CHUYÊN ĐỀ: RỪNG XÀ NU

I. Tác giả - tác phẩm:

a) Tác giả:

- Nguyễn Trung Thành (bút danh khác Nguyễn Ngọc) tên khai sinh Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

- Những năm tháng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V giúp ông hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên

- Những tác phẩm đặc sắc: Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đất Quảng

b) Tác phẩm:

- Rừng Xà Nu viết năm 1965 (ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc) là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyên Ngọc viết trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Nhan đề:

- Rừng xà nu chứa đựng được cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng chủ đề của tác phẩm

- Nhà văn có thể đặt tên là “làng Xô Man” hay “Tnú” nhưng như thế sẽ mất đi sức khái quát và sự gợi mở

- Rừng xà nu ẩn chứa ý vị khó quên của đất rừng Tây Nguyên. Gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại => một sức sống bất diệt của cây xà nu và tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên

- Rừng xà nu còn mang nhiều tầng ý nghĩa tả thực lẫn tượng trưng => toát lên hình tượng sinh động của cây xà nu, đưa đậm không khí Tây Nguyên cho tác phẩm

2. Đoạn văn miêu tả rừng xà nu dưới tầm đại bác:

- Mở đầu tác phẩm nhà văn giới thiệu về rừng xà nu. Rừng xà nu được xác định rõ: “trong tầm đại bác của đồn giặc”, nằm trong sự huỷ diệt: “hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn

- Truyện mở ra trong giai đoạn chiến tranh và cuộc đụng độ quyết liệt giữa làng Xô Man với bọn Mĩ - Diệm. Rừng xà nu cũng nằm trong cuộc đụng độ ấy. Với cách tả thực, rừng xà nu trở thành một biểu tượng sống đang đứng ngang nhiên trước cái chết và sự huỷ diệt tàn bạo.

=> cách mở truyện gọn gàng, xúc tích nhưng đầy uy nghi tầm vóc

- Toàn cảnh khu rừng, nhà văn phát hiện ra: “cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. Tác giả đã chứng kiến nổi đau của hàn vạn cây xà nu: “có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào như một trận bảo”, rồi: “có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loang, vết thương không lanh được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”

- Các từ ngữ “vết thương, cục máu lớn, loét mãi ra, chết…”=> những từ ngữ diễn tả nổi đau của con người => nhà văn mang nổi đau con người biểu đạt cho cây => tạo nên cảm giác đau đớn cho người đọc

- Tác giả phát hiện sức sống mãnh liệt của cây xà nu: “trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy => vượt qua giới hạn sự sống và cái chết. Tồn tại trong sự huỷ diệt: “cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” => cách nói đối lập “ngã gục – mọc lên”, “một – bốn năm” khẳng định khát vọng sống. Cây xà nu đứng lên bằng sức sống manh liệt, một loại cây mang vẻ đẹp hùng tráng, hoang dại đậm chất núi rừng Tây Nguyên.

- Xà nu tự bảo vệ mình, bảo vệ làng Xô Man: “cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn mình ra, che chở cho làng” => hình tượng xà nu chứa đựng tinh thần quả cảm, một người hùng một vị trí đứng đầu trong bão táp chiến tranh.

- Trong lúc miêu tả cây xà nu, rừng xà nu nhà văn đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá như một phép tu từ chủ đạo. Lấy nổi đau và vẻ đẹp con người làm chuẩn mực cho xà nu. Để xà nu trở thành một biểu tượng cho con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất

- Các thế hệ con người làng Xô Man tương ứng các thế hệ cây xà nu

      + Cụ Mết “ngực căng như một cây xà nu lớn”, tay “sần sùi như vỏ cây xà nu” => Cụ Mết là cây xà nu cổ thụ hội tụ tất cả sức mạnh của rừng xà nu

      + Tnú cường tráng như một cây xà nu được rèn luyện trong đau thương và trưởng thành không đại bác nào giết nổi

      + Dít trưởng thành trong thử thách với bản linh phi thường giống như cây xà nu phóng lên rất nhanh tiếp lấy ánh nắng

      + Bé Heng là mầm xà nu đang được các thế hệ xà nu trao dồi cho những tố chất cần thiết để sẵn sàng thay thế cho những cuộc chiến cam go có thể kéo dài “năm năm, mười năm hoặc lâu hơn nữa”

- Câu văn mở đầu được lặp lại ở cuối tác phẩm: “Đứng trên đồi xà nu ấy trông xa xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoai những đồi xà nu tiếp tới chân trời” => gợi ra cảnh tượng rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất diệt cũng như con người Tây Nguyên núi rừng

3. Nhân vật Tnú:

- Được tác giả tập trung khắc hoạ tính cách lẫn số phận, mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường giải phóng của nhân dân Tây Nguyên

- Là chú bé gan góc, táo bạo, trung thành, trung thực với cách mạng (giặc khủng bố dã man vẫn cùng Mai hăng hái vào rừng nuôi cán bộ, quyết tâm học tập đê làm cán bộ, gan dạ dũng cảm khi làm giao liên, bị giặc bắt. bị tra tấn, quyết không khai, chỉ tay vào bụng, “‘Cộng sản ở đây…”). Lớn lên Tnu trở thành người lãnh đạo làng Xô Man chống Mĩ – Diệm.

- Yêu thương vợ con, dân làng và quê hương (Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù hành hạ, biết là thất bại, anh vẫn xông ra cứu. Xa làng Tnú nhớ làng, nhớ âm thanh và nhịp điệu sinh hoạt của làng; khi về, anh nhớ tất cả mọi người…)

- Biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân để dũng cảm chiến đấu, trả thù cho quê hương và gia đình (Khi xông ra cứu vợ con. anh bị bắt, bị đốt mười đầu ngón tay, Tnú quyết không kêu van và ltiếng thét của anh trở thành hiệu lệnh cho dân làng giết giặc. Dù mất vợ con, dù hai bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt, Tnú vẫn nén đau thương, tham gia lực lượng vũ trang để góp phần giải phóng quê hương…)

- Có tinh thần kỷ luật cao: Ba năm đi bộ đội, dù nhớ làng nhưng được phép cấp trên mới dám về thăm làng. Khi được về thăm làng, dù rất lưu luyến song anh chấp hành đúng qui định, ở lại một đêm rồi ra đi

- Tác giả đặc biệt miêu tả đôi bàn tay Tnú

      + bàn tay khi còn lành lặn là bàn tay trung thực, tình nghĩa: cầm phấn học chữ, cầm đá mài giáo, đặt lên bụng khi bị tra tấn, cầm tay Mai với hai bàn tay không xông ra cứu vợ con

      + Bàn tay bị giặc đốt cụt, trở thành mười ngọn đuốc chính là chúng tích tội ác của kẻ thù 

      + Bàn tay còn hai đốt vẫn cầm được súng để bảọ vệ quê hương

=> Gây ấn tượng sâu sắc và đậm nét, qua đó hiện lên cả cuộc đòi và tính cách nhận vật

=> Tnú là một nhân vật độc đáo, giàu chất sử thi, tập trung, những phẩm chất cao đẹp tiêu biểu cho người anh hùng của một dân tộc anh hùng

4. “Tnú không cứu được vợ con” – câu nói của cụ Mết:

- nhắc đến 4 lần, để nhấn mạnh khi chưa cầm vũ khí, Tnú chỉ có 2 bàn tay không thì ngay cả người thương yêu nhất Tnú vẫn không cứu được

- Câu nói khắc sâu 1 chân lí: chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là con đường sống duy nhất. Chân lí cách mạng đi ra từ chính thực tế máu xương, tính mạng của dân tộc, của những ngưòi thương yêu nên chân lí ấy phải ghi tạc vào xương cốt, tàm khảm và truyền lại cho các thế hệ tiếp nối

5. Số phận của người anh hùng gắn liền vói số phận cộng đồng. Cuộc đời Tnú đi từ đau thương đến cầm vũ khí thì cuộc đời của làng Xô Man cũng vậy.

- Khi chưa cầm vũ khí, làng Xô Man cũng đầy đau thương: Bọn giặc đi lùng như hùm beo, tiếng cười “sằng sặc” của những thằng ác ôn, tiếng gậy sat nện “hự hự” xuống thân nguời. Anh Xút bị treo cổ. Bà Nhan bị chặt đầu. Mẹ con Mai bị chết rất thảm. Tnú bị đốt mười đầu ngón tay

- Đêm Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay dân làng Xô Man đã ào ào nổi dậy, tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiến đấu: “Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!”

=> Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người trở thành câu chuyên một thời, một nưóc. Như vậy, câu chuyện về cuộc đời Tnú đã mang ý nghĩa cuộc đời một dân tộc. Nhân vật sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh trên vai sứ mệnh lịch sử to lớn

6. Vai trò của cụ Mết, Mai, Dít, Heng:

- Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung.

- Cụ Mết “quắc thước như một cây xà nu lón” là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tưọng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy đồng khởi.

- Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm naỵ. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.

- Bé Heng là thể hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.

=> Dường như cuộc chiến khốc liệt này đòi hỏi mọi người Việt Nam phải có sức trỗi dậy của một Phù Đổng Thiên Vưong

7. Hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú:

- Hình ảnh rừng xà nu được xây dựng không chỉ hiện thân cho vẻ đẹp mà còn như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường bất diệt.

- Hình tượng nhân vật Tnú, với câu chuyện bi tráng của đời anh thể hiện đầy đủ cho chân lí lịch sử: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”

- Mối quan hệ giữa hai hình tượng rừng xà nu và Tnú: Gắn bó khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau để cùng trở nện hoàn chỉnh

III. Nghệ thuật:

- Cảm hứng sử thi hoành tráng: cách kể trang trọng truyền cho con cháu những trang lịch sử của cộng đồng.

- Xây dựng được một số hình ảnh biểu tượng: cây xà nu, mựời ngón tay thành mười ngọn đuốc…

- Chất Tây Nguyên rất đậm nét: rừng xà nu vừa hùng vĩ vừa hoang dã, cảnh sinh hoạt buôn làng..,

- Hệ thống nhân vật mà điển hình là cụ Mết, Tnú, Dít, Heng: đều là những cá nhân anh hùng kết tinh cao độ vẻ đẹp và phẩm chất của cả cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, thậm chí của cả con người Việt Nam trong chiến đấu (yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, gan dạ, dũng cảm, kiên cường, trung thành với cách mạng…)

IV. Ý nghĩa:

- Rừng xà nu là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người và của truyền thống văn hoá Tây Nguyên

- Thông qua câu chuyện về những con người ở 1 bản làng héo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

V. Bài tập:

Đề1: cảm nhận hình tượng nhân vật Tnú

* Tnú là con người trung thực, gan dạ, dũng cảm, trung thành tuyệt đối với cách mạng:

- Ngay từ nhỏ, Tnú bất chấp sự khủng bố gắt gao của kẻ thù (dù giặc treo cổ anh Xút, chặt đầu bà Nhan) nhưng Tnú vẫn hăng hái vào rừng tiếp tế cho cán bộ. Học chữ thua Mai, Tnú tự lấy đá đập vào đầu mình. Làm liên lạc, vì sự an toàn của cách mạng, Tnú “xé rừng mà đi”, “lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như một con cá kình”.

- Khi bị giặc bắt, Tnú vẫn kiên cường chịu đựng, không chịu khai nơi giấu cộng sản của dân làng. Gặp đau thương mất mát: vợ con bị giết, bản thân bị giặc tra tấn dã man nhưng Tnú vẫn không chịu khuất phục trước kẻ thù.

- Với đôi bàn tay tật nguyền, Tnú đã tham gia lực lượng giải phóng quân để chiến đấu trả thù nhà, nợ nước. Chính từ thực tế chiến đấu, Tnú đã vươn lên, nhận thức sâu sắc kẻ thù của cá nhân mình và kẻ thù chung của cả dân tộc.

* Tnú là con người chan chứa tình yêu thương:

- Tnú gắn bó với làng Xô Man – người Strá đã nuôi Tnú khôn lớn. Xa làng đi chiến đấu, anh nhớ làng da diết. Khi trở về lòng hồi hộp xúc động, “ngực anh đập liên hồi, chân đi cứ vấp ngã”.

- Tnú sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ, che chở cho vợ con. Chứng kiến cảnh giặc đanh đập vợ con một cách dã man, anh đã xông vào giữa bầy lang sói để cứu họ với hai bàn tay không.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Nhân vật Tnú được xây dựng với cảm hứng ngợi ca, tự hào, giọng văn trang trọng, hùng tráng, say mê, đậm chất sử thi.

Đề2: Tính chất sử thi trong truyện ngắn Rừng xà nu:

1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm

- Nguyễn Trung Thành là nhà văn quân đội, cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông luôn gắn bó với chiến trường Tây Nguyên, với thiên nhiên và con người nơi đây.

- Rừng xà nu ra đời vào mùa hè năm 1965, khi đế quốc Mĩ ào ạt đổ quân vào miền Nam nước ta, mở màn cuộc chiến tranh cục bộ của chúng. Tác phẩm là một bài kịch thời chống Mĩ nên mang đậm chất sử thi.

2. Giải thích khái niệm tính chất sử thi

- Tính chất sử thi ở đây không phải là khái niệm thể loại hay quy mô của tác phẩm, mà là một tác phẩm phản ánh cuộc sống con người thời hiện đại đã được phủ lên màu sắc sử thi.

- Tính chất sử thi là một đặc điểm của dòng văn học sáng tác trên nền tảng của ý thức cộng đồng toàn dân xuất hiện vào thời kỳ có đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta với thực dân Pháp và đế quốc Mĩ

- Tính chất sử thi thể hiện ở xung đột, trong tác phẩm văn học là xung đột giữa toàn dân với kẻ thù xâm lược, chủ đề cơ bản có tính sử thi là tình cảm yêu thương, ngợi ca dân tộc, nhân dân, Tổ quốc, truyền thống anh hùng trong quá trình đấu tranh giành độc lập toàn dân. Lập trường có tính sử thi là nhà văn vì lợi ích của dân tộc, cộng đồng. Nhân vật có tính sử thi là nhân vật anh hùng đại diện cho phẩm chất, ý chí và sức mạnh của dân tộc, đặc biệt là các hình tượng lãnh tụ, hình tượng chiến binh, hình tượng người mẹ. Giọng điệu có tính sử thi cơ bản là giọng ngợi ca, tụng ca, giọng khẳng định và cổ vũ nhân dân chiến đấu. Tình cảm có tính sử thi chủ yếu là tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu bộ đội…

3. Phân tích và chứng minh

a. Xung đột và chủ đề có tính sử thi

- Qua hình tượng trung tâm trong Rừng xà nu, tác giả đã phản ánh hiện thực đấu tranh gay gắt diễn ra ở dân làng Xô Man, nhân dân Xô Man anh hùng với thế lực hung hãn là đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai. Ngay từ đầu tác phẩm đã thể hiện xung đột và chủ đề có tính sử thi: “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc, chúng nó bắn đã thành lệ…Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”…

- Trong đau thương mất mát, “cả rừng xà nu không có cây nào không bị thương” những vẫn không khuất phục vẫn dâng trào sức sống mạnh mẽ, hướng về ánh sáng mặt trời, chống trả lại quân thù. “Cứ thế 2, 3 năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho làng…”

b. Nhân vật và tình cảm có tính chất sử thi

- Bằng thủ pháp chiếu ứng rừng cây - đời người, Nguyễn Trung Thành đã xây dựng những hình tượng nhân vật đẹp như Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng; nổi bật lên trên bối cảnh Tây Nguyên hùng vĩ là lòng yêu nước nồng nàn, phẩm chất anh hùng, sẵn sàng hi sinh vì đồng bào, đồng chí…

- Tiêu biểu là hình tượng nhân vật Tnú. Đây là nhân vật kết tinh phẩm chất anh hùng của dân tộc Strá, làng Xô Man; đại diện cho số phận của cả cộng đồng, con đường đi lên của dân tộc.

c. Giọng điệu có tính chất sử thi

- Giọng điệu cơ bản của Rừng xà nu là giọng ngợi ca, tự hào, khẳng định cổ vũ nhân dân đấu tranh. Tác phẩm ca ngợi phẩm chất anh hùng, sức sống mãnh liệt của dân tộc Tây Nguyên. Như cây xà nu, rừng xà nu, biết bao bom đạn giội xuống nhưng họ vẫn như rừng xà nu “Nối tiếp chạy đến chân trời”.

- Câu chuyện được kể qua lời cụ Mết, cụ là nguồn cội, là sức mạnh của dân làng Xô Man thời đánh Mĩ. Câu chuyện được kể bên bếp lửa xà nu theo lối kể “khan” với giọng trầm hùng, trang trọng vang vọng chất sử thi hòa vào chất thơ hùng tráng bay vút lên từ thiên nhiên đến con người miền núi bất khuất mà hiền hòa.

4. Đánh giá

- Rừng xà nu đánh dấu sự thành công của văn xuôi Việt Nam thời chống Mĩ, là bản hùng ca của Tây Nguyên bất khuất, ngoan cường, dũng cảm trong đấu tranh.

- Tính chất sử thi là một nét độc đáo trong văn học Việt Nam thời đại mới, nó kế tục và phát triển dòng văn học yêu nước đậm đà bản sắc dân tộc, vẻ đẹp tinh thần truyền thống của con người Việt Nam.

Bài viết gợi ý: