I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Bài này yêu cầu các em luyện nói trong giờ tập làm văn. Các em phải nói theo yêu cầu của tiết học này. Cụ thể :
- Phải nói đúng theo nội dung quy định : kể chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Phải nói đúng cách quy định : đúng ngôi kể, đúng lời kể của nhân vật ; nói rõ ràng, lưu loát, biểu cảm,.
Vì vậy, để có thể luyện tập có kết quả việc kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm, các em cần phải nắm lại một số điểm về cách kể chuyện trong văn tự sự đã được học ở lớp 6. Dưới đây là một trong số những kiến thức đã được học.
1. Ngôi kể trong văn tự sự
Khi kể chuyện, người kể phải xác định ngôi kể cho mình. Ngôi kể là vị trí giao tiếp, trò chuyện, tâm sự mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Có hai ngôi kể thường gặp:
- Kể theo ngôi thứ ba. Đấy là khi người kể giấu mình, ẩn mình đi và kể lại câu chuyện về một ai đó, một người nào đó.
- Kể theo ngôi thứ nhất. Đó là khi người kể xưng là “tôi” để trực tiếp kể những điều mình nghe, mình thấy, mình trải qua và trực tiếp nói ra những suy nghĩ, những cảm tưởng của mình.
2. Một số ví dụ về ngôi kể
a) Kể theo ngôi thứ nhất
CÓ MỘT LẦN
Tôi chẳng muốn kể chuyện này vì tôi thấy ngượng quá. Nhưng dù sao, tôi cũng xin kể để các bạn nghe. Mọi người đều tưởng là tôi bị đau thật, nhưng có phải là tôi bị sưng bộng rằng đâu.
Tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm, thế là má sưng phồng lên đấy. Tôi lại nhăn nhó mặt mũi nữa : “Ôi, răng đau quá !”. Rồi tôi khẽ rên. Đấy là tôi cố tình làm thế để không bị gọi đọc bài. Cô giáo tin tôi, các bạn cũng tin. Ai cũng thương tôi và lo lắng. Còn tôi thì làm ra vẻ đau lắm. Cô giáo nói :
-Em đi về nhà đi ! Răng đau thế cơ mà !
Nhưng tôi không muốn về nhà. Tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm trong mồm và nghĩ : “Mình đánh lừa được tất cả mọi người, tài thật !”.
Bỗng một cậu bạn hét ầm lên :
- Ôi, nhìn kìa, bộng răng sưng của bạn ấy bây giờ chuyển chỗ sang má bên kia rồi.
(Theo Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000)
b) Kể theo ngôi thứ ba.
BÔNG HỒNG KHOE KHOANG
Một bông hồng vừa nở. Cô ta hợm mình :
–Tớ đẹp hơn cả mặt trời.
Nhưng rồi mặt trời lặn. Đêm xuống. Bông hồng xám lại. Không có mặt trời, mọi vật đều xám.
(Theo Tập làm văn 7)
NỒI XÚP RÌU
Một bà keo kiệt kia không muốn cho ai một tí gì. Một anh lính đi trận về, đói quá, nhưng biết tính bà này, anh chỉ mượn bà cái rìu để nấu súp. Mượn cái rìu để nấu súp thì có mất gì nhỉ ? Bà đồng ý. Anh lính rửa sạch cái rìu, bỏ vào nồi, rồi đổ nước đun sôi thật lâu. Anh nếm thử, khen là ngon, nhưng lại bảo: “Bà cho ít ôt để bổ vào thêm thì còn ngon hơn. Tôi sẽ mời bà món xúp rất đặc biệt này”. Bà kia cho một ít bột. Anh lính lại nếm và lại nói: “Giá có tí bơ và muối cho vào thì càng tuyệt”. Bà kia lại cho. Cuối cùng anh lính mời bà cùng ăn món xúp rìu. Món xúp ngon thật. Anh lính còn xin được cả bánh mì nữa, Bà kia vừa ăn vừa lạ lùng : không hiểu cái anh chàng này nấu xúp như thế nào mà ngon quả. Còn anh lính thì vừa ăn vừa cười thầm trong bụng.
(Theo Phạm Hổ, trong Về văn miêu tả và kể chuyện, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1991)
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Chuẩn bị kể
Để có thể kể lại cuộc xô xát giữa chị Dậu và người nhà lí trưởng các em cần phải :
- Xác định ngôi kể
Đoạn trích trong SGK được kể theo ngôi thứ ba, nay chuyển sang kể theo ngôi thứ nhất - Chị Dậu, vì thế các em phải chuyển tên gọi của nhân vật thành ngôi kể “tôi” và chú ý tới một số từ ngữ khác sao cho phù hợp với cách kể ở ngôi thứ nhất.
- Lập dàn ý chuẩn bị cho việc kể
Có thể chia đoạn trích thành ba cảnh :
+ Cảnh chị Dậu van xin người nhà lí trưởng tha cho chồng.
+ Cảnh người nhà lí trưởng hống hách, ra oai với chị Dậu.
+ Cảnh chị Dậu đánh trả người nhà lí trưởng.
- Dự kiến cách kể
+ Cần phải chú ý đây là cách kể ở ngôi thứ nhất nên sự việc cũng phải được nhìn nhận, đánh giá từ ngôi kể này.
+ Các yếu tố biểu cảm được thể hiện ngay trong các lời đối thoại của người kể với các nhân vật khác. Lúc này, tác giả nhập thân vào nhân vật để bộc lộ thái độ, tình cảm của mình. Vì thế, khi kể cần lưu ý các đại từ nhân xưng, kiểu như : cháu – ông ; tôi – ông , bà – mày. Hoặc một số động từ chứa đựng sắc thái tình cảm rõ rệt, kiểu như cách nói : cháu van ông, không được phép, bà cho mày xem,...
2. Tiến hành kể
Tôi xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn :
-Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.
-Tha này ! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch vào ngực tôi mấy bịch rồi sấn lại trói chồng tôi. Hình như lúc này tôi tức quá, không thể chịu được nữa, liền liều mình cự lại :
-Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !
Cai lệ tát mạnh vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi. Tôi nghiến hai hàm rằng :
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !
Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức léo khoeo của anh chàng nghiện làm sao kịp với sức xô đẩy của tôi, thế là hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng tôi.
Người nhà lí trưởng thấy vậy sấn sổ bước đến giơ gây chực đánh tôi. Nhanh như cắt, tôi nằm ngay lấy cây gậy của hắn. Tôi với hắn du đấy nhau không ai chịu ai, rồi cuối cùng áp vào vật nhau. Hai đứa con tôi kêu khóc om sòm. Cuối cùng, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn tôi, bị tối túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thêm.
Chú ý:
- Cần kể chậm rãi, đúng với ngôn ngữ nói.
– Ngữ điệu của lời đối thoại vừa phải đúng thái độ, tình cảm của nhân vật, vừa phải được tách biệt rõ ràng với lời kể khác.
- Tránh kể với giọng đều đều từ đầu đến cuối.