KHÁI NIM VÀ BIU HIN

( Ch nghĩa yêu nưc anh hùng cách mạng, khuynh hưng s thi, cm hng lãng mạn, tính dân tc, tinh thn bi tráng)

A. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC ANH HÙNG CÁCH MẠNG

1. Khái niệm:

- Yêu nước là tình cảm găn bó của con người với quê hương đất nước, là một tình cảm nhân bản, cao đẹp của con người. Tình cảm này được thể hiện ở nhiều cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau.

- Yêu nước anh hùng cách mạng là yêu nước nhưng được soi sáng dưới ánh sáng của lí tưởng cách mạng, được thử thách trong những hoàn cảnh khốc liệt và được chứng minh qua 2 cuộc kháng chiến của dân tộc: kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

2. Biểu hiện:

- Yêu nước; căm thù giặc; kiên cường chiến đấu bảo vệ đất nước

- Niềm tự hào đối với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trung thành với CM

- Thái độ ngợi ca và vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước

- Khát vọng hoà bình, độc lập và ý thức trách nhiệm xây dựng đất nước

- Thể hiện bằng các hình thức nghệ thuật phù hợp

B. KHUYNH HƯỚNG SỬ THI VÀ CẢM HỨNG LÃNG MẠN

- Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả những yếu tố trên hoà hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bạn của văn học VN từ 1945 – 1975 về khuynh hướng thẩm mĩ.

1. Khuynh hướng sử thi:

a. Khái niệm:

- Sử thi một thể loại văn học dân gian còn được gọi là Anh hùng ca, trường ca… là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự dân gian, với một số đặc trưng cơ bản là: đề cập đến những vấn đề lớn lao của cộng đồng trong cảm hứng ngợi ca…

- Khuynh hướng sử thi được dùng để chỉ phẩm chất của một tác phẩm văn học, trao lưu văn học, giai đoạn văn học Việt Nam 1945 – 1975

b. Biểu hiện:

* Nội dung:

- Đề cập đến những vấn đề lớn lao có liên quan đến vận mệnh dân tộc, đời sống dân tộc.

- Xây dựng được nhân vật trung tâm là những người anh hùng, những con người mang sức mạnh phẩm chất và vẻ đẹp cộng đồng

- Cảm hứng chủ đạo: ngợi ca, tự hào

- Ý nghĩa triết lí: hướng về chủ đề yêu nước

* Nghệ thuật:

- Xây dựng được một không gian rộng lớn

- Bút pháp lãng mạn, lí tưởng hoá

- Ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ, giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu tượng

- Giọng điệu chủ đạo: tự hào, ngợi ca

2. Cảm hứng lãng mạn:

a. Khái niệm

- Cảm hứng là nguồn gốc trực tiếp của sự sáng tạo nghệ thuật. Cảm hứng lãng mạn khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng về lí tưởng, về tương lai

- Cảm hứng lãng mạn trong văn học 1945 – 1975 là cảm hứng lãng mạn tích cực, cảm hứng lãng mạn cách mạng – một chủ nghĩa lãng mạn thuấn nhuần tinh thần chiến thắng và chủ nghĩa anh hùng. Nó giúp con người vượt lên trên cuộc sống gian khổ và ác liệt mà hướng về tương lai chiến thắng, về cuộc sống hạnh phúc và xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh

- Là cảm hứng mà mỗi vần thơ, câu thơ có cái nhìn đẹp hơn về thực tại, hướng về tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng vào cuộc sống cách mạng.

b. Biểu hiện

- Thi vị hoá hiện thực xây dựng và chiến đấu

- Lý tưởng hoá tương lai

- Tuyệt đối hoá giữa thiện và ác, giữa ta và địch

- Cái tôi lãng mạn của tác giả, bút pháp lãng mạn, giọng điệu,…

C. TÍNH DÂN TỘC:

1. Khái niệm:

- Là một phẩm chất thuộc bản chất xã hội văn học. Mỗi dân tộc đều có cuộc sống, cách cảm thụ thế giới và hệ giá trị riêng do truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, tâm lí và ngôn ngữ tạo thành. Những yếu tố này khi thể hiện vào văn học sẽ tạo nên tính dân tộc trong văn học.

2. Biểu hiện:

a. Trong nội dung:

- Thường ca ngợi truyền thống dân tộc, tính cách dân tộc, đặc điểm tâm hồn, cốt cách của dân tộc.

- Bức tranh thiên nhiên dân tộc, các địa danh

- Đặc trưng trong đời sống dân tộc

- Ca ngợi những con người ưu tú của dân tộc

- Đề cập đến những vấn đề có liên quan tới vận mệnh dân tộc

b. Trong nghệ thuật:

- Thể thơ truyền thống: thể thơ lục bát thuần tuý của dân tộc

- Biện pháp tu từ quen thuộc

- Cấu tứ quen thuộc

- Giọng điệu

D. TINH THẦN BI TRÁNG:

1. Khái niệm

- “Bi” là buồn, “tráng”tráng lệ, hào hùng. Tinh thần bi tráng có nghĩa là không né tránh khi nói đến những gian khổ, hi sinh, mất mát. Bi tráng là buồn đau nhưng không uỷ mị, không yếu đuối mà trai lại rất dũng cảm, kiêu hùng

2. Biểu hiện:

- Những hi sinh mất mát ấy thường được thể hiện bằng giọng điệu rắn rỏi, bằng âm hưởng hào hùng, bằng hình ảnh tráng lệ.

 

Bài viết gợi ý: