Lý thuyết Sinh 9 - Loga.vn: Bài 4:

Lai Hai Cặp Tính Trạng

I. Thí Nghiệm Của MenĐen

 1. Thí nghiệm của MenĐen

          - Đem lai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng tương phản: Hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh vỏ nhăn.

          - Thí nghiệm:

 

Hình 1. Thí nghiệm đem lai đậu Hà Lan của MenĐen.

 2. Phân tích kết quả phép lai của MenĐen

 

Hình 2. Thí nghiệm được giải thích bằng sơ đồ

          - Bảng phân tích kết quả phép lai:

Kiểu hình F2

Số hạt

Tỉ lệ kiểu hình F2

Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2

Vàng, trơn

315

$\frac{3}{4}$ V x $\frac{3}{4}$T = $\frac{9}{16}$ VT 

Vàng Xanh =  =  = $\frac{3}{1}$

 

 

Trơn Nhăn = =  = $\frac{3}{1}$

Vàng, nhăn

101

$\frac{3}{4}$ V x $\frac{1}{4}$ N = $\frac{3}{16}$ VN

Xanh, trơn

108

$\frac{3}{4}$ X x $\frac{1}{4}$ N = $\frac{3}{16}$ XT 

Xanh, nhăn

32

$\frac{1}{4}$ X x $\frac{1}{4}$ N = $\frac{1}{16}$ XN 

 

  Tỉ lệ: 3 Vàng : 1 Xanh; 3 Trơn : 1 Nhăn.

  Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 9 Vàng – Trơn; 3 Vàng – Nhăn; 3 Xanh – Trơn; 1 Xanh – Nhăn.

 3. Kết luận

          - Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 của từng cặp tính trạng là 3 : 1 tuân theo quy luật phân li.

          - Tỉ lệ kiểu hình F2 chính bằng tích tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó ® Các tính trạng phân li độc lập.

II. Biến Dị Tổ Hợp

          - Quan sát thí nghiệm ta nhận thấy:

 

Hình 3. Các biến dị tổ hợp ở F2

           + Ở F2: Ngoài các kiểu hình giống bố mẹ ở (P) là vàng, trơn và xanh nhăn.

           + Xuất hiện thêm các tính trạng khác là xanh, trơn và vàng nhăn được gọi là biến dị tổ hợp.

          - Biến dị tổ hợp: Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của P đã làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.
          - Ý nghĩa: Làm phong phú ở những sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính.

Bài Tập Lý Thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của MenĐen, kết quả ở F2 có tỉ lệ thấp nhất thuộc về kiểu hình:

A. Hạt vàng, vỏ trơn.

B. Hạt vàng, vỏ nhăn.

C. Hạt xanh, vỏ trơn,

D. Hạt xanh, vỏ nhăn.

 * Hướng dẫn giải:

 - Dựa vào bảng phân tích kết quả phép lai hai cặp tính trạng:

Kiểu hình F2

Số hạt

Tỉ lệ kiểu hình F2

Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2

Vàng, trơn

315

$\frac{3}{4}$ V x $\frac{3}{4}$T = $\frac{9}{16}$ VT 

Vàng Xanh =  =  = $\frac{3}{1}$

 

 

Trơn Nhăn = =  = $\frac{3}{1}$

Vàng, nhăn

101

$\frac{3}{4}$ V x $\frac{1}{4}$ N = $\frac{3}{16}$ VN

Xanh, trơn

108

$\frac{3}{4}$ X x $\frac{1}{4}$ N = $\frac{3}{16}$ XT

Xanh, nhăn

32

$\frac{1}{4}$ X x $\frac{1}{4}$ N = $\frac{1}{16}$ XN 

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 2: Trong phép lai hai cặp tính trạng của MenĐen ở cây đậu Hà Lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì ở F2 tỉ lệ của mỗi cặp tính trạng là:

A. 9 : 3 : 3 : 1.

B. 3 : 1.

C. 1 : 1.

D. 1 : 1 : 1 : 1.

 * Hướng dẫn giải:

 - Dựa vào kết quả phân tích phép lai hai tính trạng của MenĐen thì ta thấy: (P): AABB x aabb

F1: AaBb

F1 tự thụ phấn: AaBb x AaBb

F2: 1 Vàng trơn : 1 Vàng nhăn : 1 Xanh trơn : 1 Xanh nhăn.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 3: Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng:

A. AABB.

B. AAbb.

C. aaBB.

D. Cả 3 kiểu gen vừa nêu.

 * Hướng dẫn giải:

 - Kiểu gen được xem là thuần chủng là: AABB, Aabb, aabb.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 4: Kiểu gen dưới đây tạo được một loại giao tử là:

A. AaBB.

B. Aabb.

C. AABb.

D. AAbb.

 * Hướng dẫn giải:

 - Các kiểu gen phân li ra giao tử:

+ AaBB ® 1 AB : 1 Ab

+ Aabb ® 1 Ab : 1 ab

+ AABb ® 1 AB : 1Ab

+ AAbb ® 1 Ab

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 5: Những loại giao tử có thể tạo ra được từ kiểu gen AaBb là:

A. AB, Ab, aB, ab.

B. AB, Ab.

C. Ab, aB, ab.

D. AB, Ab, aB.

 * Hướng dẫn giải:

 - Những loại giao tử có thể được tạo ra từ kiểu gen AaBb gồm: AB, Ab, aB, ab.

 Nên ta chọn đáp án A.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Định luật thứ 3 của MenĐen được phát biểu như sau:

A. Khi lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của của cặp tính trạng kia.

B. Khi lai giữa hai cơ thể khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.

C. Khi lai giữa hai cơ thể khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương đồng thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.

D. Khi lai giữa hai cơ thể khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì mỗi tính trạng đều phân tính ở F2 theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

Câu 2: Xét hai cặp alen A, a và B, b nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen đồng hợp tử trong số các kiểu gen nói trên:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 3: Phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen trội là trội hoàn toàn sẽ cho ở thế hệ sau:

A. 8 Kiểu hình : 8 Kiểu gen.

B. 8 Kiểu hình : 12 Kiểu gen.

C. 4 Kiểu hình : 12 Kiểu gen.

D. 4 Kiểu hình : 8 Kiểu gen.

Câu 4: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B hạt trơn, b hạt nhăn. Hai cặp này di truyền quy luật phân li độc lập với nhau. Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phối với cây mọc từ hạt lục, trơn cho hạt vàng trơn và lục trơn với tỉ lệ 1 : 1, kiểu gen của hai cây bố mẹ là:

A. Aabb x aabb.

B. AAbb x aaBB.

C. Aabb x aaBb.

D. Aabb x aaBB.

Câu 5: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a hạt lục, B hạt trơn, b hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân li độc lập với nhau. Để thu được hạt vàng trơn phải thực hiện giao phấn giữa các cá thể bố mẹ có kiểu gen:

A. AABB x aabb.

B. aaBB x Aabb.

C. AaBb x AABB.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBBDd x AaBbdd với các gen trội là trội hoàn toàn. Số tổ hợp giao tử ở thế hệ sau là bao nhiêu:

A. 8.

B. 16.

C. 32.

D. 4.

Câu 7: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a hạt lục, B hạt trơn, b hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân li độc lập với nhau. Lai phân tích một cây đậu Hà Lan mang kiểu hình trội, thế hệ sau được tỉ lệ 50% vàng trơn : 50% lục trơn. Cây đậu Hà Lan phải có kiểu gen:

A. Aabb.

B. AaBB.

C. AABb.

D. AaBb.

Câu 8: Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì số loại kiểu hình ở F2 là:

A. 9 : 3 : 3 : 1.

B. 2n.

C. 3n.

D. (3 : 1)n.

Câu 9: Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì ở F2 số kiểu gen đồng hợp là:

A. 4n.

B. 4.

C. (1 : 1)n.

D. 2n.

Câu 10: Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì ở F2 số kiểu hình đồng hợp lặn là:

A. 1.

B. 2n.

C. 3n.

D. 4.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

C

D

D

B

B

B

D

A

 

Bài viết gợi ý: