Lý thuyết Sinh 9 - Loga.vn: Bài 3:

Lai Một Cặp Tính Trạng (Tiếp Theo)

III. Lai Phân Tích

 1. Một số khái niệm

          - Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể.

          - Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau (AA, aa).

          - Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau (Aa).

 2. Lai phân tích

          - Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.

Hình 1. Phép lai phân tích.

          - Kết quả:

           + Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA).

           + Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì có thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa).

IV. Ý Nghĩa Tương Quan Của Trội – Lặn

          - Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể thực vật, động vật và người.

          - Ví dụ:

           + Ở cà chua tính trạng quả đỏ, nhẵn, thân cao là tính trạng trội. Tính trạng quả vàng, có lông tơ, thân thấp là tính trạng lặn.

Hình 2. Cà chua mang tính trạng trội (trái), cà chua mang tính trạng lặn (phải).

           + Ở chuột: Tính trạng lông đen, ngắn là trội, lông trắng, dài là lặn.

Hình 3. Chuột mang tính trạng trội (trái), chuột mang tính trạng lặn (phải).

          - Thông thường tính trạng trội là tốt, tính trạng lặn là xấu.

          - Để xác định được tương quan trội – lặn người ta sử dụng phép lai phân tích.

          - Ý nghĩa:

           + Trong chọn giống nhằm đáp ứng nhu cầu: Xác định các tính trạng mong muốn và tập trung nhiều gen quý vào một kiểu gen để tạo giống có giá trị cao người ta dựa vào tương quan trội – lặn.

           + Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra ở F1 xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng đến phẩm chất và năng suất vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống dựa vào phép lai phân tích.

 V. Trội Không Hoàn Toàn

          - Trội không hoàn toàn là trường hợp tính trạng trội biểu hiện không đầy đủ, con lai F1 mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

Hình 4. Con lai F1 trội lặn không hoàn toàn.

          - Nhận xét:

           + Ở F1 xuất hiện tính trạng trung gian giữa hai tính trạng của bố và mẹ người ta gọi đó là trội không hoàn toàn.

           + F2 có tỉ lệ kiểu hình: 1 : 2 : 1 khác 3 : 1 (Trội hoàn toàn).

Bài Tập Lý Thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Phép lai dưới đây tạo ra ở con lai F1 có hai kiểu hình (nếu tính trội là trội hoàn toàn)?

A. P: AA x AA.

B. P: aa x aa.

C. P: AA x Aa.

D. Aa x aa.

 * Hướng dẫn giải:

 - (P): Aa x aa → 1 Aa : 1 aa. Phép lai này cho ra hai kiểu hình

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 2: Phép lai dưới đây tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất là:

A. P: aa x aa.

B. P: Aa x aa.

C. P: AA x Aa.

D. P: Aa x Aa.

 * Hướng dẫn giải:

 - P: Aa x Aa  F1: 1 AA : 2 Aa : 1 aa. Phép lai Aa x Aa cho con lai F1 có 4 kiểu gen.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 3: Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai phân tích là:

A. Chỉ có 1 kiểu hình.

B. Có 2 kiểu hình.

C. Có 3 kiểu hình.

D. Có 4 kiểu hình.

 * Hướng dẫn giải:

 - Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai phân tích chỉ có một kiểu hình.

(P): AA x aa → F1: Aa.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 4: Phép lai tạo ra F2 có tỉ lệ kiểu hình 1 thân cao : 1 thân thấp:

A. F1: Aa x  Aa.

B. F1: Aa x  AA.

C. F1: AA x Aa.

D. F1: Aa x aa.

 * Hướng dẫn giải:

 - Aa x aa. Cho ra con lai F2 gồm : 1 Aa : 1 aa.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 5: Nếu tính trội hoàn toàn thì cơ thể mang tính trội không thuần chủng lai phân tích cho kết quả kiểu hình ở con lai là:

A. Đồng tính trung gian.

B. Đồng tính trội.

C. 1 trội : 1 trung gian.

D. 1 trội : 1 lặn.

 * Hướng dẫn giải:

 - (P): Aa x aa → 1 Aa : 1 aa (1 trội : 1 lặn).

 Nên ta chọn đáp án D.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Theo định luật MenĐen 2 thì:

A. Khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện hai loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

B. Khi lai giữa hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện hai loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

C. Khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện hai loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

D. Khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện ba loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

Câu 2: Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền:

A. Trong đó kiểu hình của cơ thể F2 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

B. Trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

C. Trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng của cả bố và mẹ.

D. Trong đó kiểu hình của cơ thể F2 biểu hiện tính trạng của cả bố và mẹ.

Câu 3: Điều kiện nghiệm đúng cho định luật đồng tính và phân tính của MenĐen:

A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.

B. Tính trạng chỉ do một cặp gen qui định và tính trạng trội phải trội hoàn toàn.

C. Phải phân tích trên một lượng cá thể lớn.

D. Cả A, B, C đúng.

Câu 4: Điều kiện nào dưới đây không phải là nghiệm đúng cho định luật đồng tính và phân tính của MenĐen:

A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.

B. Tính trạng chỉ do một cặp gen qui định.

C. Phải phân tích trên số lượng cá thể lớn.

D. Các cá thể phải có khả năng sống sót như nhau  mặc dù kiểu gen khác nhau.

Câu 5: Trong trường hợp trội không hoàn toàn, khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau một cặp tính trạng tương phản sau đó cho F1 tự thụ hoặc giao phấn thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:

A. 3 : 1.

B. 1 : 1.

C. 1 : 2 : 1.

D. 1 : 1 : 1 : 1.

Câu 6: Trong trường hợp trội hoàn toàn, khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau một cặp tính trạng tương phản sau đó cho F1 tự thụ hoặc giao phấn thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:

A. 3 : 1.

B. 1 : 1.

C. 1 : 2 : 1.

D. 1 : 1 : 1 : 1.

Câu 7: Trong trường hợp gen trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân tính 1 : 1 ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:

A. Aa xAa.

B. Aa x aa; AA x Aa.

C. AA x Aa; AA x aa.

D. AA x aa.

Câu 8: Một thứ tính trạng do hai alen chi phối, nếu gen trội di truyền theo kiểu không hoàn toàn thì hiện tượng này sẽ được xác định khi:

A. Tính trạng đó gồm có 3 tính trạng tương ứng.

B. Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản xuất hiện F1 đồng loạt xuất hiện tính trạng trung gian.

C. Khi lai giữa hai cá thể bố mẹ thuần chủng khác nhau một cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính 1 : 2 : 1.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 9: Việc sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ dẫn đến kết quả:

A. Duy trì được sự ổn định của các tính trạng qua các thế hệ.

B. Tạo ra hiện tượng ưu thế lai.

C. Cá thể F2 bị bất thụ.

D. Dẫn đến hiện tượng phân tính làm mất đi sự ổn định của giống.

Câu 10: Ở quả cà chua tính trạng màu đỏ do một cặp gen qui định, tiến hành lai hai thứ cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng được F1 toàn quả đỏ sau đó cho F1 lai với nhau được F2. Giả sử tính trạng quả màu đỏ do hai alen D, d chi phối. Khi lai F1 với một cây quả đỏ F2 sẽ được ở thế hệ sau theo tỉ lệ kiểu gen:

A. 1 DD : 1 dd.

B. 1 DD : 2 Dd : 1 dd.

C. 1 Dd : 1 dd.

D. A, B đúng.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

D

B

C

A

B

D

D

D

Bài viết gợi ý: