I. ĐỊNH NGHĨA, CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ DANH PHÁP

1. Định nghĩa

- Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có chứa đồng thời 2 nhóm chức : nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)

Ví dụ : H2N – CH2 – COOH, CH3 – CH(NH2) – COOH

- CTTQ của aminoaxit bất kì: (NH2)xR(COOH)y hoặc (NH2)xCnH2n+2-2k-x-y(COOH)y

→ CTTQ của aminoaxit no, mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH (x = 1; y = 1; k = 0) : CnH2n+1NO2

2. Cấu tạo phân tử

- Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử

3. Danh pháp

a) Tên thay thế:

Axit + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ: 

H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic ;

HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH: axit 2-aminopentanđioic

b) Tên bán hệ thống:

Axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thường của axit cacboxylic tương ứng.

Ví dụ: 

CH3–CH(NH2)–COOH : axit α-aminopropionic 

H2N–[CH2]5–COOH : axit ε-aminocaproic 

c) Tên thông thường:

Ví dụ: H2N–CH2–COOH : glyxin (Gly)

Bảng các aminoaxit cần nhớ :

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- chất rắn không màu, vị hơi ngọt.

- dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

- nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion).

- $t_{s}^{o}$aminoaxit > $t_{s}^{o}$axit  >$t_{s}^{o}$ancol > $t_{s}^{o}$amin

Bài viết gợi ý: