BÀI LÀM

1- Đọc bài văn Pho tượng Tô Hiến Thành: 
a/ Xác định đoạn kết bài của bài văn trên chính là câu cuối cùng của văn bản: 
“Phải chăng đó là hình ảnh của Thái úy Tô Hiến Thành: thanh cao như rồng bay, khỏe mạnh như tuấn mã, tả xung hữu đột giữa biển khơi và sống mãi với nhân gian”. 
b/ Đó là kiểu kết bài theo kiểu mở rộng (đánh giá về vẻ đẹp của pho tượng). 
c/ Qua bốn kiểu kết bài đã cho, đối chiếu với lý thuyết đã học và những bài thực hành ta thấy: 
a/ Kiểu 1: “Pho tượng Tô Hiến Thành thể hiện sinh động tài năng của các nghệ nhân điêu khắc dân gian” là kiểu kết bài mở rộng. 
b/ Kiểu 2: “Pho tượng được tạc từ đầu thế kỷ XX, trải qua bao nhiêu lần binh hỏa vẫn còn lại đến ngày nay là kiểu kết bài tự nhiên. 
c/ Kiểu 3: “Pho tượng Tô Hiến Thành thể hiện lòng ngưỡng mộ sâu sắc của nhân dân đối với danh nhân của đất nước” là kiểu kết bài mở rộng. 
d/ Kiểu 4: “Hiện nay, pho tượng trên đang tu sửa để chuẩn bị kỉ niệm 830 năm ngày mất của danh nhân Tô Hiến Thành” là kiểu kết bài tự nhiên. 

Hãy viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn “Tả cái thước của em”; “Tả cái bàn học ở lớp (hoặc ở nhà) của em”; “Tả chiếc trống báo hiệu của trường em”. 

BÀI LÀM 

1- Tả cái thước của em:

“Cái thước đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không còn biết nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái thước nhỏ xinh xinh, kì diệu đến vô cùng. Nó giúp mình kẻ những đường lề thẳng tắp, đóng khung những đáp số, gạch dưới những câu văn hay, những từ ngữ gợi hình gợi tả mà mình chú ý để vận dụng trong viết văn. Cái thước thật tuyệt diệu”. 

2- Tả cái bàn học của em:

“Chiếc bàn đã gắn bó với em suốt hơn ba năm qua, và bây giờ lại cùng em cần mẫn, miệt mài bên những bài toán khó, những đoạn văn hay, những truyện kể hấp dẫn. San sẻ cùng em những niềm vui nỗi buồn trong học tập, sinh hoạt của tuổi thơ”. 

3- Tả chiếc trống báo hiệu của trường em:

“Trống trường thực sự là người bạn đồng hành của tuổi học sinh. Mai đây lớn lên, chúng em có thể đi đến bất cứ nơi nào trên mọi miền Tổ quốc song mãi mãi tiếng trống trường vẫn in sâu trong kỉ niệm”. 

Hoặc:

“Em rất thích nghe tiếng trống trường. Mai sau lớn lên dù có phải đi khắp vạn nẻo đường của Tổ quốc thì tiếng trống vẫn văng vắng bên tại trong kí ức tuổi thơ của chúng em như một kỉ niệm đẹp đẽ nhất của đời học sinh”.

Hay:

“Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến. Nhưng hè tới rồi, mới nghỉ vài ba tuần lại mang đến với trường vui chơi cùng bạn bè và cũng để nghe bác trống cất nhịp ca khúc tưng bừng của ngày hội khai trường. Ôi! Tiếng trống sao mà đầm ấm thiết tha làm vậy”. 

Bài viết gợi ý: