CHỦ ĐỀ: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học:
-Những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề dạy học
– Gồm bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
– Tích hợp bài: Tổng quan văn học Việt Nam.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
* Kiến thức:
– Những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
* Kĩ năng:
– Nhận biết vai trò, đặc điểm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
– Nâng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội ngôn ngữ.
– Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với các tình huống giao tiếp cụ thể.
* Thái độ:
– Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
* Năng lực cần hình thành:
– Năng lực giao tiếp
– Năng lực giải quyết vấn đề
– Năng lực sáng tạo
– Năng lực hợp tác
– Năng lực quản lí bản thân.
Bước 4: xác định và mô tả mức độ yêu cầu ( nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Mức độ nhận biết
| Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
Khái niệm về hoạt động giao tiếp
| Chỉ ra biểu hiện cụ thể của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ | Nhận xét về vai trò của hoạt động giao tiếp trong đời sống. |
Mục đích của hoạt động giao tiếp | Chỉ ra mục đích của hoạt động giao tiếp trong các ngữ liệu SGK | |
Các quá trình của hoạt động giao tiếp | Phân tích được bản chất của hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản | – Nhận xét về mối quan hệ giữa hai quá trình của hoạt động giao tiếp – Vẽ sơ đồ thể hiện hai quá trình của hoạt động giao tiếp.. |
Những nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp | Chỉ ra được đặc điểm, vai trò của các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp | Bài học rút ra về hoạt động giao tiếp trong đời sống |
Bước 5: Biên soạn câu hỏi/ bài tập cụ thể theo mức độ yêu cầu đã mô tả
Mức độ nhận biết
| Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
Nêu khái niệm về hoạt động giao tiếp ? | Hoạt động giao tiếp có vai trò như thế nào trong đời sống? | |
Hoạt động giao tiếp gồm những mục đích gì? | Xác định mục đích giao tiếp trong văn bản 1, văn bản 2 (SGK) | GV đưa thêm một vài ví dụ sau đó yêu cầu HS xác định mục đích giao tiếp trong các ví dụ đó. |
Hoạt động giao tiếp bao gồm những quá trình nào? | Em hiểu như thế nào về quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội văn bản ? | Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa hai quá trình của hoạt động giao tiếp?
|
Có những nhân tố nào tham gia vào hoạt động giao tiếp ? | – Nhân vật giao tiếp gồm những ai? – Nhân vật giao tiếp có đặc điểm gì? – Em hiểu như thế nào về hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp? | – Theo em làm thế nào để nâng cao hiệu quả giao tiếp trong đời sống? |
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
– GV gọi 1 HS để hỏi họ tên, tuổi, quê quán, sở thích, sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
– Sau đó GV gọi 1 HS khác nhận xét cuộc nói chuyện của giáo viên và bạn HS trên có phải là một hoạt động giao tiếp không? Nhân vật giao tiếp là những ai? Hia bên có quan hệ với nhau như thế nào? Giữa GV và HS có đổi vai cho nhau không?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS | Yêu cầu cần đạt |
GV yêu cầu HS đọc văn bản “Hội nghị Diêm Hồng” ở mục I.1 tr.14
(?) Nhân vật giao tiếp nào tham gia vào các hoạt động giao tiếp trên? (?) Cương vị của các nhân vật và quan hệ của họ như thế nào?
(?) Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào?
(?) Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào (ở đâu? Vào lúc nào? Khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử gì?) (?) Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?
(?) Mục đích của hoạt động giao tiếp ở đây là gì? (?) Mục đích đó có đạt được hay không.
(?) Hoạt động giao tiếp ở đây diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? ( ai viết, ai đọc)
(?) Đặc điểm của các nhân vật đó về lứa tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết, nghề nghiệp? (?) Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
(?) Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực nào?
(?) Văn bản này nhằm mục đích gì?
(?) Phương tiện giao tiếp và cách thức giao tiếp ở đây là gì?
(?)Nêu khái niệm về hoạt động giao tiếp ? (?)Hoạt động giao tiếp có vai trò như thế nào trong đời sống? (?)Hoạt động giao tiếp gồm những mục đích gì? (?) Xác định mục đích giao tiếp trong văn bản 1, văn bản 2 (SGK). (?) Xác định mục đích giao tiếp trong văn bản sau: Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (?)Hoạt động giao tiếp bao gồm những quá trình nào? (?)Em hiểu như thế nào về quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội văn bản ? (?) Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa hai quá trình của hoạt động giao tiếp? (?) Có những nhân tố nào tham gia vào hoạt động giao tiếp ? (?) Nhân vật giao tiếp gồm những ai? (?) Nhân vật giao tiếp có đặc điểm gì? (?) Em hiểu như thế nào về hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp? (?) Theo em làm thế nào để nâng cao hiệu quả giao tiếp trong đời sống? | I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: 1. Văn bản thứ nhất: a. Nhân vật giao tiếp – Vua Trần và các bô lão trong hội nghị là nhân vật tham gia giao tiếp. – Vua cai quản đất nước, đứng đầu triều đình, là bề trên. – Các bô lão đại diện cho các tầng lớp nhân dân, là bề dưới àCác nhân vật giao tiếp có vị thế khác nhau nên ngôn ngữ giao tiếp khác nhau (từ xưng hô, từ thể hiện thái độ, các câu nói tỉnh lược.) b. Quá trình giao tiếp – Vua nói => các bô lão nghe => các bô lão nói (trả lời) => vua nghe. – Khi người nói (viết ) tạo ra văn bản nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng tình cảm của mình thì người nghe (đọc ) tiến hành các hoạt động nghe (đọc ) để giải mã rồi lĩnh hội nội dung đó. Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. à HĐGT có hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản. c. Hoàn cảnh giao tiếp – HĐGT diễn ra ở điện Diên Hồng. Lúc này, quân Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta lần thứ 2. d. Nội dung giao tiếp – Bàn về nguy cơ đất nước bị giặc ngoại xâm và bàn bạc sách lược đối phó. e. Mục đích giao tiếp – Bàn bạc và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc. à Cuộc giao tiếp đã đi đến thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nghĩa là đã đạt được mục đích
2.Văn bản “Tổng quan văn học Việt Nam”: a. Nhân vật – Người viết sách : tác giả SGK, người viết có trình độ hiểu biết cao hơn, có vốn sống và nghề của họ là nghiên cứu, giảng dạy + Người đọc: Học sinh, trẻ tuổi hơn, vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn. b. Hoàn cảnh – HĐGT thông qua văn bản đó được tiến hành trong hoàn cảnh “quy phạm” tức là có tổ chức, có mục đích, có nội dung và được thực hiện theo chương trình có tính pháp lí trong nhà trường. c. Nội dung – NDGT thuộc lĩnh vực văn học, về đề tài “ Tổng quan…” gồm những vấn đề cơ bản: + Các bộ phận hợp thành của nền VHVN + Quá trình phát triển của VH viết Việt Nam. + Con người VN qua văn học. d. Mục đích – Có hai khía cạnh: + Người viết: trình bày một cách tổng quát một số vấn đề cơ bản về văn học VN. + Người đọc: Thông qua đọc và học văn bản đó mà tiếp nhận, lĩnh hội những kiến thức cơ bản về VHVN trong tiến trình lịch sử.e. Phương tiện – Dùng nhiều thuật ngữ thuộc ngành KHXH, chuyên ngành ngữ văn. – Văn bản có kết cấu rõ ràng với các đề mục lớn nhỏ thể hiện tính mạch lạc, độc lập tương đối về nội dung của từng phần, chặt chẽ thống nhất trong nội dung toàn bài. 3. Kết luận – Khái niệm: HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con người được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động,…
– Hai quá trình trong HĐGT: + Người nói (viết) sản sinh lời nói, câu văn. còn gọi là tạo lập văn bản. + Người nghe (đọc) tiếp nhận và lĩnh hội. –> Quan hệ tương tác
– Những nhân tố của HĐGT: + Nhân vật giao tiếp: Ai nói( viết)? Nói với ( viết cho) ai? + Hoàn cảnh giao tiếp: nói viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào? + Nội dung giao tiếp: nói/ viết về vấn đề gì, cái gì? + Mục đích giao tiếp: nói/ viết để làm gì, nhằm mục đích gì? + Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói/ viết như thế nào, bằng phương tiện gì?
. |
III. Hoạt động 3. Luyện tập
– GV yêu cầu HS phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ?
Hoạt động 4+5 : Hoạt động vận dụng, mở rộng
– Vẽ sơ đồ mô hình hóa hai quá trình của hoạt động giao tiếp
– Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao sau:
Đường xa thì thật là xa
Mượn mình làm mối cho ta một người
Một người mười tám đôi mươi,
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.