PHÂN TÍCH BẢN TUYÊN NGÔN  ĐỘC LẬP - CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

1. Lý thuyết

1.1. Tác giả

            

- Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969) sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 

- Quá trình hoạt động cách mạng.

- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là nhà cách mạng, nhà văn hóa, nhà thơ, nhà văn kiệt xuất của đất nước.

- Tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946),…

1.2. Tác phẩm

Tác phẩm được soạn thảo vào ngày 26/8/1945 tại số nhà 48 Hàng Ngang. Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Là một văn kiện to lớn, là một tác phẩm văn học có giá trị - áng văn chính luận xuất sắc.

1.3. Đọc hiểu tác phẩm

           1.3.1. Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn 

- Bác trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1793) của cách mạng Pháp. 2 bản Tuyên ngôn đều đề cập đến quyền sống, quyền tự do và bình đẳng của con người.

=> có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta.

+ Bác thể hiện sự tôn trọng, đề cao đối với tư tưởng dân chủ bình đẳng của Pháp và Mĩ bởi điều đó là chân lý của cuộc sống.

+ Sử dụng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” đề buộc tội Pháp bằng những lí lẽ không chối cãi được, đập tan điệu luận xảo trá của kẻ thù, tố cáo và ngăn chặn âm mưu xâm lược nước ta lần nữa.

+ Bác đặt cuộc cách mạng năm 1945 của nhân dân ta ngang hàng với cuộc cách mạng của hai nước Pháp và Mĩ, đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam ngang hàng với hai bản Tuyên ngôn của hai nước đó => khẳng định về quyền tự chủ và bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, thể hiện quyền tự hào dân tộc.

+ Khơi dậy mạnh mẽ lòng yêu nước và phong trào giải phóng dân tộc.

          1.3.2. Cơ sở thực tế cho bản Tuyên ngôn 

          - Tác giả vạch trần tội ác của bọn thực dân Pháp trong suốt hơn 80 năm đô hộ nước ta.

          + Bác dùng lập luận chặt chẽ, một câu vừa khẳng định, vừa phủ định " Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bực đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa."

          + Bác khai thác triệt để các khía cạnh kinh tế, chính trị, quân sự,... một cách chính xác, sáng tạo, bằng những từ ngữ cô đúc, đanh thép.

           Về chính trí: "chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào", "Chúng thi hành những luật pháp dã man", "Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước",...

           Về kinh tế: "chúng bóc lột dân ta đến xương tủy", "chúng cướp không ruộng đất", "chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn"...

           + Nghệ thuật:

           + Sử dụng thao tác lập luận phân tích, chứng minh, kết hợp thủ pháp liệt kê. => làm ta nhìn đâu cũng thấy tội ác của kẻ thù.

           + Sử dụng mốc thời gian, số liệu cụ thể, chính xác. => tăng sức thuyết phục.

           + Điệp từ "chúng" => âm hưởng đoạn văn càng thêm nhức nhối, tạo nên sức mạnh cho lời tuyên bố độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam.

          + Sử dụng động từ mạnh: "thẳng tay chém giết", "tắm các cuộc khởi nghĩa", "bóc lột",...=> làm lời văn thêm hùng hồn, hừng hực ngọn lửa căm thù, phẫn nộ.

          => Pháp hiện lên như một loài cầm thú tàn bạo, đê tiện...

          - Từ những hành động vô nhân tính, sự giả dối, bịp bợm che đậy điều xấu xa của bọn thực dân, tác giả dẫn dắt ta đến với sự thật bằng lời khẳng định "Sự thật là..."

           => Bác đã khẳng định chính nghĩa của nhân dân ta, dân ta có độc lập, tự do là điều tất yếu.

          - Chúng ta tuyên bố "thoát li" hẳn quan hệ với Pháp, bỏ những hiệp định đơn phương kí kết của chúng về Việt Nam. Một dân tộc Việt Nam gan góc chống ách nô lệ hơn 80 năm phải được tự do, phải được độc lập. Cấu trúc câu đặc biệt, vế trước dài => sự trường của cuộc kháng chiến, vế sau ngắn => khẳng định quyền tự do dân tộc.

          1.3.3. Lời tuyên ngôn độc lập

          "Nước Việt Nam có quyền....." => Lời khẳng định đanh thép, ngắn gọn, trang trọng nhưng đầy sức thuyết phục.

          => Lời tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

          Bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn nhưng chứa đựng những nội dung bất hủ, không chỉ có giá trị lịch sử đối với dân tộc Việt Nam, mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc.

          2. Luyện tập 

          Đề 1: Chứng minh "Tuyên ngôn Độc lập" là áng văn chính luận mẫu mực có sức lay động hàng triệu trái tim con người Việt Nam.

          - Về nội dung:

          + Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện chính trị, là áng văn yêu nước của thời đại, tuyên bố trước quốc dân và cả thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

         + Nó đánh dấu thắng lợi đầu tiên của một nước ở châu Á, thể hiện được những chân lí của lịch sử dân tộc và thế giới.

+ Bác đứng trên quyền lợi của dân tộc và lập trường nhân đạo, chính nghĩa để tố cáo tội ác bọn thực dân và tuyên bố độc lập.

- Về nghệ thuật:

+ Luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, thuyết phục. (trích dẫn 2 bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ và các chi tiết vạch trần tội ác của kẻ thù).

+ Ngôn ngữ chính xác, linh hoạt: sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc, động từ mạnh, ngôn ngữ giàu sức gợi...

+ Văn phong giản dị, súc tích và cô đúc.


Đề 2: Phân tích phần mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Nêu nội dung của 2 bản Tuyên ngôn mà tác giả đã trích dẫn (bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ).

- Nêu ý nghĩa của việc nêu ra 2 bản Tuyên ngôn:

+ Thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc và tinh thần chiến đấu.

+ Khẳng định vị thế "sánh vai với các cường quốc năm châu", Bác đặt cuộc cách mạng năm 1945 của nhân dân ta ngang hàng với cuộc cách mạng của hai nước Pháp và Mĩ, đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam ngang hàng với hai bản Tuyên ngôn của hai nước đó => khẳng định về quyền tự chủ và bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, thể hiện quyền tự hào dân tộc.

+ Sử dụng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” đề buộc tội Pháp bằng những lí lẽ không chối cãi được, đập tan điệu luận xảo trá của kẻ thù, tố cáo và ngăn chặn âm mưu xâm lược nước ta lần nữa.=> mang một ý nghĩa cảnh tỉnh là nếu Pháp và Mĩ xâm phạm quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam thì cũng đồng nghĩa với việc phản bội lại chính cha ông mình, dân tộc mình => một cách lập luận vừa cương quyết, vừa khôn khéo.

+ Nghệ thuật:

 + Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, thuyết phục.

 Ngôn ngữ chính xác, súc tích, cô đúc.

 Giọng văn mạnh mẽ, tạo cơ sở vững chắc cho bản tuyên ngôn, liên kết với những nội dung tiếp sau đó.

=> Tuyên ngôn Độc lập đã nêu ra một cơ sở pháp lí vững chắc để khẳng định quyền tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam. Đó là một lẽ phải "không ai chối cãi được".

Bài viết gợi ý: