Tóm tắt văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản.
– Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể.
Thái độ: từ giờ học, giúp HS có ý thức tóm tắt lại nội dung khi đọc một văn bản thuyết minh.
Học sinh có thể hình thành những năng lưc sau:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
– Năng lực tự học, sáng tạo.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
– Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân.
– Năng lưc giải quyết các tình huống đặt ra trong bài học.
Chuẩn bị
Giáo viên
Bài soạn, tài liệu tham khảo
Học sinh
Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
1. 1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh Trình bày mục đích và yêu cầu của văn bản thuyết minh?
2. 2: Tìm hiểu cách tóm tắt một văn bản thuyết minh
Đọc văn bản và xác định: – Đối tượng thuyết minh? – Đại ý? – Bố cục văn bản?
HS tóm tắt văn bản với dộ dài 10 dòng, trình bày trước lớp. GV nhận xét, cho điểm khuyến khích nếu HS làm bài tốt.
Nêu cách tóm tắt văn bản thuyết minh?
Hoạt động 3: Luyện tập
Hs làm các bài tập, lên bảng trình bày.
GV nhận xét, cho điểm khuyến khích.
Hoạt động 4: Vận dụng; sáng tạo và mở rộng
| I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh 1. Mục đích: Nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó. 2. Yêu cầu – Văn bản tóm tắt cần ngắn gọn, rành mạch – Sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc. II. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh. 1. Ví dụ – Đối tượng: nhà sàn – Đại ý: thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc, tiện ích và ý nghĩa văn hoá xã hội của nhà sàn. – Bố cục: + Đoạn 1: Định nghĩa và mục đích sử dụng của nhà sàn. + Đoạn 2: Thuyết minh về cấu tạo. + Đoạn 3: Thuyết minh về nguồn gốc và tiện ích của nhà sàn. + Đoạn 4: Đánh giá chung về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của nhà sàn ở Việt Nam. – Tóm tắt:
2. Cách tóm tắt – Xác định mục đích, yêu cầu. – Đọc VB gốc để tìm dữ liệu, có thể gạch dưới những ý quan trọng. – Diễn đạt các nội dung tóm tắt thành câu, đoạn và bài đáp ứng yêu cầu tóm tắt văn bản. – Đối chiếu với văn bản gốc, kiểm tra lại văn bản tóm tắt. III. Luyện tập Bài 1: sgk – 71 – Đối tượng TM: Tiểu sử, sự nghiệp Ba-sô và đặc điểm thơ Hai-cư – Bố cục VB: + Đoạn 1: tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp Ba-sô + Đoạn 2: Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ Hai-cư. – Viết đoạn tóm tắt. Bài 2: sgk – 72 – Đối tượng TM: giới thiệu danh lam thắng cảnh đền Ngọc Sơn ở thủ đô Hà Nội. – Bố cục: + Đoạn 1: Đền Ngọc Sơn … bài thơ trữ tình: Vị trí và đặc điểm bao trùm kiến trúc đền Ngọc Sơn. + Đoạn 2: Huyền thoại … cái thiện: Giới thiệu cụ thể về quá trình xây dựng , tôn tạo, quy mô, kiên trúc một danh thắng vừa mang dấu ấn tâm linh vừa thể hiện tihnf yêu cái đẹp và cái thiện của người Hà Nội. + Đoạn 3: còn lại: nhấn mạnh vẻ đẹp trữ tình thơ mộng, cổ kính, khơi nguồn cảm hứng không vơi cạn của đền Ngọc Sơn. – Viết đoạn tóm tắt giới thiệu Tháp Bút, Đài Nghiên. |
Củng cố
Dặn dò
– Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng.
*** KẾT LUẬN CHỦ ĐỀ
Đặc điểm văn thuyết minh:
– Nhằm giới thiệu trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.
– Vản bản thuyết minh phải được viết theo trình tự hợp lý, mạch lạc, chặt chẽ.
– Văn bản thuyết minh cần phải có tính chuẩn xác và hấp dẫn. Muốn thế, tri thức trong văn bản phải có tính khách quan, khoa học, tin cậy, hữu ích; sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể…
Cách làm bài văn thuyết minh.
– Lựa chọn kết cấu phù hợp
– Tìm ý và lập dàn ý đề xác định các ý chính
– Lựa chọn tri thức khoa học, tin cậy, hữu ích và có tính hấp dẫn cao.
– Lựa chọn, phối hợp, và vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh để làm rõ đối tượng đề bài yêu cầu.