I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài). Tuy vậy, khi kể về sự việc và con người, cần kết hợp với miêu tả và biểu cảm để câu chuyện sinh đng và sâu sắc hơn.

II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

a) Bài văn trên có thể chia làm ba phần.

Mở bài : từ đầu đến bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn

- Kể và tả khái quát về ngày sinh nhật.

Thân bài : tiếp theo đến chỉ gật đầu không nói

Kể về lí do đến muộn và món quà sinh nhật độc đáo của bạn.

Kết bài : phần còn lại

– Nêu lên cảm nghĩ của người viết về món quà sinh nhật.

b) Truyện kể về ngày sinh nhật của Trang, về món quà sinh nhật độc đáo của Trinh. Người kể chuyện là Trang, bạn của Trinh. Trang kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

Chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào buổi sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người đến mừng sinh nhật đông vui. Chỉ thiếu mỗi mình Trinh là người bạn thân.

Trong truyện có các nhân vật : Trang, Thanh, anh Tn, Trinh, các bạn Trang. "Trong đó Trinh là nhân vật chính. Trong quý bạn, lo lắng cho bạn. Còn Trinh cũng rất quý bạn. Trinh đi bộ đến dự sinh nhật bạn. Trinh dành món quà độc đáo từ trước cho bạn.

Câu chuyện bắt đầu từ buổi sinh nhật. Trang đã chờ đợi và có ý trách người bạn thân là Trinh chậm trễ, rồi lo lắng có thể có tai nạn. Trinh đến. Hoá ra cô bạn đã đi bộ. Lại còn tặng một món quà đặc biệt. Đỉnh điểm của câu chuyện là khi Trang nhận ra cái “âm mưu” mà Trinh đã nói khi ổi mới ra hoa. Kết thúc câu chuyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, hằng nghĩ đến suốt bao ngày về món quà sinh nhật độc đáo cho bạn.

- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp với kể chuyện và kết hợp với nhau.

Ví dụ : tả người ra vào tấp nập, tả hai chiếc bình đầy hoa, tả cành ổi với chùm quả vàng tươi thơm mát. Yếu tố biểu cảm thể hiện trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang, trong cảm giác “mi mắt nông nóng sống mũi cay xộc” của Trang, trong đánh giá món quà ở phần Kết bài.

c) Nội dung trên được tác giả kể theo trình tự thời gian của buổi sinh nhật. Khi các bạn đã lác đác ra về thì Trinh mới đến. Trinh cho biết lí do đến muộn và tặng món quà. Từ chuyện cành ổi, Trang nhớ lại những ngày ổi mới ra hoa và “âm mưu” của Trinh.

Như vậy, truyện được kế theo trình tự thời gian, có sử dụng hồi ức.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Dàn ý của văn bản Cô bé bán diêm

Mở bài : Giới thiệu khung cảnh đêm giao thừa và hoàn cảnh của cô bé bán diêm. Cô bé không dám về nhà “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

Thân bài : Những lần quẹt diêm và những mộng tưởng cùng ảo ảnh. Lần thứ nhất em thấy lò sưởi. Lần thứ hai thấy bàn ăn. Lần thứ ba thấy cây thông -en có đồ chơi. Lần thứ tư gặp bà. Em đã quẹt hết cả bao diêm để níu giữ bà em. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen. Mỗi lần em quẹt diêm, đều tả những ảo ảnh và cảm giác của em.

Kết bài: Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Họ nhìn thấy em bé bán diêm đã chết. Tác giả cho rằng họ không thể biết được điều kì diệu mà em đã trông thấy khi bật diêm.

2. Dàn ý cho đề bài : “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”

Mở bài : Giới thiệu khái quát người bạn tuổi thơ của em và kỉ niệm xúc động của hai người.

Thân bài : Chuyện để lại kỉ niệm xúc động đó xảy ra ở đâu, khi nào, có ai chứng kiến.

Chuyện xảy ra như thế nào : đầu tiên, diễn biến, kết quả. Điều gì khiến cho em xúc động ? Xúc động như thế nào ? (miêu tả biểu hiện xúc động)

Kết bài : Kỉ niệm đó vì sao khiến em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng như thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.

Bài viết gợi ý: