BÀI SOẠN "ĐÀN GHITA CỦA LOR-Ca
* * *
Câu 1 : phân tích hình tượng người nghệ sĩ Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca
- Hình ảnh : tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn đều mang tính biểu tượng sâu sắc cho người nghệ sĩ chân chính:Lor-ca
- Không miêu tả trực tiếp về con người nhưng cũng đã gợi ra qua âm thanh (tiếng đàn) màu sắc (áo choàng đỏ gắt),trạng thái (chếnh choáng, mỏi mòn)…
+ Ngay khổ đầu tiên tác giả cũng đã thể hiện được hình ảnh người nghệ sĩ Lorca và vẽ lên được bản sắc văn hóa Tây Ban Nha vô cùng đặc sắc
+ Hình ảnh đi lang thang về niềm đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn " cuôc đời của Lorca cống hiến cho nghệ thuật nhưng lại luôn đơn độc vì nghệ thuật đó không được chấp nhận nên có lẽ hình ảnh này gợi cho ta thấy một người nghê sĩ tài năng nhưng luôn cô độc trên con đường khám phá nghệ thuât của mình.
- Vẻ đẹp của Lor-ca và cái chết của Lor -ca:
- "Tây Ban Nha /hát nghêu ngao /bỗng kinh hoàng/áo choàng bê bết đỏ" Tiêng hát ẩn dụ cho Lorca cho cuộc đời của ông . Rồi 1 cái chết bất ngờ "bê bết đỏ" màu đỏ của máu của sự nghiệp Lorca đã chấm dứt
+ Trên nền ấy là hình ảnh Lor-ca:"bị điệu về bãi bắn - chàng đi như người mộng du "Cái chết cận kề mà Lor ca lại được miêu tả "như người mông du" đối mặt với cái chết trong tư thái không tỉnh táo- không sợ cái chết.Đó là thái độ bỏ quên tất cả, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết đang cận kề từ đó để thấy được dũng khí của Lor-ca -Một con người đã dâng hiến cả tuổi trẻ, cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì tự do.
+ Hình ảnh: dòng sông, Lor-ca bơi sang ngang, đường chỉ tay đứt" cuộc đời Lorca đã chấm hết"bơi sang ngang" cách bơi giải thoát nhanh chóng nhất cho cuộc đời mình ra đi 1 cách thanh thản nhẹ nhõm
+ "Lor-ca bơi sang ngang /chiếc ghi -ta màu bạc Cuộc đời của Lor-ca là chuỗi dài những đam mê trong đó có niềm đam mê đàn ghi -ta. Và do đó "đàn ghi-ta" chiếc đàn mang màu bạc màu thực của cây đàn hay dó còn là màu của ánh trăng , ánh trăng nghệ thuật
- Các hình ảnh "Hát nghêu ngao, đường chỉ tay đứt, lá bùa cô gái Di-gan" xâu chuỗi trong một trường liên tưởng về định mệnh, về cái chết, về số phận ngắn ngủi mang đậm màu sắc Tây Ban Nha.
+ Ở đây động từ "ném" lặp lại hai lần (ném lá bùa, ném trái tim) nó trở thành biểu tượng về cái chết bi thảm nhưng cũng đầy chất bi tráng, dũng mãnh của Lor-ca.Từ đó để thấy được cảm xúc đầy mãnh liệt của Thanh Thảo lẫn với sự mến mộ, tôn vinh, cảm phục
Câu 3 : Phân tích , nhận xét về hình tương tiếng đàn trong bài thơ
- "không ai chôn cất tiếng đàn", "tiếng đàn như cỏ mọc hoang".
Lời tâm nguyện của Lor-ca đã không được thực hiện ở lời đề từ ông viết "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đan" nghĩ là chôn theo nghệ thuật do ông tạo ra để người đời sau có thể sáng tạo thay đổi khoong mãi chỉ đi theo nghệ thuật cũ của Lorca
=>Đó là sự hài hoà của rất nhiều trạng thái cảm xúc Trước hết đàn ghita chính là Lorca cả sự nghiệp là cả cuộc đời của ông . Tiếng đàn ấy cũng là khao khát cho sự thay đổi về nghệ thuật cũ rích của Tây Ban Nha - mãi mãi tiếng đàn ấy sống với trái tim và niêm yêu của người nghê sĩ chân chính
Câu 4: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghê thuật của bài thơ "Đàn ghita của Lor-ca"
- 1. Nội dung:
- Bài thơ đã xây dựng được hình tượng Lor-ca với những khía cạnh khác
- Một người nghệ sĩ tài năng nhưng đơn độc , 1 con người cả đời đi tìm nghệ thuật chân chính luôn khao khát thay đổi và cách tân thứ nghệ thuật xưa cũ nhưng lại không tìm được sự đồng cảm giúp đỡ mà luôn phải tự mình đi trên con đường nghệ thuật . Khi ông chết đi đất nước TBN như đã mất đi 1 con người chính nghĩa , chân chính
- 2. Nghệ thuật:
- - mang phong cách tượng trưng pha màu sắc siêu thực rất gần gũi với phong cách thơ Lor-ca; Hình ảnh thơ phong phú, ngôn từ mới mẻ góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca VN sau 1975
II: BÀI TẬP :
ĐỀ 1 :Cảm nhận của A(c) về hình tượng Lor-ca
-Lor-ca là người chiến sĩ đấu tranh cho sự tự do, cho những khát vọng chân chính về con người và về nghệ thuật. Hình ảnh Lor-ca được thể hiện qua thi ảnh và ngôn từ mới mẻ trong bài thơ, hình ảnh này được tác giả gợi nhiều hơn tả.
a) Hai khổ thơ đầu:
Cho ta cảm nhận hình ảnh một con người nghĩa khí:
- Chàng chủ xướng, tuyên truyền cho khát vọng, cho lí tưởng sống vì con người. Khiêu chiến với chủ nghĩa độc tài thân phát xít. Tiếng đàn là biểu tượng cho tiếng nói tuyên truyền, tuyên ngôn cho trường phái cách tân nghệ thuật trong khung cảnh chính trị sa sút và nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha
- Chàng đã chết vì khát vọng chân chính của mình “áo choàng bê bết đỏ" Đó là nỗi kinh hoàng mà bọn độc tài phái xít gây ra
- Hình tượng Lor-ca mang một vẻ bi tráng
b) Những khổ thơ sau:
Lor-ca không thể chêt, chàng vẫn tồn tại vĩnh hằng trong thế giới này, kiêu hãnh và khẳng định lí tưởng sống của mình và mãi mãi toả sáng.
- Lor-ca đã làm một cuộc cách mạng “ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước”. Cuộc đấu tranh ấy vẫn còn đang tiếp diễn, đang có mặt Lor-ca. Chàng chỉ “ném trái tim mình vào lặng yêu bất chợt” mà thôi.
- Cái chết thực sự của nhà cách tân Lor-ca là khi những khát vọng của anh không còn tiếp tục nhưng cái chết đau đớn của một nhà cách tân còn là khi tên tuổi và sáng tạo của anh trở thành một bức thành kiên cố cản sự cách tân văn chương của những người đến sau.
- Các hình ảnh đường chỉ tay, con sông... mang ý nghĩa tượng trưng cho giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc hệ lụy trần gian
.> Nhà thiên tài Lor - ca là một nghệ sĩ vĩ đại, đã chiến đâu, hi sinh lí tưởng nghệ thuật, lí tưởng sống của mình. Tên tuổi Lor- a trở thành một biểu tượng là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hoá Tây Ban Nha và thế giới, chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại.
ĐỀ 2 : Phân tích ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" của Thanh Thảo.
- Mở đầu bài thơ là âm thanh tiếng đàn được diễn tả bằng ngôn từ lạ: "Những tiếng đàn bợt nước". Tiếng đàn là Lorca là nghệ thuật là cuộc đời của ông , bot nước chỉ một thứ mong manh dễ vỡ hòa tan vào trong cái vô tân của biển cả đó cũng như nghệ thuật và cuôc đời của ông rất dễ dàng bị lãng quên và tiêu diệt
- Hình ảnh "những tiếng đàn bọt nước", "áo choàng đỏ gắt" "miền đon độc", "vầng trăng chếnh choáng", "yên ngựa mỏi mòn" đã gợi lên cuộc hành trình đon độc của người nghệ sĩ Lor-ca đang đấu tranh cho cái mói. Đây là những hình ảnh biểu tượng, không có bóng dáng con người nhưng con người hiện ra rõ nét qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc, trạng thái... Tất cả chúng tạo thành một trường nghĩa chỉ sự mệt mỏi, bất lực, bổn chồn không yên của con người khi phải đối diện thực sự với bản chất phong phú vô tận của cuộc sống. Tất cả kết hợp với nghệ thuật láy âm lila - lila - lila (hợp âm của tiếng đàn ghi ta) đã gợi lên hình ảnh bông hoa buồn của phút chia li, gợi chuyên đi thăm thẳm, không đơn độc của người nghệ sĩ với những thếlực tàn bạo hà khắc.
- Giây phút bi phân nhất trong cuộc đời Lor-ca được tái hiện thật ngắn gọn và đặc sắc: tiếng hát nghêu ngao, tiếng hát vô tư, vô hại lại đưa đến hậu quả tàn khốc: "áo choàng bê bết đỏ". Sự bất công này, tộc ác này nằm ngoài cái đẹp, không biểu hiện thuộc về cái đẹp nên làm sao Lor-ca hiểu được? Phản ứng của chàng "kinh hoàng" và "đi như người mộng du" là nỗi xót xa ngàn đời trước tình thế không thể tự vệ của những người nghệ sĩ như chàng khi bị điệu về bãi bắn. Nhịp điệu đứt gãy của những câu thơ này làm bùng nổ cảm xúc ở người đọc, nó nén một tiếng kêu bi phẫn không sao cất cánh thành lời chính vì cái đẹp "mộng du" kia.
- Trước sự kiện thảm khôc ấy, Thanh Thảo đã diễn tả theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác qua hệ thống những âm thanh vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối, thành sinh mệnh:
" Tiếng ghi ta nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
Tiếng ghi ta ròng ròng
Máu chảy"
° "Tiếng ghi ta nâu" màu nâu của đất của quê hương xứ sở , làn da nâu của Lorca hay chính là đôi mắt Maria xinh đẹp
° "Tiếng ghi ta lá xanh" thiết tha, hi vọng. màu xanh của bầu trời TBN, màu xanh gợi cảm giác trẻ trung của sự bất tử - sức sống luôn tràn trề .
° " tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan" sự sáng tạo hoàn hảo của Lorca 1 con người tài năng nhưng lại có 1 kết cục bi thảm đau thương
° "Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy": đau đớn, nghiệt ngã, diễn tả nỗi đau đớn của Lor-ca khi phải chịu cái chết oan khuất, đau thương như nàng Kiểu của Nguyễn Du xưa bị ép chơi đàn.
"Một cưng gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay"
=> Tất cả những hình ảnh này gợi ra 1 người nghệ sĩ yêu đời yêu nghệ thuật khao khát thay đổi cuôc đời nhưng lại phải chụi số phân đau thương tiếng ghita đã vỡ ra thành máu và nước mắt . Tất cả cuộc đời sự nghiêp của Lorca đã dừng lại
- Lor-ca đau đón hơn khi người ta không hiểu được thông điệp của ông: "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn". Vì người ta "không chôn cât tiếng đàn" nên " tiếng đàn như cỏ mọc hoang".Ông ming muốn người đời vượt qua cái bóng nghệ thuật của mình để tiếp tục sáng tạo và thay ông phát triển nghệ thuật chân chính nhưng vì sự kính trọng dành cho ông mà không một ai dám bước nó và để cho tâm nguyện của Lorca mãi mãi không được thực hiện
"Không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang"
- Ớ đây Lor-ca không hiện diện mà chỉ có sự hiện của tiếng đàn. Nó trở thành biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca. "Không ai chôn cất tiếng đàn" và dù muốn chôn cũng không được, bởi đây là "tiếng đàn" - một giá trị văn hóa tinh thần chứ không phải là một cây đàn vật thể. Tiếng đàn ấy sẽ trường tồn cùng tự nhiên và hơn thế, bản thân nó là tự nhiên, nó vẫn không ngừng vươn lên, lan tỏa ngay khi người nghệ sĩ sáng tạo ra nó đã chết. Cây đàn cũng như cuộc đời Lor-ca, còn khi Lor-ca không còn nữa thì sự sống của cây đàn, của sự sáng tạo nghệ thuật cũng chấm dứt. Nêu ai đó muốn sử dụng lại cây đàn thì cũng chỉ tạo ra một sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán, không mây giá trị mà thôi.
- "Chôn cất tiếng đàn" không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn quá khứ mà chỉ mở ra quá khứ là cái truyền thống mà cái tương lai phải nối tiếp và nhân lên.
Câu thơ thứ 2: Nỗi tiếc nuối hành trình cách tân dang dở, bản thân Lor-ca đã chết, nghệ thuật thiếu vắng kẽ dẫn đường. Nghệ thuật thành thứ "cỏ mọc hoang". Đưa cỏ vào ý thơ này, Thanh Thảo muốn bất tử hóa tiếng đàn Lor-ca, nghệ thuật Lor-ca, nhân phẩm của Lor-ca. Đấy là cái đẹp không thể hủy diệt, nó sẽ sống và trường tồn mãi, giản dị, kiến cường như "cỏ mọc hoang".
- Điều thú vị bất ngờ nhất là Thanh Thảo đã "cấy", đã khảm vào mạch thơ chuỗi âm thanh "lila - lila - lila". Nó như một cú vê ghi ta của nhạc công khi đệm cho người hát ca khúc.
* Chuỗi âm thanh mở đầu như phần dạo đầu đánh dấu khoảng ngắt cho người bắt đầu trình diễn ca khúc.
* Chuỗi âm thanh đó khép lại bài ca. Nó tựa như tiếng đàn cuối cùng tạo dư âm sau khi lời hát đã ngừng. Nó có ý nghĩa như khúc ca của Thanh Thảo tiễn Lor-ca vào cõi bất tử.
- Tiếng ghita ấy là hiên thân của Lorca-1 người nghệ sĩ chân chính , tiếng ghita mãi luôn da diết trong lòng những người yêu nghê thuật chân chính và những người luôn kính trọng tài năng của Lorca