Xây dựng bài học theo chủ đề. Soạn giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh : Soạn bài Truyện Kiều ( phần 1,tác giả) ,Soạn bài Trao duyên Ngữ văn 10
CHỦ ĐỀ TRUYỆN THƠ NÔM
(Chương trình Ngữ văn 10)
Mục Lục
Từ kĩ năng đọc hiểu một số đoạn trích trong Truyện Kiều, hình thành kĩ năng đọc hiểu truyện thơ Nôm (bác học) Việt Nam.
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài họcChủ đề bao gồm 05 tiết (80, 81, 82, 83, 84), trong đó có văn bản Truyện Kiều (Phần tác giả) và các đoạn trích từ Truyện Kiều: Trao duyên, Chí khí anh hùng, Thề nguyền (Đọc thêm).
Tích hợp các bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Thực hành các phép tu từ điệp, đối
* Kiến thức
– Những hiểu biết về truyện thơ Nôm Việt Nam: hoàn cảnh ra đời, phát triển, giá trị nội dung, nghệ thuật,…
– Hiểu biết về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
– ..
* Kĩ năng
– Kĩ năng tóm tắt truyện thơ, năng lực cảm thụ truyện thơ Nôm.
– Đọc – hiểu Truyện Kiều đặc trưng thể loại:
+ Nhận diện và phân tích ý nghĩa của hình tượng thơ trong từng đoạn trích.
+ Nhận diện, phân tích tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
+ Nhận diện và phân tích các biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,… qua các đoạn trích.
+ Đánh giá những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du.
– Tạo lập văn bản nghị luận.
– Củng cố kĩ năng thuyết minh về tác giả văn học.
* Thái độ
– Có ý thức sử dụng các thông tin về truyện thơ Nôm Việt Nam vào việc đọc hiểu tác phẩm văn học.
– Yêu thích, say mê học Truyện Kiều.
– Tự hào về nền văn học dân tộc, tự hào về Nguyễn Du và di sản văn học quý giá của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.
– Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra giá trị thẩm mỹ trong văn học, biết rung cảm và hướng thiện.
– Có ý thức giữ gìn, góp phần phát triển các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc hài hòa trong điều kiện hiện nay.
* Năng lực chủ yếu cần hình thành
– Tự học: huy động kiến thức (văn học, văn hóa, Nguyễn Du, Truyện Kiều, thực tiễn đời sống,…)
– Cảm thụ thẩm mỹ
– Hợp tác, giải quyết vấn đề
– Tạo lập văn bản và thực hành Tiếng Việt
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dung cao |
Chỉ ra những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du | Trình bày những biểu hiện về con người tác giả thể hiện trong các đoạn trích. | Phân tích được những yếu tố trong các đoạn trích giúp hiểu thêm về tác giả. |
– Xác định được hoàn cảnh/vị trí của các đoạn trích trong tác phẩm. | Trình bày ý nghĩa của đoạn trích trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của toàn tác phẩm. | Phân tích, đánh giá tác dụng của đoạn trích trông thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. |
Chỉ ra hình thức tác phẩm: ngôn ngữ/thể loại văn học. | Cắt nghĩa một số từ ngữ, hình ảnh… trong các câu thơ. Trình bày những đặc điểm về bố cục, vần, nhịp, đối… của thể thơ, thể loại. | Phân tích, lý giải, so sánh để đánh giá ý nghĩa, tác dụng, sự sáng tạo của hình thức ngôn ngữ, thể loại đó. |
Chỉ ra nhân vật trữ tình, cảm xúc chủ đạo trong các đoạn trích. | – Nhận xét cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng câu/từng đoạn. – Khái quát bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình trong các đoạn trích. | Giải thích, phân tích, so sánh, lí giải tâm trạng nhân vật trữ tình trong các câu/ cặp câu/ đoạn. |
Phát hiện, chỉ ra những hình tượng nghệ thuật nào trong các đoạn trích. | – Nhận xét các đặc điểm của hình tượng nghệ thuật đó trong việc giúp nhà thơ thể hiện cái nhìn về cuộc sống và con người. | Phân tích để thấy sức hấp dẫn, khả năng biểu hiện tác động của hình tượng nghệ thuật đó đối với tình cảm, thái độ của mọi người xưa và nay. |
Chỉ ra những câu/đoạn thơ thể hiện rõ nhất tư tưởng cảm xúc, thông điệp thẩm mỹ của tác giả. | Nhận xét/trình bày/tóm tắt/diễn đạt lại tư tưởng của nhà thơ trong câu/ đoạn thơ đó. | Phân tích, nhận xét, lí giải, so sánh để khẳng định tư tưởng của tác giả được thể hiện trong các đoạn trích và toàn tác phẩm. |
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
Với bài Truyên Kiều (Phần tác giả)
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dung cao |
Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du? | Đặc điểm nào của con người Nguyễn Du được thể hiện rõ nét nhất trong tác phẩm? | Hãy cho biết những điều khiến em ấn tượng nhất về tác giả? Giải thích vì sao? |
Tác phẩm Truyện Kiều được viết trong hoàn cảnh nào (điều kiện xã hội, văn hóa,…)? | Trình bày tác động của hoàn cảnh đến nội dung, nghệ thuật tác phẩm. Khả năng phản ánh hiện thực đạo trong văn học trung đại Việt Nam? Điều đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? | Hãy phân tích để thấy đóng góp của tác phẩm vào lịch sử xã hội Việt Nam và tiến trình văn học trung đại Việt Nam. |
Truyện Kiều được sáng tạo trên cơ sở tác phẩm nào, của ai? Truyện Kiều còn có những tên gọi nào khác? | Trình bày ngắn gọn những sáng tạo của Nguyễn Du trong cốt truyện, gọi tên tác phẩm (Giải thích ý nghĩa của những nhan) | Phân tích ý nghĩa của nhan đề trong việc giúp em hiểu hiện thực và tư tưởng của Nguyễn Du? |
Tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ và thể loại nào? | Hãy cắt nghĩa một số từ ngữ, hình ảnh… trong các câu thơ/ đoạn thơ/đặc điểm thể loại em đã được học ở THCS. | Theo em, việc sử dụng ngôn ngữ/thể loại đó có ý nghĩa/tác dụng gì trong sự phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt, phát triển của thơ ca trung đại? |
Hãy nêu giá trị đặc sắc của Truyện Kiều về nội dung và hiện thực. | Trình bày những biểu hiện của giá trị hiện thực/giá trị nhân đạo và đặc sắc nghệ thuật của truyện Kiều? | Phân tích một câu thơ/đoạn thơ/nhân vật trong một số đoạn trích đã học ở THCS để làm rõ một trong các giá trị của Truyện Kiều? |
Với đoạn trích Trao duyên
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dung cao |
Hãy nêu ngắn gọn vị trí, bố cục của đoạn trích? | – Có thể chia đoạn trích theo những cách nào để phân tích? – Chỉ ra yếu tố truyện và yếu tố thơ trong đoạn trích. | Việc kết hợp yếu tố truyện và yếu tố thơ trong đoạn trích có hợp lí không? Vì sao? |
– Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là ai? (Những từ ngữ nào trong đoạn trích giúp em xác định được nhân vật trữ tình)? – Nêu những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong đoạn trích? | – Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích? – Tâm trạng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong đoạn trích là gì? | – Phân tích lí giải tỉnh tiêu biểu, đại diện của nhân vật trữ tình trong đoạn trích? – Hãy phân tích, so sánh để thấy tính sáng tạo, độc đáo của Nguyễn Du trong cách miêu tả tâm trạng nhân vật? |
– Hai câu thơ mở đầu đoạn trích mở ra hình ảnh nào? – Em ấn tượng với những từ ngữ nào trong hai câu đầu đoạn trích? | – Hình ảnh ấy hiện lên như thế nào? – Hãy cắt nghĩa, lí giải từ ngữ ấy? | – Em có nghĩ Kiều “lạy„ Thúy Vân (em gái) thật không? Vì sao? |
– Sáu cặp thơ lục bát tiếp theo, Kiều đã “thưa„ và “nhờ„ những chuyện gì với Vân? | – Tóm tắt trình tự cách thuyết phục Vân của Kiều trong những cặp thơ lục bát đó? | – Theo em, vì sao cách thuyết phục Vân của Kiều đã thành công và hấp dẫn với người đọc? |
– Ở sáu cặp thơ lục bát tiếp, Kiều đã “nói chuyện„ gì với Vân? | – Qua câu chuyện Kiều vừa nói với Vân, ta cảm nhận được tâm trạng gì và sự day dứt như thế nào của Kiều? | – Tâm trạng và sự day dứt của Kiều ở 6 cặp lục bát này có ý nghĩa gì? |
– Ở 4 cặp lục bát cuối, Kiều đang đối thoại với ai? | – Tâm trạng của Kiều được thể hiện như thế nào ở 4 cặp lục bát cuối? | – Em hãy nhận xét về con người của Kiều qua 4 cặp lục bát cuối? |
Em có nhận xét gì về tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện trong đoạn trích? |
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
Tiết 1: Sơ lược về Truyện thơ Nôm Việt Nam và Truyện Kiều (phần tác giả)
1.1. Sơ lược truyện thơ Nôm
GV trình chiếu một số bìa sách truyện thơ Nôm
Kể tên các tác phẩm thơ dài, có cốt truyện viết bằng chữ Nôm mà em biết?
Xác định giá trị nội dung chung của các tác phẩm trên?
Xếp các tác phẩm đã tìm được theo 2 nhóm: Có tác giả và khuyết danh. Chỉ ra sự khác biệt của 2 nhóm này ngoài yếu tố người sáng tác (Ngôn ngữ, đề tài, nội dung)
Thuyết minh về Nguyễn Du (đã giao bài trước)
Tiết 2, 3. Đọc hiểu Trao duyên
Tiết 4: Hướng dẫn đọc hiểu Chí khí anh hùng và đọc thêm Thề nguyền
4.1. Chí khí anh hùng: tập trung nội dung nghệ thuật xây dựng nhân vật người anh hùng lý tưởng (GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS trước, theo gợi ý)
Trước khi đọc
4.1.1. Xác định từ ngữ/hình ảnh/biện pháp nghệ thuật Nguyễn Du dùng để giới thiệu nhân vật Từ Hải?
4.1.2. Nhận xét ý nghĩa, giá trị của những hình ảnh đó?
4.1.3. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong việc khắc họa nhân vật?
4.1.4. Bút pháp nghệ thuật vừa phân tích trrên được gọi chung là bút pháp nghệ thuật gì/Thường được Nguyễn Du dùng miêu tả loại nhân vật nào?
4.1.5. Hãy nêu biểu hiện của Chí khí của người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích?.
5.6. Hãy chọn và trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về một trong các biểu hiện đó? Theo em trong điều kiện xã hội hiện tại, biểu hiện đó của Từ Hải còn hợp lí không? Vì sao? (Chia nhóm).
Trong khi đọc
Giải quyết các câu hỏi
Sau khi đọc
Từ kết quả đọc hiểu trong khi đọc, mỗi Học sinh tự hoàn thiện câu hỏi 5.6
Vẽ tranh,…
Chuyển thể đoạn trích
4.2. Thề nguyền
Khát vọng tình yêu tự do qua đoạn trích.
Tiết 6: Khái quát chủ đề và kiểm tra
6.1. Khái quát thông qua bài tập luyện tập (câu hỏi trắc nghiệm)
Cách đọc hiểu truyện thơ Nôm (10p)
6.2. Kiểm tra (30p)
Hãy tìm trong đoạn trích Thề nguyền những câu thơ thể hiện quan niệm tình yêu tiến bộ của Kiều thống nhất với đoạn trích Trao duyên. Phân tích để thấy bi kịch tình yêu của Thúy Kiều và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du.
5 HOẠT ĐỘNG
Tiết 2, 3: TRAO DUYÊN
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Kiến thức
– Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời “trao duyên” đầy đau khổ.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm.
Kĩ năng
Đọc – hiểu một đoạn trích Truyện Kiều theo đặc trưng Truyện thơ Nôm bác học.
Thái độ
– Hiểu, cảm thông với tâm trạng, bi kịch và trân trọng đức hi sinh quên mình của Thúy Kiều.
– Trân trọng tài năng và tư tưởng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du.
– Có thái độ hành động phù hợp
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
– Đọc, nghiên cứu SGK, sách giáo viên và soạn bài.
– Một số tranh ảnh minh họa (nếu có)
– Bài giảng, máy chiếu.
- Học sinh
Soạn bài: Xem trước, xem kỹ hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
I. Hoạt động 1 – khởi động Văn học trung đại từ TK X đến hết TK XIX nổi bật nhất là đại thi hào, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều. Đây là tác gia quan trọng trong chương trình Ngữ Văn THCS – THPT. Kể tên, giới thiệu ấn tượng về các đoạn trích/đọc câu thơ đoán tên đoạn trích, nhân vật,… | HS nêu đúng tên các đoạn trích được trích từ Truyện kiều mà các em đã được học ở THCS. |
II. Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức (GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản “Trao duyên”) | |
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản GV yêu cầu HS đọc nhanh phần tiểu dẫn trong SGK và thực hiện các yêu cầu sau: – Xác định hoàn cảnh, vị trí xuất xứ của đoạn trích? GV yêu cầu HS đọc văn bản và xác định nhân vật trữ tình và nêu đại ý của đoạn trích. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản – Đọc 2 dòng thơ đầu, em cảm nhận được gì? – Em ấn tượng với những từ ngữ nào trong hai câu đầu đoạn trích? – Em có nghĩ Kiều “lạy„ Vân thật không? Vì sao? – Năm cặp thơ lục bát tiếp theo, Kiều đã nói những chuyện gì với Vân? Mục đích để làm gì? – Cách thuyết phục Vân của Kiều trong những cặp thơ lục bát đó? – Theo em, vì sao cách thuyết phục Vân của Kiều đã thành công và hấp dẫn với người đọc? – Ở bảy cặp thơ lục bát tiếp, Nguyễn Du đã kể việc gì? + Cảm nhận của em về những kỉ vật Kiều trao cho Vân – Qua sự việc Nguyễn Du vừa kể về Kiều, ta cảm nhận được tâm trạng gì của nàng? – Tâm trạng và sự day dứt của Kiều ở 6 cặp lục bát này có ý nghĩa gì? – Ở 4 cặp lục bát cuối, Kiều đang đối thoại với ai? – Tâm trạng của Kiều được thể hiện như thế nào ở 4 cặp lục bát cuối? – Em hãy nhận xét về con người của Kiều qua 4 cặp lục bát cuối? – Đánh giá những thành công về nghệ thuật của đoạn trích. – Em có nhận xét gì về tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện trong đoạn trích? | 1. Tìm hiểu chung – Sau khi đã thu xếp xong việc bán mình để chuộc cha và em, Thúy Kiều ngồi trắng đêm nghĩ đến thân phận mình và nhờ Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. – Đoạn trích từ câu 723 đến 756 là lời Thúy Kiều nói cùng Thúy Vân. – Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là Thúy Kiều. – Đại ý: kể về việc Kiều nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng sau khi quyết định bán mình để chuộc cha và em khỏi án oan. 2. Tìm hiểu văn bản a. Bối cảnh của cuộc trao duyên (2 dòng đầu): – Lời nói: cậy, chịu lời – Hành động: lạy, thưa – Thái độ: vừa trông cậy, vừa nài ép -> Thể hiện sự trang trọng, phù hợp với mục đích trao duyên. à Báo hiệu sự việc trọng đại, b. Năm cặp lục bát tiếp theo – Kể lại mối tình với chàng Kim à gợi sự đồng cảm nơi Vân; – Nhắc lại biến cố của gia đình và giãi bày tình thế khó xử à khơi gợi ý thức trách nhiệm nơi Vân; – Viện dẫn tình chị em máu mủ à gợi dậy sự thương cảm nơi Vân; – Bày tỏ sự hàm ơn đối với Thúy Vân. -> Sự thông minh khéo léo trong lập luận của Kiều khi thuyết phục trao duyên cho Vân èTác động đến cả lí trí và tình cảm của Thúy Vân, làm cho cuộc trao duyên bớt phần gượng ép mà trở nên thấu lí, đạt tình. c. Bảy cặp lục bát tiếp * Kiều trao kỉ vật cho em: chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền. -> Đó là những kỉ vật thiêng liêng, gợi nhắc đến mối tình đẹp giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. * Những day dứt của Kiều: – Dự cảm về cái chết – Mong được giải mối oan tình. -> Sự day dứt, luyến tiếc, đau đớn, duyên đã trao mà tình chưa dứt. -> Vẻ đẹp trong tình yêu của Kiều: sâu sắc, vị tha. d. Bốn cặp lục bát cuối – Kiều như đang đối thoại với chính mình, với thực trạng về bi kịch tình yêu tan vỡ. – Tâm trạng của Kiều: + Xót xa cho tình yêu tan vỡ, + Oán trách thân phận, + Hướng tới Kim Trọng với tất cả tình yêu và mong nhớ. -> Nói với em mà như độc thoại với mình; từ giọng đau đớn trở thành tiếng khóc. èBi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp. e. Kết luận * Nghệ thuật – Mượn quan niệm âm dương tương giao; – Vận dụng sáng tạo thành ngữ; – Sử dụng với tần suất cao các câu cảm thán. – Nhịp thơ linh hoạt, giàu tính biểu cảm. * Nội dung – Đoạn trích thể hiện được bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ. – Qua đoạn trích, ta thấy được tư tưởng nhân đạo cao cả trong ngòi bút Nguyễn Du (cảm thương cho nỗi đau của người phụ nữ trong XHK, tố cáo tội ác xã hội bất công đã chồng chất khổ đau lên một kiếp người. |
III. Hoạt động 3 – Luyện tập GV yêu cầu HS thảo luận nội dung sau: Nêu các biểu hiện mới của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du qua đoạn trích “Trao duyên”. HS thảo luận và báo cáo kết quả với thầy/ cô giáo Giáo viên nhận xét và chốt ý | Các biểu hiện mới của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du qua đoạn trích “Trao duyên” – Trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong tình yêu: thủy chung, hi sinh, vị tha. – Cảm thương cho số phận bất hạnh, bi kịch tình yêu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. |
IV. Hoạt động 4 – Vận dụng Tóm tắt nội dung bài học bằng một sơ đồ tư duy. Chuyển cảnh trao duyên thành kịch bản – tiểu phẩm. Vẽ tranh theo đoạn trích. | Định hướng, hướng dẫn trên lớp, yêu cầu HS hoàn thiện ở ngoài lớp học |
V. Hoạt động 5 – Tìm tòi mở rộng. 1. Hãy làm rõ cảm hứng nhân văn sâu sắc của Nguyễn Du qua các đoạn trích trong Truyện Kiều: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Trao duyên,… 2. Chân dung, số phận Thúy Kiều trong hệ thống các văn bản văn học trung đại về người phụ nữ Việt Nam (nét chung và riêng). 3. Trong hoàn cảnh hiện nay, nếu rơi vào cảnh ngộ như Thúy Kiều em có làm như Thúy Kiều không? Vì sao? |
Giáo án sưu tầm
Xem thêm : Trọn bộ giáo án và chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12