I. KHÁI NIỆM

  • Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.

           Ví dụ :     CH3NH2   ;  CH3NHCH3;  CH2=CHCH2NH2 ; C6H5NH2

  • Công thức chung của dãy đồng đẳng amin: CnH2n+2-2a+kNk.
  • Amin no đơn chức mạch hở: CnH2n+3N hay CnH2n+1NH2

II. PHÂN LOẠI

      Amin được phân loại theo 2 cách thông dụng nhất :

a) Theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon

  • Amin thơm : anilin C6H5NH2,…
  • amin béo (amin no) : etylamin,…
  • amin dị vòng : piroliđin,…

b) Theo bậc của amin

  • Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế bằng gốc hiđrocacbon. Theo đó các amin được phân loại thành : amin bậc I, bậc II hay bậc III.

Ví dụ :   CH3CH2CH2NH2                  CH3CH2 NHCH3                     (CH3)3N

                   amin bậc I                              amin bậc II                     amin bậc III

III. DANH PHÁP

  • Amin bậc I (RNH2) có 2 cách gọi tên

Cách 1: Tên gốc hiđrocacbon + amin

Cách 2: Tên hiđrocacbon + số chỉ vị trí nhóm NH2 + amin

Ví dụ: Tên gọi của một số amin

  • Amin bậc II hoặc bậc III đọc theo tên gốc chức: 

        Tên gốc hiđrocacbon + amin

        CH3NHC2H5 : Etylmetylamin

        (CH3)N : Trimetylamin 

Bài viết gợi ý: