KHÁI QUÁT KIẾN THỨC VĂN BẢN: LÀNG

                                                                            Kim Lân

  1. Tìm hiểu chung
  1. Tác giả: Kim Lân

- Tên khai sinh Nguyễn Văn Tài (1920-2007),quê Từ Sơn - Bắc Ninh.

- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Kim Lân chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết văn từ năm 1941.

- Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc cuộc sống nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.

  1. Tác phẩm

“Làng” được viết và đăng báo trên tạp chí Văn nghệ năm 1948 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì này thì người dân nghe theo chính sách của chính phủ: kêu gọi nhân dân ta tản cư, những người dân ở vùng địch tạm chiếm đi lên vùng chiến khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu dài.

  1. Tìm hiểu truyện Làng
  1. Tình huống truyện

Ông Hai là người yêu làng tha thiết, nhưng rồi một hôm, ông nghe tin làng mình theo giặc. Tình huống để nhân vật bộc lộ sâu sắc tình yêu làng xóm, yêu quê hương, đất nước của ông.

  1. Diễn biến tâm trạng ông Hai
  • Diễn biến tâm trạng của ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
  • Ông thường xuyên khoe về làng bằng niềm tự hào sâu sắc, ông say mê kể về làng mình với sự hào hứng, say mê, náo nức lạ lùng. Ông khoe làng mình giàu đẹp, cái gì cũng tốt hạng nhất vùng. Ông khoe làng ông mái ngói san sát, sầm uất như tỉnh, đường lát toàn gạch đá xanh, trời mưa trời gió đi khắp làng không lo bùn dính gót chân.
  • Cách mạng và kháng chiến đã làm thay đổi nhận thức của người nông dân, khơi dậy ở họ tình cảm yêu nước rộng lớn, hòa nhập, thống nhất với tình cảm yêu làng quê.
  • Kháng chiến bùng nổ, ông Hai đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông rất nhớ làng, thường xuyên nghe ngóng tin tức về làng, khoe làng với bác Thứ và những người xung quanh.
  • Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc

Ông bàng hoàng, sợ hãi, tủi hổ,… Trong lúc bế tắc, tuyệt vọng, ông chỉ còn biết tâm sự với đứa con Út, qua đó đã bộc lộ được tình yêu sâu sắc của ông Hai đối với làng của mình.

  • Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nhận được tin cải chính
  • Gánh nặng tâm lí của ông đươc trút bỏ. Ông càng tự hào về làng Chợ Dầu nhiều hơn. Niềm vui sướng tột cùng ấy được thể hiện qua cử chỉ, thái độ, vẻ mặt, đôi mắt lấp lánh niềm vui của ông.
  • Ông đi khắp nơi khoe nhà mình bị Tây đốt rồi. Cái gia sản lớn nhất mất đi ấy nào có đáng gì với ông, chỉ cần làng ông không theo giặc, chỉ cần ông được hi sinh cho kháng chiến, cho cách mạng là hạnh phúc lắm rồi. Ông thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm Việt gian. Ông say mê kể lại trận chống càn bằng niềm tự hào khôn cùng. Qua đây ta thấy được tinh thần kháng chiến và tình yêu làng quê của ông lớn biết nhường nào.
  1. Nghệ thuật nổi bật
  • Nghệ thuật xây dựng cốt truyện tâm lí
  • Sáng tạo tình huống có tính căng thẳng và thử thách nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ sâu sắc tư tưởng, tình cảm của nhân vật.
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, gợi cảm, ấn tượng
  • Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện rõ cá tính từng nhân vật.
  • Cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên, sống động, khắc họa chân thực đời sống người nông dân vùng tản cư, các mối quan hệ của người tản cư,…

 

Bài viết gợi ý: