BÀI TẬP THIẾT KẾ XÂY DỰNG BÀI HỌC NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Giúp học sinh hình thành đượcnăng lực phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học:
Nội dung bài học bao gồm: kiến thức về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tích hợp với một số văn bản nghệ thuật đã học, phần tiếng việt
( Cụ thể tích hợp với bài thực hành các biện pháp tu từ và bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt)
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học:
+ Nhận diện được văn bản sử dụng PCNNNT
+ Nhận diện được đặc trưng của PCNT trong VB,
+ Phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đã học để tạo lập 1 VB theo PCNNNT
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
|
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
Trình bày những hiểu biết về ngôn ngữ nghệ thuật? | Giải thích những biểu hiện của ngôn ngữ nghệ thuật trong 1 văn bản | Xác định điểm khác biệt của ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ nghệ thuật |
Nhận biết phạm vi sử dụng của ngôn ngữ nghệ thuật là gì? | Phân loại ngôn ngữ nghệ thuật trong các văn bản nghệ thuật | So sánh phạm vi sử dụng của ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ sinh hoạt |
Gọi tên những chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật? | Phân biệt điểm giống và khác nhau về chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ sinh hoạt | Xác định được chức năng thông tin và thẩm mĩ của ngôn ngữ nghệ thuật ở 1 ví dụ cụ thể |
Trình bày những đặc trưng cơ bản của PCNNNT? | Giải thích được 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? | Phân tích được 3 đặc trưng cơ bản đó trong 1 văn bản cụ thể |
Tính hình tượnglà gì? Tính hình tượng được thể hiện ở những yếu tố nào trong văn bản nghệ thuật? | Giải thích tính hình tượng trong bài thơ “ Bánh trôi nước” của HXH | Lấy ví dụ và phân tích tính hình tượng của 1 văn bản nghệ thuật đã học |
Tính truyền cảm của VBNT được thể hiện ở những yếu tố nào? | Chỉ ra tính truyền cảm trong bài thơ “ Bánh trôi nước” của HXH | Lấy ví dụ và phân tích tính truyền cảm của 1 VBNT đã học |
Trình bày tính cá thể hóa trong ngôn ngữ nghệ thuật? | Mô tả tính cá thể của 2 tác giả Xuân Diệu và Nguyễn Bính ? | Lấy ví dụ và phân tích tính cá thể của 2 VBNT |
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
Tiến trình dạy học của bài học bao gồm các hoạt động sau:
- Hoạt động 1: Giới thiệu tên bài học, mục tiêu bài học
Cách thức hoạt động: GV chiếu cho HS xem hoặc yêu cầu Hs đọc sgk
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm 1: Tên học sinh
Lớp :
Trường:
Bài học: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật | ||
Khái niệm | Phạm vi sử dụng | Phân loại |
| | |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm 1: Tên học sinh
Lớp :
Trường:
Bài học: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Tính hình tượng | ||
Đặc điểm | Tính hình tượng biểu hiện như thế nào ở 1 số đoạn thơ đoạn văn mà em đã học trong chương trình | Tác dụng của tính hình tượng |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nhóm 1: Tên học sinh
Lớp :
Trường:
Bài học: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Tính truyền cảm | ||
Đặc điểm | Tính truyền cảm biểu hiện như thế nào ở 1 số đoạn thơ đoạn văn mà em đã học trong chương trình | Tác dụng của tính truyền cảm |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Nhóm 1: Tên học sinh
Lớp :
Trường:
Bài học: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Tính cá thể | ||
Đặc điểm | Tính cá thể thể hiện như thế nào ở hai tác giả Tú Xương và Nguyễn Khuyến | Tại sao VBNT lại có tính cá thể? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu :
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô, mau thôi.
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật).
- Văn bản trên thuộc PCNNNT không?
- Nêu nội dung thông tin và nội dung thẩm mĩ của văn bản?
- Kể tên một số hình ảnh được gợi ra từ văn bản. Phân tích BPTT được thể hiện trong văn bản – Đó có phải biểu hiện tính hình tượng không ?
5.Chỉ ra biểu hiện tính các thể hóa của văn bản khi so sánh với tác phẩm Đồng chí ( chính Hữu)
4 Hãy phân tích tính truyền cảm của văn bản?
( Nhóm Bắc Ninh)
Tài liệu sưu tầm bởi Admin
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12