Ngày thực hiện: 01/12/2017

Lớp: 10A2

CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ PHÉP TU TỪ

BƯỚC 1:Xác định vấn đề cần được giải quyết trong bài học:

Kỹ năng thực hành phép tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp và phép đối.

BƯỚC 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học (2 tiết)

Gồm các văn bản:

– Thực hành về phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

– Thực hành phép tu từ: phép điệp và phép đối.

BƯỚC 3: Xác định mục tiêu bài học

  1. Kiến thức:

Thực hành phép tu tu ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối:

+ Xác định và hiểu tác dụng của từng phép tu từ

+ Nâng cao hiểu biết về phép tu từ.

+ Tác dụng của từng phép tu từ nói trên trong ngữ cảnh giao tiếp.

  1. Kĩ năng: Nhận diện, phân tích được các biện pháp tu từ trong văn bản; biết cách sử dụng các biện pháp tu từ trong những ngữ cảnh cần thiết. Cụ thể:

– Thực hành phép tu từ:

+ Nhận diện đúng các phép tu từ trong văn bản.

+ Phân tích được cách thức cấu tạo của 2 phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ(quan hệ tương đồng hoặc tương cận).

+ Cảm nhận và phân tích được giá trị nghệ thuật của 2 phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ

+ Bước đầu biết sử dụng ẩn dụ, hoán dụ trong ngữ cảnh cần thiết.

+ Có kĩ năng nhận diện, cảm thụ và phân tích phép điệp và phép đối trong tác phẩm nghệ thuật;

+ Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ trên trong ngữ cảnh cần thiết.

  1. Thái độ:Có ý thức vận dụng các phép tu từ trong viết văn và giao tiếp.
  2. Hình thành năng lực cho HS:

– Năng lực tự học.

– Năng lực giải quyết vấn đề.

– Năng lực sáng tạo.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

BƯỚC 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập.

Mức độ nhận biếtMức độ thông hiểuMức độ vận dụng thấp và

vận dụng cao

Nêu được các khái niệm về ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối.– Phân biệt được các phép tu từ.

– Phân biệt được điểm khác nhau giữa phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

Phân tích được giá trị tu từ các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp và phép đối trong từng ngữ liệu cụ thể.
Nhận diện được các phép tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối.– Xác định được dấu hiệu nhận biết các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

– Chỉ ra được các yếu tố ngôn ngữ biểu hiện phép điệp: âm, vần, từ, ngữ, câu, nhịp, kết cấu ngữ pháp…

– Chỉ ra được các yếu tố ngôn ngữ biểu hiện phép đối: sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng nhau về âm thanh, nhịp điệu.

Tạo lập được văn bản (câu, đoạn văn) có sử dụng phép tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp và phép đối.

BƯỚC 5: Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ và yêu cầu đã mô tả

Chủ đề Mức độ nhận biếtMức độ thông hiểuMức độ vận dụng và vận dụng cao

Ẩn dụ

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Thuyền, bến được dùng trong các câu ca dao trên có gì đặc biệt?– Ý nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ đó?

– Ý nghĩa của câu ca dao trên có gì khác nhau?

– Cơ sở nào để em nhận thấy điều đó?

– Làm thế nào để hiểu đúng nghĩa của hình ảnh ẩn dụ?

Thế nào là phép tu từ ẩn dụ? Nêu các kiểu ẩn dụ thường gặp?

Vậy làm thế nào để hiểu nghĩa của ẩn dụ?

Việc sử dụng phép tu từ ẩn dụ có tác dụng gì?

– Xác định và nêu được tác dụng của ẩn dụ trong ngữ liệu cụ thể.

Hoán dụ
-Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi

– Áo xanh cùng với áo nâu

Nông thôn liền với thị thành đứng lên.

– Dùng “đầu xanh”, “má hồng”, Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong truyện Kiều?

– Cụm từ “áo nâu”, “áo xanh”, “nông thôn”, “thành thị”, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội?

– Ý nghĩa của hai câu thơ trên?

– Làm thế nào để hiểu đúng đối tượng khi nhà thơ đổi tên gọi của đối tượng đó?
– Hoán dụ là gì? Các kiểu hoán dụ thường gặp?

– Làm thế nào để hiểu đúng nghĩa của hoán dụ?– Nhận xét hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ hoán dụ?

– Phân biệt điểm khác nhau giữa phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ?

Phép điệp
– Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,

Em có chồng rồi anh tiếc em thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh không hỏi những ngày cònkhông?

Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng như cá mắc câu.

Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

(Ca dao)

– “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”

“Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo”

(Tục ngữ)

– Những cụm từ/ ngữ nào được lặp lại?– “Nụ tầm xuân” được lặp lại nguyên vẹn. Nếu thay bằng “hoa tầm xuân” hay “hoa cây này” thi câu thơ sẽ như thế nào?

– Điệp “nụ tầm xuân” có tác dụng gì?

– Vì sao lại có sự lặp lại cụm từ “chim vào lồng”, “cá mắc câu” ở bốn câu thơ cuối?

– Ở các câu tục ngữ trên, việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không?

– Việc lặp từ ở các câu tục ngữ có ý nghĩa gì?

– Nêu định nghĩa về phép điệp?

– Căn cứ để nhận diện phép điệp?– Việc sử dụng phép điệp có tác dụng gì?

Phép đối
(1)- Chim có tổ, người có tông

– Bán anh em xa, mua láng giềng gần (Tục ngữ)

(2) Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng,

Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền” (Câu đối)

(3) Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

(4) Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

Trót đem thân thế hẹn tang bồng.

– Cách sắp xếp từ ở ngữ liệu 1, 2 có gì đặc biệt?

– Sự phân chia 2 vế câu cân đối được gắn kết lại bằng biện pháp gì?

– Phép đối trong các câu tục ngữ có tác dụng gì?
– Ngữ liệu 3,4 có những cách đối khác nhau như thế nào?

– Thế nào là phép đối?

– Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm?

– Việc sử dụng phép đối có tác dụng gì?

Luyện tập

1. – Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)

2. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào.

(Tương tư, Nguyễn Bính)

3. Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Mắt thương nhớ ai.

Mắt ngủ không yên.

4. Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao

(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Xác định được các biện pháp tư từ?– Căn cứ để xác định?Tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng?
Vận dụng

– “Con cò ăn bãi rau răm,

Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai?”

(ca dao)

– Câu ca dao trên sử dụng phép tu từ nào?– Căn cứ để xác định?– Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.

(Về nhà)

– Sưu tầm các câu thơ câu, ca dao có sử dụng phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

– Viết câu văn, đoạn văn có sử dụng các phép tu từ theo nội tự chọn.

BƯỚC 6: Thiết kế tiến trình dạy học (kết hợp với giáo án trình chiếu Powerpoint)

Hoạt động của GV & HSNội dung cần đạt
¬Hoạt động 1: Khởi động.

– Kể tên các phép tu từ mà em đã học ở cấp THCS?

– HS kể tên các phép tu từ đã học.

– GV nhận xét và dẫn vào bài mới

– GV chuyển ý:

+GV yêu cầu HS xác định các phép tu từ được sử dụng trong các ngữ liệu sau:

(1) Bán anh em xa, mua láng giềng gần

(2) Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

(Ca dao)

(3)Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,

Em có chồng rồi anh tiếc em thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh không hỏi những ngày còn không?

Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng như cá mắc câu.

Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

(Ca dao)

(4) Đầu xanh có tội tình gì,

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

→ HS nhận diện các phép tu từ.

– GV nhận xét và yêu cầu từng nhóm thực hiện nhiệm đã phân công.

¬Hoạt động 2:Hình thành kiến thức

Thao tác 1:

– GV chia lớp thành 4 nhóm, chuẩn bị ở nhà theo định hướng của GV, sau đó cử đại diện nhóm trình bày.

+ Nhóm 1: phép tu từ ẩn dụ

+ Nhóm 2: phép tu từ hoán dụ

+ Nhóm 3: phép điệp

+ Nhóm 4: phép đối

Thao tác 2:

– Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm, đại diện nhóm tổ chức lớp học khám phá kiến thức.

* Nhóm 1:

Dựa vào ngữ liệu bài tập 1 sgk/ 135 -136 để tìm hiểu về ẩn dụ.

Đọc câu những câu ca dao sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

+ Những từ “thuyền, bến” được dùng trong câu ca dao trên có gì đặc biệt?

+ Nội dung ý nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ đó là gì?

+ Ý nghĩa của câu ca dao trên là gì?

+ Cơ sở nào để em nhận thấy điều đó?

( Làm thế nào để hiểu đúng nội dung hàm ẩn của câu ca dao trên?)

– Qua việc phân tích ngữ liệu, HS rút ra kết luận về phép tu từ ẩn dụ.

+ Thế nào là ẩn dụ?

+ Việc sử dụng ẩn dụ có tác dụng gì?

+ Nêu các kiểu ẩn dụ thường gặp?

+ Vậy làm thế nào để hiểu nghĩa của ẩn dụ?

→ Đại diện nhóm thực hiện, lớp trả lời, GV chốt ý và bổ sung.

Nhóm 2

Dựa vào ngữ liệu bài tập 1sgk/136 để tìm hiểu phép tu từ hoán dụ

Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

(1) Đầu xanh có tội tình gì,

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

(2) Áo nâu cùng với áo xanh,

Nông thôn liền với thị thành đứng lên.”

(Ba mươi năm đời ta có Đảng, Tố Hữu)

+ Dùng “đầu xanh”, “má hồng” Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong truyện Kiều?

+ Cụm từ “áo nâu”, “áo xanh”, “nông thôn”, “thành thị”, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội?

– Ý nghĩa của hai câu thơ trên?

– Làm thế nào để hiểu đúng đối tượng khi nhà thơ đổi tên gọi của đối tượng đó?

– Hoán dụ là gì?

– Nhận xét hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ hoán dụ?

– Các kiểu hoán dụ thường gặp?

→ Đại diện nhóm 2 thực hiện, lớp trả lời, GV nhận xét và bổ sung.

– Dựa vào kết quả của hai bài tập trên, em hãy phân biệt hai phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

+ Điểm giống nhau?

+ Điểm khác biệt?

→ HS phân biệt điểm giống và khác nhau giữa hai phép tu từ, GV bổ sung và chốt ý bằng bảng so sánh.

Nhóm 3

Dựa vào ngữ liệu bài tập 1 sgk/ 124-125 để tìm hiểu về phép điệp.

– Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,

Em có chồng rồi anh tiếc em thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh không hỏi những ngày còn không?

Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng như cá mắc câu.

Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

(Ca dao)

+ Những cụm từ/ ngữ nào được lặp lại?

+ “Nụ tầm xuân” được lặp lại nguyên vẹn. Nếu thay bằng “hoa tầm xuân” hay “hoa cây này” thi câu thơ sẽ như thế nào?

+ Vậy điệp “nụ tầm xuân” có tác dụng gì?

+ Vì sao lại có sự lặp lại cụm từ “chim vào lồng”, “cá mắc câu”?

– “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”

“Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo”

Ở các câu tục ngữ, việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không?

– Việc lặp từ ở các câu tục ngữ có tác dụng gì?

– Từ việc phân tích ngữ liệu trên. Nêu định nghĩa về phép điệp?

– Việc sử dụng phép điệp có tác dụng gì?

→ Đại diện nhóm 3 thực hiện, lớp trả lời, GV nhận xét và bổ sung.

Nhóm 4

Dựa vào bài tập 1 và 2 sgk/ 125 – 126 để tìm hiểu về phép đối.

Đọc các ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

(1)- Chim có tổ, người có tông (Tục ngữ)

– Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

(Tục ngữ)

(2) Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng,

Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền”

(Câu đối)

(3) Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết ngường màu da.

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

(4) Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

Trót đem thân thế hẹn tang bồng.

(Nguyễn Công Trứ)

– Cách sắp xếp từ ở ngữ liệu 1, 2 có gì đặc biệt?

– Sự phân chia 2 vế câu cân đối được gắn kết lại bằng biện pháp gì? (phép đối)

– Ngữ liệu 3,4 có những cách đối khác nhau như thế nào?

– Phép đối dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm? (vần, từ và câu)

– Thế nào là phép đối?

– Phép đối có tác dụng gì?

→ Đại diện nhóm 4 thực hiện, lớp trả lời, GV nhận xét và bổ sung.

«Hoạt động 3: Luyện tập

– GV hướng dẫn học sinh căn cứ trên những hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối tiến hành luyện tập.

– Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong các ngữ liệu sau:

1. – Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)

2. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào.

(Tương tư, Nguyễn Bính)

3. Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao

(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)

4. Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Mắt thương nhớ ai.

Mắt ngủ không yên.

(Ca dao)

– HS thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút, sau đó trình bày sản phẩm bằng bảng phụ.

+ Nhóm 1: Ngữ liệu 1

+ Nhóm 2: Ngữ liệu 2

+ Nhóm 3: Ngữ liệu 3

+ Nhóm 4: Ngữ liệu 4

→ HS làm việc theo nhóm và trình bày sản phẩm bằng bảng phụ, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.

«Hoạt động 4:Vận dụng

– Tóm lại, việc vận dụng các phép tu từ trong văn nói và văn viết mang lại hiệu quả gì?

→ HS trả lời, GV nhấn mạnh

– GV cho HS kiểm tra nhanh trong 5 phút bằng cách phát phiếu học tập.

– Đề: “Con cò ăn bãi rau răm,

Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai?”

(Ca dao)

+ Câu ca dao trên sử dụng phép tu từ nào?

+ Xác định từ ngữ/ hình ảnh chứa đựng phép tu từ?

+ Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

→ HS suy nghĩ làm vào phiếu học tập, GV thu 5 bài làm nhanh nhất chấm điểm.

«Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.

– Tìm thêm một số cách nói ẩn dụ và hoán dụ, phép điệp, phép đối trong các văn bản đã học.

– Sưu tầm các câu thơ, ca dao có sử dụng phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

– Viết câu văn, đoạn văn có sử dụng các phép tu từ theo nội dung tự chọn.

→ HS về nhà làm

→ AD, HD, phép điệp, phép đối, so sánh, nói tránh, nói giảm, nhân hóa,….là các phép tu từ trong tiếng Việt.

– Việc sử dụng các phép tu từ đem lại hiệu quả gì trong giao tiếp? Chủ đề hôm nay sẽ giúp chúng ta củng cố và nâng cao những hiểu biết về đặc điểm, giá trị nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ.

I. Các phép tu từ:

1. Ẩn dụ:

– Ý nghĩa các hình ảnh ẩn dụ:

+ Thuyền: luôn di chuyển, không cố định, xuôi ngược

→ Liên tưởng đến người con trai.

+ Bến: điểm cố định, không xê dịch, thụ động, chờ đợi.

→ Liên tưởng đến người con gái.

è Tấm lòng thủy chung của cô gái với chàng trai, nỗi trông chờ và số phận của người phụ nữ.

–Thuyền – bếnlà những vật cần có nhau, luôn gắn bó với nhau nhưng có lúc phải xa nhau, giúp ta liên tưởng đến những con người có quan hệ tình cảm gắn bó nhưng phải xa nhau.

*Kết luận:

– Ẩn dụ: là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên gọi của sự vật hiện tượng khác dựa trên sự liên tưởng tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho biểu đạt.

– Các kiểu ẩn dụ:

+ Ẩn dụ hình thức

+ Ẩn dụ cách thức

+ Ẩn dụ phẩm chất

+Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

2. Hoán dụ:

– Ý nghĩa các hình ảnh hoán dụ:

+ “ Đầu xanh”: người trẻ tuổi

+ “Má hồng”: ▪ Người con gái đẹp

▪ Thân phận làm gái lầu xanh của người con gái đẹp

→ Phép hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể.

è Thân phận Thúy Kiều: tài sắc vẹn toàn mà truân chuyên.

+ “Áo nâu”: nông dân

+ “Áo xanh”: công nhân

→ Phép hoán dụ lấy đặc điểm, tính chất của sự vật để gọi sự vật.

+ “Nông thôn”: Người ở nông thôn.

+ “Thị thành”: người ở thành thị.

→ Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng.

èTình đoàn kết công – nông trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

→ Những quan hệ gần gũi tương cận giữa các đối tượng là cơ sở để xác định biện pháp tu từ hoán dụ.

*Kết luận:

– Hoán dụ: là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.

– Các kiểu hoán dụ:

+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể

+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

+ Lấy đặc điểm, tính chất của sự vật để gọi sự vật

+Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

* Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ:

Giống nhau: đều là phép tu từ gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.

Khác nhau:

Ẩn dụHoán dụ
– Dựa trên sự liên tưởng giống nhau giữa hai đối tượng bằng so sánh ngầm.– Dựa trên sự liên tưởng gần gũi giữa hai đối tượng mà không so sánh.

3. Phép điệp:

– Điệp “nụ tầm xuân”: Vừa tạo hình ảnh tu từ vừa tạo nhịp điệu cho bài ca dao.

– Lặp “chim vào lồng”, cá mắc câu”:nhấn mạnh thực trạng bất khả kháng (quẩn quanh, tù túng) của cô gái.

– Tục ngữ:

+ Không phải là phép điệp tu từ.

+ Tác dụng: tạo tính đối xứng cho từng vế, tạo tính nhịp nhàng để người đọc dễ nhớ.

*Kết luận:

– Phép điệp là phép tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh ý nghĩa, biểu đạt cảm xúc, có khả năng gợi hình tượng.

4. Phép đối:

– Văn bản 1 và 2: Sắp xếp các từ ngữ tạo nên sự đối xứng giữa hai vế của mỗi câu: về số lượng tiếng, về thanh, về từ loại và về nghĩa (gần nghĩa, trái nghĩa, cùng trường nghĩa).

– Văn bản 3: đối giữa các vế trong cùng dòng thơ

Khuôn trăng đầy đặn/ nét ngài nở nang

Mây thua nước tóc/ tuyết nhường màu da

→ Cách đối bổ sung (tiểu đối).

– Văn bản 4: Đối giữa 2 dòng thơ (dòng trên và dòng dưới). → Đối kiểu câu đối

*Kết luận:

– Phép đối: là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng với nhau để tạo nên hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhaunhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hoà trong diễn đạt và thể hiện một ý nghĩa.

II. Luyện tập:

1. Ngữ liệu 1:

– Phép tu từ ẩn dụ:

– “Giọt”: tiếng chim hót (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – âm thanh của tiếng chim hót có vẻ đẹp như giọt nước long lanh dưới ánh nắng mặt trời)

2. Ngữ liệu 2:

– Hoán dụ:

+ “Thôn Đoài”: người ở thôn Đoài.

+ “Thôn Đông”: người ở thôn Đông.

→ lấy vật chứa để chỉ vật bị chứa đựng.

– Ẩn dụ:

“cau” và “giầu không”: những vật gắn bó mật thiết với nhau, khi nhai kĩ thì hòa quyện tạo nên màu đỏ thắm.

→ Chỉ những người có tình cảm thắm thiết với nhau.

3. Ngữ liệu 3

– Điệp từ: “một”

→ Tất cả sẵn sàng chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống lao động của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Phép đối: “Ta dại”>< “Người khôn”

“Nơi vắng vẻ” >< “chốn lao xao”

→ Đề cao sự lựa chọn của bản thân (xa lánh lợi danh để giữ cốt cánh thanh cao)

4. Ngữ liệu 4

– Phép điệp:

+ Điệp từ: Khăn, đèn, mắt

+ Điệp ngữ: “thương nhớ ai”

→ Nỗi nhớ thương người yêu triền miên, da diết khôn nguôi của cô gái.

– Ẩn dụ: khăn, đèn

– Hoán dụ: mắt

→ Biểu tượng cô gái trong nỗi nhớ thương người yêu.

– Sử dụng phép tu từ ẩn dụ.

– “Con cò”: số phận, thân phận người nông dân

“Bãi rau răm”: hoàn cảnh sống khắc nghiệt của người nông dân.

→ Hình ảnh người nông dân lam lũ, vất vả trong cuộc sống khiến người đọc dễ chạnh lòng đồng cảm.

* Rút kinh nghiệm:

Bài viết gợi ý: