I. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN - THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

1. Hiện tượng quang điện: Hiện tượng ánh sáng làm bật các êlectron ra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện (ngoài).

2. Định luật về giới hạn quang điện

 - Định luật:Đối với mỗi kim loại, ánh sáng kích thích phải có bước sóng \[\lambda \] ngắn hơn hay bằng giới hạn quang điện \[{{\lambda }_{0}}\] của kim loại đó, mới gây ra hiện tượng quang điện.

- Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là đặc trưng riêng của kim loại đó.

- Định luật về giới hạn quang điện chỉ có thể giải thích được bằng thuyết lượng tử ánh sáng

3. Thuyết lượng tử ánh sáng

- Giả thuyết Plăng

Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị hoàn toàn xác định và bằng hf; trong đó là tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay được phát ra; còn h là một hằng số.

- Lượng tử năng lượng

Lượng năng lượng nói ở trên gọi là lượng tử năng lượng và được kí hiệu bằng chữ\[\varepsilon \]:   \[\varepsilon =hf\]  (1); 

Trong đó: h = 6,625.10-34 J.s gọi là hằng số Plăng.

- Thuyết lượng tử ánh sáng: Nội dung của thuyết:

+ Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

+ Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi   phôtôn mang năng lượng bằng hf.

+ Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 m/s dọc theo các tia sáng.

+ Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ một phôtôn.

+ Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên

 

- Giải thích định luật về giới hạn quang điện bằng thuyết lượng tử ánh sáng

+ Anh-xtanh cho rằng hiện tượng quang điện xảy ra do sự hấp thụ phôtôn của ánh sáng kích thích bởi êlectron trong kim loại.

+ Mỗi phôtôn bị hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho một êlectron.

+ Muốn cho êlectron bứt ra khỏi  mặt kim loại phải cung cấp cho nó một công để “thắng” các liên kết. Công này gọi là công thoát (A).

Vậy, muốn cho hiện tượng quang điện xảy ra thì năng lượng của phôtôn ánh sáng kích thích phải lớn hơn hoặc bằng công thoát:

\[hf\ge A\]  hay  \[h\frac{c}{\lambda }\ge \text{A}\] \[\Rightarrow \lambda \le \frac{hc}{\text{A}}\]      Đặt: \[{{\lambda }_{0}}=\frac{hc}{A}\]     =>   \[\lambda \le {{\lambda }_{0}}\]                                    (2)

\[{{\lambda }_{0}}\] chính là giới hạn quang điện của kim loại và hệ thức (2)  phản ánh định luật về giới hạn quang điện.

4. Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng

Ánh sáng có tính chất sóng, ánh sáng có tính chất hạt => ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt.

Chú ý: Dù tính chất nào của ánh sáng thể hiện ra thì ánh sáng vẫn có bản chất điện từ.

II. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG

1. Chất quang dẫn và hiện tượng quang điện trong

- Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.

- Hiện tượng quang điện trong:

+ Khi không bị chiếu sáng, các êlectron ở trong các chất quang dẫn đều ở trạng thái liên kết với các nút mạng tinh thể => không có êlectron tự do => chất dẫn điện kém.

+ Khi bị chiếu sáng, mỗi phôtôn của ánh sáng kích thích sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho một êlectron liên kết. Nếu năng lượng mà êlectron nhận được đủ lớn thì êlectron đó có thể được giải phóng khỏi mối liên kết để trở thành êlectron dẫn và tham gia vào quá trình dẫn điện. Mặt khác, khi êlectron liên kết được giải phóng thì nó sẽ để lại một lỗ trống. Lỗ trống này cũng tham gia vào quá trình dẫn điện. Vậy, khối chất nói trên trở thành chất dẫn điện tốt.

+ Hiện tượng ánh sáng giải phóng các êlectron liên kết để cho chúng trở thành các êlectron dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện, gọi là hiện tượng quang điện trong.

+ Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện

2. Quang điện trở

- Quang điện trở là một điện trở làm bằng chất quang dẫn. Nó có cấu tạo gồm một sợi dây bằng chất quang dẫn gắn trên một đế cách điện.

- Điện trở của quang điện trở có thể thay đổi từ vài mêgaôm khi không được chiếu sáng xuống đến vài trục ôm khi được chiếu ánh sáng thích hợp.

3. Pin quang điện

- Pin quang điện (còn gọi là pin Mặt Trời) là một nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.

- Hiệu suất của các pin quang điện chỉ vào khoảng trên dưới 10%.

* Suất điện động của pin quang điện nằm trong khoảng từ 0,5V đến 0,8V.

- Ứng dụng của pin quang điện

Pin quang điện được ứng dụng trong các máy đo ánh sáng, vệ tinh nhân tạo, máy tính bỏ túi… Ngày nay người ta đã chế tạo thử thành công ô tô và cả máy bay chạy bằng pin quang điện.

III. HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG

1. Hiện tượng quang – phát quang

- Khái niệm về sự phát quang

+  Một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng quang – phát quang. Chất có khả năng phát quang là chất phát quang.

+ Một đặc điểm quan trọng của sự phát quang là nó kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích. Thời gian này dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào chất phát quang.

- Huỳnh quang và lân quang

+ Sự  phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích. Sự phát quang này gọi là sự huỳnh quang.

+ Sự phát quang của nhiều chất rắn lại có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích. Sự phát quang này gọi là sự lân quang. Các chất rắn phát quang loại này gọi là các chất lân quang.

2. Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang

Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích: \[{{\lambda }_{hq}}>{{\lambda }_{kt}}\]

IV. MẪU NGUYÊN TỬ BO

1. Mô hình hành tinh nguyên tử

Năm 1911, Rơdơfo (Rutherford) đã đề xướng ra mẫu hành tinh nguyên tử. Tuy nhiên mẫu này đã gặp phải khó khăn là không giải thích được tính bền vững của các nguyên tử và sự tạo thành các quang phổ vạch của các nguyên tử.

Để khắc phục những khó khăn trên, năm 1913, Bo (Bohr), nhà vật lí Đan Mạch, đã vận dụng tinh thần của thuyết lượng tử vào việc giải thích các hiện tượng của hệ thống nguyên tử. Ông đã nêu ra hai giả thuyết sau đây (coi như hai tiên đề).

2. Các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử

* Tiên đề về các trạng thái dừng

- Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ.

- Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng.

- Đối với nguyên tử hiđrô, bán kính quỹ đạo dừng tăng tỉ lệ với bình phương của các số nguyên liên tiếp:

Bán kính:       r0      4r0        9r0        16r0      25r0        36r0

Tên quỹ đạo:  K      L       M        N         O         P               ( Với r0 = 5,3.10-11m ); rgọi là bán kính Bo.

+ Năng lượng của nguyên tử ở đây bao gồm động năng của êlectron và thế năng tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân.

+ Bình thường, nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất và êlectron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất. Đó là trạng thái cơ bản.

+ Khi hấp thụ năng lượng thì nguyên tử chuyển lên các trạng thái dừng có năng lượng cao hơn và êlectron chuyển động trên những quỹ đạo xa hạt nhân hơn. Đó là trạng thái kích thích.

+ Các trạng thái kích thích có năng lượng càng cao thì ứng với bán kính quỹ đạo của êlectron càng lớn và trạng thái đó càng kém bền vững. Thời gian sống trung bình của nguyên tử trong các trạng thái kích thích rất ngắn (chỉ vào cỡ 10-8s). Sau đó nó chuyển dần về các trạng thái có năng lượng thấp hơn, và cuối cùng về trạng thái cơ bản.

- Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử

Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng (Ecao) sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn (Ethấp) thì nó phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu Ecao – Ethấp:

                             $\text{ }\!\!\varepsilon\!\!\text{ }=h{{f}_{cao-thap}}={{E}_{cao}}-{{E}_{thap}}$                (3)

Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trong trạng thái dừng có năng lượng Em mà hấp thụ được một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu Ecao – Ethấp thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao En

3. Quang phổ phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô

Dùng mẫu nguyên tử Bo, người ta đã giải thích rất thành công các quy luật của quang phổ nguyên tử hiđrô.

- Dựa vào các tiên đề vê trạng thái dừng và vào số liệu thực nghiệm về quang phổ, người ta đã xác định được năng lượng của êlectron trong nguyên tử hiđrô ở các trạng thái dừng khác nhau (các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô EK, EL, EM…).

- Khi êlectron chuyển từ mức năng lượng cao (Ecao) xuống mức năng lượng thấp hơn (Ethấp) thì nó phát ra một phôtôn có năng lượng hoàn toàn xác định:

                                        hf = Ecao - Ethấp

+ Mỗi phôtôn có tần số f ứng với một sóng ánh sáng đơn sắc có bước sóng\[\lambda =\frac{c}{f}\], tức là ứng với một vạch quang phổ có một màu (hay một vị trí) nhất định. Điều đó lí giải tại sao quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđrô là quang phổ vạch.

V. SƠ LƯỢC VỀ LAZE

1. Cấu tạo và hoạt động của laze

- Laze là gì?

+ Laze là một nguồn sáng phát ra một chùm sáng cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng.

+ Chùm bức xạ phát ra cũng được gọi là chùm tia laze. Tia laze có các đặc điểm:

* Tính đơn sắc.

* Tính định hướng.

* Tính kết hợp rất cao và cường độ lớn.

- Sự phát xạ cảm ứng

Nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của laze là sự phát xạ cảm ứng.

+ Nếu một nguyên tử đang ở trong trạng thái kích thích, sẵn sàng phát ra một phôtôn có năng lượng \[\varepsilon =hf\], bắt gặp một phôtôn có năng lượng \[{{\varepsilon }^{,}}\] đúng bằng hf, bay lướt qua nó, thì lập tức nguyên tử này cũng phát ra một phôtôn \[\varepsilon \]. Phôtôn \[\varepsilon \] có năng lượng và bay cùng phương với phôtôn \[{{\varepsilon }^{,}}\]. Ngoài ra sóng điện từ ứng với phôtôn \[\varepsilon \] hoàn toàn cùng pha và dao động trong một mặt phẳng song song với mặt phẳng dao động của sóng điện từ ứng với phôtôn \[{{\varepsilon }^{,}}\]

+ Như vậy, nếu có một phôtôn ban đầu bay qua một loạt nguyên tử đang ở trong trạng thái kích thích thì số phôtôn sẽ tăng lên theo cấp số nhân

+ Các phôtôn này có cùng năng lượng (ứng với sóng điện từ có cùng bước sóng, do đó tính đơn sắc của chùm sáng rất cao); chúng bay theo cùng một phương (tính định hướng của chùm sáng rất cao); tất cả các sóng điện từ trong chùm sáng do các nguyên tử phát ra đều cùng pha (tính kết hợp của chùm sáng rất cao). Ngoài ra vì số phôtôn  bay theo cùng một hướng rất lớn nên cường độ của chùm sáng rất lớn.

- Cấu tạo của laze

2. Một vài ứng dụng của laze

Laze được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực:

- Trong y học, lợi dụng khả năng có thể tập trung năng lượng của chùm tia laze vào một vùng rất nhỏ, người ta đã dùng tia laze như một dao mổ trong các phẫu thuật tinh vi như mắt , mạch máu… Ngoài ra người ta cũng sử dụng tác dụng nhiệt của tia laze để chữa một số bệnh như các bệnh ngoài da…

- Trong thông tin liên lạc, do có tính định hướng và tần số rất cao nên tia laze có ưu thế đặc biệt trong liên lạc vô tuyến (vô tuyến định vị, liên lạc vệ tinh, điều khiển các con tàu vũ trụ…). Do có tính kết hợp và cường độ cao nên các tia laze được sử dụng rất tốt trong việc truyền tin bằng cáp quang.

-Trong công nghiệp, vì tia laze có cường độ lớn và tính định hướng cao nên nó được dùng trong các công việc như cắt, khoan, tôi… chính xác trên nhiều chất liệu như kim loại, compôzít…Người ta có thể khoan được những lỗ có đường kính rất nhỏ và rất sâu mà không thể thực hiện được bằng các phương pháp cơ học.

- Trong trắc địa, laze được dùng trong các công việc như đo khoảng cách , tam giác đạc, ngắm đường thẳng…

- Laze còn được dùng trong các đầu đọc đĩa CD, trong các bút chỉ bảng, bản đồ, trong các thí nghiệm quang học…

CÔNG THỨC  LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

I. THUYẾT LƯỢNG TỬ

1. Năng lượng một lượng tử ánh sáng (hạt phôtôn)

          $\varepsilon =hf=\frac{hc}{\lambda }=m{{c}^{2}}$

Trong đó h = 6,625.10-34 Js là hằng số Plăng.

              c = 3.108m/s là vận tốc ánh sáng trong chân không.

              f, l là tần số, bước sóng của ánh sáng (của bức xạ).

              m là khối lượng của phôtôn

2. Hiện tượng quang điện

*Công thức Anhxtanh

          $\varepsilon =hf=\frac{hc}{\lambda }=A+\frac{mv_{0Max}^{2}}{2}$

Trong đó $A=\frac{hc}{{{\lambda }_{0}}}$ là công thoát của kim loại dùng làm catốt

               l0 là giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catốt

               v0Max là vận tốc ban đầu của electron quang điện khi thoát khỏi catốt

               f, l là tần số, bước sóng của ánh sáng kích thích

* Để dòng quang điện triệt tiêu (Iqd = 0)  thì UAK £ Uh (Uh < 0), Uh gọi là hiệu điện thế hãm

          \[\left| e{{U}_{h}} \right|=\frac{mv_{0Max}^{2}}{2}\]

Lưu ý: Trong một số bài toán người ta lấy Uh > 0 thì đó là độ lớn.

3. Điện thế cực đại VMax 

Xét vật cô lập về điện, có điện thế cực đại VMax  và khoảng cách cực đại dMax mà electron chuyển động trong điện trường cản có cường độ E được tính theo công thức:

          $\left| e \right|{{V}_{Max}}=\frac{1}{2}mv_{0Max}^{2}=\left| e \right|E{{d}_{Max}}$

* Với U là hiệu điện thế giữa anốt và catốt, vA là vận tốc cực đại của electron khi đập vào anốt, vK = v0Max là vận tốc ban đầu cực đại của electron khi rời catốt thì:

          $\left| e \right|U=\frac{1}{2}mv_{A}^{2}-\frac{1}{2}mv_{K}^{2}$ ( Định lý động năng)

4. Hiệu suất lượng tử (hiệu suất quang điện)

                                                        $H=\frac{n}{{{N}_{\lambda }}}$

   Với n và ${{N}_{\lambda }}$ là số electron quang điện bứt khỏi catốt và số phôtôn đập vào catốt trong cùng một khoảng thời gian t.

   * Số hạt photôn đập vào: ${{N}_{\lambda }}=\frac{pt}{\varepsilon }=\frac{pt\lambda }{hc}=\frac{{{n}_{0}}hc}{\lambda t}$

     ( với p công suất bức xạ)

   *  Số electron bứt ra: $n=\frac{{{I}_{bh}}t}{\left| e \right|}$

   * Hiệu suất lượng tử              $H=\frac{{{I}_{bh}}hc}{p\lambda \left| e \right|}$

5. Bán kính quỹ đạo của electron khi chuyển động với vận tốc v trong từ trường đều B

\[R=\frac{mv}{\left| e \right|Bsin\alpha }, \alpha  = (\widehat{\overrightarrow{v},\overrightarrow{B}})\]

     Xét electron vừa rời khỏi catốt thì v = v0Max

     Khi $\overrightarrow{v}\hat{\ }\overrightarrow{B}\Rightarrow sin\alpha =1\Rightarrow R=\frac{mv}{\left| e \right|B}$

Lưu ý: Hiện tượng quang điện xảy ra khi được chiếu đồng thời nhiều bức xạ thì khi tính các đại lượng: Vận tốc ban đầu cực đại  v0Max, hiệu điện thế hãm Uh, điện thế cực đại VMax, … đều được tính ứng với bức xạ có lMin (hoặc fMax)

II. TIA X

1) Tính bước sóng ngắn nhất của tia X phát ra:

Khi dòng quang electron đến đập vào tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn và đột ngột dừng lại thì phát ra tia X

Theo định luật bảo toàn năng lượng:

 Năng lượng dòng electron = năng lượng tia X+ Nhiệt năng (nhiệt năng rất lớn so với năng lượng tia X)

$\Leftrightarrow \varepsilon ={{\varepsilon }_{X}}+Q\ge {{\varepsilon }_{X}}$

$\Leftrightarrow $$\frac{hc}{{{\lambda }_{X}}}\le \varepsilon $$\Rightarrow \frac{hc}{{{\lambda }_{X}}}\le \varepsilon \Rightarrow {{\lambda }_{X}}\ge \frac{hc}{\varepsilon }$

Ta có năng lượng của dòng quang electron = động năng của chùm quang electron khi đập vào đối Katốt

$\varepsilon ={{\text{W}}_{d}}=e.{{U}_{AK}}$$\Rightarrow {{\lambda }_{X}}\ge \frac{h.c}{e{{U}_{AK}}}$

Bước sóng ngắn nhất của tia X phát ra là:${{\lambda }_{X\min }}=\frac{hc}{e.{{U}_{AK}}}$

${{U}_{AK}}$: điện áp đặt vào Anốt và Katốt của ống Cu - lít - giơ(ống Rơnghen)

2) Tính nhiệt lượng làm nóng đối Katốt.

Nhiệt lượng làm nóng đối Katốt bằng tổng động năng của các quang electron đến đập vào đối Katốt Q =W = N.Wđ = N.e.${{U}_{AK}}$

N tổng số quang electron đến đối Katốt.

Mà Q=mC(t2-t1), với C nhiệt dung riêng của kim loại làm đối Katốt

III. TIÊN ĐỀ BO - QUANG PHỔ NGUYÊN TỬ HIĐRÔ

1. Tiên đề Bo:

$\text{ }\!\!\varepsilon\!\!\text{ }=h{{f}_{cao-thap}}=\frac{hc}{{{\lambda }_{cao-thap}}}={{E}_{cao}}-{{E}_{thap}}$

* Bán kính quỹ đạo dừng thứ n của electron trong nguyên tử hiđrô:      rn = n2r0

                           (Với r0 =5,3.10-11m là bán kính Bo (ở quỹ đạo K)

*Năng lượng electron trong nguyên tử hiđrô:

          ${{\text{E}}_{\text{n}}}\text{=-}\frac{\text{13,6}}{{{\text{n}}^{\text{2}}}}\text{(eV)}$   Với n Î N*

2. Quang phổ vạch  HIĐRÔ:

* Sơ đồ mức năng lượng

- Dãy Laiman: Nằm trong vùng tử ngoại.

  Ứng với e chuyển từ quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo K

* Vạch dài nhất l21 khi e chuyển từ L ® K

                        $h{{f}_{21}}=\frac{hc}{{{\lambda }_{21}}}={{E}_{2}}- {{E}_{1}}$

            * Vạch ngắn nhất l¥1 khi e chuyển từ ¥ ® K.

                      $h{{f}_{\infty 1}}=\frac{hc}{{{\lambda }_{\infty 1}}}={{E}_{\infty }}- {{E}_{1}}$ (${{\text{E}}_{\infty }}=0$)

- Dãy Banme: Một phần nằm trong vùng tử ngoại, một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy

   Ứng với e chuyển từ quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo L

   Vùng ánh sáng nhìn thấy có 4 vạch:

   Vạch đỏ Ha  ứng với e: M ® L

   Vạch lam Hb  ứng với e: N ® L

   Vạch chàm Hg ứng với e: O ® L

   Vạch tím Hd  ứng với e: P ® L

* Vạch dài nhất l32 (Vạch đỏ Ha )

                 $h{{f}_{32}}=\frac{hc}{{{\lambda }_{32}}}={{E}_{3}}- {{E}_{2}}$

          * Vạch ngắn nhất l¥2 khi e chuyển từ ¥ ® L.

                   $h{{f}_{\infty 2}}=\frac{hc}{{{\lambda }_{\infty 2}}}={{E}_{\infty }}- {{E}_{2}}$  (${{\text{E}}_{\infty }}=0$)

- Dãy Pasen: Nằm trong vùng hồng ngoại

   Ứng với e chuyển từ quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo M

* Vạch dài nhất l43 khi e chuyển từ N ® M.

                             $h{{f}_{43}}=\frac{hc}{{{\lambda }_{43}}}={{E}_{4}}- {{E}_{3}}$

 * Vạch ngắn nhất l¥3 khi e chuyển từ ¥ ® M.

                  $h{{f}_{\infty 3}}=\frac{hc}{{{\lambda }_{\infty 3}}}={{E}_{\infty }}- {{E}_{3}}$  (${{\text{E}}_{\infty }}=0$)

 - Mối liên hệ giữa các bước sóng và tần số của các vạch quang phổ của nguyên từ hiđrô:

                         $\frac{1}{{{\lambda }_{13}}}=\frac{1}{{{\lambda }_{12}}}+\frac{1}{{{\lambda }_{23}}}$ và f13 = f12 +f23

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1.1. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về hiện tượng quang điện ?

  1. Là hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.
  2. Là hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung nóng đến nhiệt độ rất cao.
  3. Là hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với một vật đã bị nhiễm điện khác.
  4. Là hiện tượng êlectron bứt ra

Câu 1.2. Trong các trường hợp nào sau đây êlectron được gọi là êlectron quang điện ?

  1. Êlectron trong dây dẫn điện thông thường.
  2. Êlectron bứt ra từ catot của tế bào quang điện.
  3. Êlectron tạo ra trong chất bán dẫn.
  4. Êlectron bứt ra khỏi tấm kim loại do nhiễm điện tiếp xúc.

Câu 1.3. Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

“ Theo thuyết lượng tử: Những nguyên tử hay phân tử vật chất………….ánh sáng một cách ……….mà thành từng phần riêng biệt mang năng lượng hoàn toàn xác định……ánh sáng”

  1. Không hấp thụ hay bức xạ / liên tục / tỉ lệ thuận với bước sóng.
  2. Hấp thụ hay bức xạ / không liên tục / tỉ lệ thuận với tần số.
  3. Hấp thụ hay bức xạ / không liên tục / tỉ lệ nghịch với bước sóng.
  4. Không hấp thụ hay bức xạ / liện tục / tỉ lệ nghịch với tần số.

Câu 1.4. Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng ?

  1. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà theo từng phần riêng biệt, dứt quãng.
  2. Chùm sáng là dòng hạt, mỗi hạt là một phôtôn.
  3. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng.
  4. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn sáng.

Câu 1.5. Theo quan điểm của thuyết lượng tử, phát biểu nào sau đây là SAI ?

  1. Chùm ánh sáng là một dòng hạt, mỗi hạt là một phôtôn mang năng lượng.
  2. Cường độ chùm sáng tỉ lệ thuận với số phôtôn trong chùm.
  3. Khi ánh sáng truyền đi các phôtôn ánh sáng không đổi, không phụ thuộc khoảng cách đến nguồn sáng.
  4. Các phôtôn có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với vận tốc bằng nhau.

Câu 1.6. Chọn phát biểu SAI về nội dung thuyết lượng tử ánh sáng ?

  1. Những nguyên  tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt, dứt quãng. Mỗi phần đó mang một năng lượng hoàn toàn xác định còn gọi là phôtôn.
  2. Mỗi lượng tử ánh sáng hay phôtôn ánh sáng có năng lượng là: \[\text{ }\!\!\varepsilon\!\!\text{ }\]= hf, trong đó f là tần số ánh sáng, h là một hằng số gọi là hằng số Plăng.
  3. Khi ánh sáng truyền đi các phôtôn không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng.
  4. Chùm ánh sáng là chùm các êlectron.

Câu 1.7. Chọn phát biểu ĐÚNG ?

  1. Ánh sáng có tính chất sóng.
  2. Ánh sáng có tính chất hạt.
  3. Ánh sáng có cả hai tính chất sóng và hạt, gọi là lưỡng tính sóng hạt.
  4. Ánh sáng chỉ có tính sóng thể hiện ở hiện tượng quang điểm.

Câu 1.8. Phát biểu nào sau đây là SAI ?

  1. Hiện tượng quang điện là hiện tượng các êlectron ở mặt kim loại bị bật ra khỏi kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
  2. Định luật quang điện thứ nhất: Đối với mỗi kim loại dùng làm catot có bước sóng giới hạn \[{{\lambda }_{0}}\] nhất định gọi là giới hạn quang điện. Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi bước sóng \[\lambda \] của ánh sáng kích thích nhỏ hơn giới hạn quang điện (\[\lambda \]<\[{{\lambda }_{0}}\]).
  3. Định luật quang điện thứ hai: Cường độ dòng quang điện bão hòa tỷ lệ thuận với cường độ của chùm sáng kích thích.
  4. Định luật quang điện thứ ba: Động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện chỉ phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng kích thích mà không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất kim loại dùng làm catot.

Câu 1.9. Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là

  1. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
  2. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
  3. Công suất nhỏ nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
  4. Công suất lớn nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

Câu 1.10. Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chổ trống cho hợp nghĩa.

Trong hiện tượng quang điện, khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào catot của tế bào quang điện thì êlectron ………..vì vậy, hiện tượng này còn gọi là hiện tượng quang điện ngoài.

  1. sẽ bị bật ra khỏi catot.
  2. phá vỡ liên kết để trở thành êlectron dẫn.
  3. chuyển động mạnh hơn.
  4. chuyển lên quỹ đạo có bán kính lớn hơn.

Câu 1.11. Phát biểu nào sau đây là SAI ?

  1. Thuyết lượng tử ánh sáng chứng tỏ ánh sáng tính chất sóng.
  2. Giả thuyết sóng không giải thích được hiện tượng quang điện.
  3. Trong cùng một môi trường, vận tốc của ánh sáng bằng vận tốc sóng điện từ.
  4. Ánh sáng có tính chất hạt, mỗi hạt ánh sáng được gọi là phôtôn.

Câu 1.12. Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện là

  1. Ánh sáng kích thích phải là ánh sáng trắng.
  2. Ánh sáng kích thích phải là ánh sáng đơn sắc.
  3. Ánh sáng kích thích có bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện.
  4. Ánh sáng kích thích có bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện.

Câu 1.13. Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào lá kẽm tích điện âm thì

  1. Điện tích âm của lá kẽm mất đi.
  2. Tấm kẽm sẽ trung hòa về điện.
  3. Điện tích của tấm kẽm không thay đổi.
  4. Tấm kẽm tích điện dương.

Câu 1.14. Điều nào sau đây SAI khi nói đến những kết quả rút ra từ thí nghiệm với tế bào quang điện ?

  1. Cường độ dòng quang điện bão hòa không phụ thuộc cường độ của chùm sáng kích thích.
  2. Dòng quang điện vẫn tồn tại ngay khi hiệu điện thế giữa anot và catot của tế bào quang điện bằng không.
  3. Giá trị của hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích.
  4. Dòng quang điện triệt tiêu khi hiệu điện thế giữa anot và catot có giá trị âm nào đó.

Câu 1.15. Trong hiện tượng quang điện, những cách thực hiện sau đây cách nào có thể làm tăng động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện.

  1. Tăng cường độ chùm ánh sáng kích thích.
  2. Tăng hiệu điện thế đặt vào hai điện cực anot và catot.
  3. Thay ánh sáng kích thích có bước sóng dài hơn.
  4. Thay ánh sáng kích thích có bước sóng lớn hơn.

Câu 1.16. Điều nào sau đây là SAI khi nói đến những kết quả rút ra từ thí nghiệm với tế bào quang điện ?

  1. Hiệu điện thế giữa anot và catot của tế bào quang điện luôn có giá trị âm khi dòng quang điện triệt tiêu.
  2. Dòng quang điện vẫn tồn tại ngay cả khi hiệu điện thế giữa anot và catot của tế bào quang điện bằng không.
  3. Cường độ dòng quang điện bão hòa không phụ thuộc cường độ chùm sáng kích thích.
  4. Giá trị hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào bước sóng của chùm sáng kích thích.

Câu 1.17. Phát biểu nào sau đây là SAI ?

  1. Các êlectron bị bật ra khỏi bề mặt một tấm kim loại, khi chiếu một chùm sáng thích hợp (có bước sóng ngắn) vào bề mặt tấm kim loại đó, được gọi là các êlectron quang điện.
  2. Các êlectron có thể chuyển động gần như tự do bên trong tấm kim loại và tham gia quá trình dẫn điện được gọi là các êlectron tự do.
  3. Dòng điện được tạo bởi các êlectron tự do gọi là dòng điện dịch.
  4. Dòng điện được tạo bởi các êlectron quang điện gọi là dòng quang điện.

Câu 1.18. Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện ?

  1. Động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích.
  2. Động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích.
  3. Động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện phụ thuộc vào bước sóng chùm sáng kích thích.
  4. Động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện không phụ thuộc vào bản chất chùm sáng kích thích.

Câu 1.19. Với ánh sáng kích thích thỏa mãn điều kiện định luật quang điện thứ nhất ta thấy dòng quang điện chỉ triệt tiêu hoàn toàn khi.

  1. Giảm cường độ ánh sáng chiếu vào catot của tế bào quang điện.
  2. Ngừng chiếu sáng vào catot của tế bào quang điện.
  3. Đặt vào hai đầu anot và catot một hiệu điện thế âm và có độ lớn lớn hơn hoặc bằng hiệu điện thế hãm.
  4. Đặt vào hai đầu anot vào catot một hiệu điện thế âm và có độ lớn bé hơn hoặc bằng hiệu điện thế hãm.

Câu 1.20. Hiện tượng quang điện xảy ra, nếu giữ nguyên bước sóng ánh sáng kích thích và tăng cường độ ánh sáng thì

  1. Động năng ban đầu cực đại của các êlectron tăng lên.
  2. Cường độ dòng quang điện bão hòa tăng lên.
  3. Hiệu điện thế hãm tăng lên.
  4. Các quang êlectron đến anot với vận tốc lớn hơn.

Câu 1.21. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về cường độ dòng quang điện bão hòa ?

  1. Cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ nghịch với cường độ chùm sáng kích thích.
  2. Cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng kích thích.
  3. Cường độ dòng quang điện bão hòa không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích.
  4. Cường độ dòng quang điện bão hòa tăng theo quy luật hàm số mũ với cường độ chùm sáng kích thích.

Câu 1.22. Dòng quang điện đạt đến giá trị bão hòa khi:

  1. Tất cả các êlectron bật ra từ catot khi catot được chiếu sáng đều về được anot.
  2. Tất cả các êlectron bật ra từ catot được chiếu sáng đều quay trở về được catot.
  3. Có sự cân bằng giữa số êlectron bật ra từ catot và số êlectron bị hút quay trở lại catot.
  4. Số êlectron từ catot về anot không đổi theo thời gian.

Câu 1.23. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG ?

  1. Khi tăng cường độ của chùm ánh sáng kích thích lên 2 lần thì cường độ dòng quang điện tăng lên 2 lần.
  2. Khi tăng bước sóng của chùm ánh sáng kích thích lên 2 lần thì cường độ dòng quang điện tăng lên 2 lần.
  3. Khi giảm bước sóng của chùm ánh sáng kích thích xuống 2 lần thì cường độ dòng quang điện tăng lên 2 lần.
  4. Khi ánh sáng kích thích gây ra được hiện tượng quang điện. Nếu giảm bước sóng của chùm bức xạ thì động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện phụ thuộc vào bản chất của kim loại.

Câu 1.24. Phát biểu nào sau đây là SAI ?

  1. Động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện phụ thuộc bước sóng của chùm ánh sáng kích thích.
  2. Động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện phụ thuộc tần số của chùm ánh sáng kích thích.
  3. Động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện phụ thuộc cường độ của chùm ánh sáng kích thích.
  4. Với mỗi bước sóng xác định có khả năng gây ra hiện tượng quang điện, động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện phụ thuộc vào bản chất của kim loại.

Câu 1.25. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG ?

  1. Đối với mỗi kim loại dùng làm catot, ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn trị số \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}\] nào đó thì mới gây ra hiện tượng quang điện.
  2. Khi hiện tượng quang điện xảy ra, cường độ dòng quang điện bão hòa tỷ lệ thuận với cường độ chùm sáng chiếu vào catot.
  3. Hiệu điện thế hãm giữa anot và catot bằng không vẫn có dòng quang điện.
  4. A, B và C đều đúng.

Câu 1.26. Phương trình nào sau đây SAI ?

A. hf = A + eUh                                                            

B. \[\frac{\text{hc}}{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}=\text{A}+\frac{\text{mv}_{\text{0max}}^{\text{2}}}{\text{2}}\]

C. \[\frac{\text{hc}}{{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}}=\frac{\text{hc}}{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}+\text{e}{{\text{U}}_{\text{h}}}\]                               

D. eUh=$\frac{mv02}{2}$

Câu 1.27. Công thức nào ĐÚNG biểu diễn mối liên hệ giữa các đại lượng: độ lớn hiệu điện thế hãm Uh, độ lớn điện tích êlectron e, động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện Wđmax :

A. 2eUh = Wđmax                                                             B. eUh = Wđmax

C. eUh = Wđmax                                                           D. A, B, C đều sai.

Câu 1.28. Điều khẳng định nào sau đây là SAI khi nói về bản chất của ánh sáng ?

  1. Ánh sáng có lưỡng tính sóng – hạt.
  2. Khi ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì các tính chất hạt càng thể hiện thể rõ, tính chất sóng càng ít thể hiện.
  3. Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét, ta dễ quan sát hiện tượng giao thoa của ánh sáng.
  4. Khi ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng mạnh.

Câu 1.29. Hiện tượng quang điện được Hecxơ phát hiện bằng cách nào ?

  1. Chiếu một chùm ánh sáng trắng đị qua lăng kính.
  2. Cho một tia catot đập vào một tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn.
  3. Chiếu tia tử ngoại vào một tấm kẽm tích điện âm.
  4. Dùng chất ponoli 210 phát ra hạt $\alpha$ để bắn phá lên các phân tử nitơ.

Câu 1.30. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG ?

  1. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
  2. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có thể gây ra phản ứng quang hóa.
  3. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt.
  4. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng là lưỡng tính lưỡng tính sóng – hạt.

Câu 1.31. Phát biểu nào sau đây là SAI ?

  1. Hiện tượng quang điện.
  2. Sự phát quang của các chất.
  3. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.
  4. Cả A, B và C.

Câu 1.32. Để gây ra hiện tượng quang điện thì năng lượng của photon chiếu vào catot phải

  1. Nhỏ hơn công thoát êlectrron của catot.
  2. Bằng công thoát êlectron của catot.
  3. Lớn hơn công thoát êlectron của catot.
  4. Tối thiểu là gấp hai lần công thoát êlectron của catot.

Câu 1.33. Trong hiện tượng quang điện, động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện:

  1. Nhỏ hơn năng lượng photon chiếu tới.
  2. Lớn hơn năng lượng photon chiếu tới.
  3. Bằng năng lượng photon chiếu tới.
  4. Tỉ lệ với cường độ ánh sáng chiếu tới.

Câu 1.34. Kim loại dùng làm catot của tế bào quang điện có công thoát êlectron là 2,5 eV. Chiếu vào catot bức xạ có tần số f = 1,5.1015 Hz. Động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện là :

A. 3,71 eV.                                                                    B. 4,85 eV.

C. 5,25 eV.                                                                     D. 7,38 eV.

Câu 1.35. Catot của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện \[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }_{\text{0}}^{{}}\]= 0,5 m. Muốn có dòng quang điện trong mạch thì ánh sáng kích thích phải có tần số:

A. f  2,5.1014 Hz.                                                        B. f  4,2.1014 Hz.

C. f  6,0.1014 Hz.                                                         D. f  8,0.1014 Hz.

Câu 1.36. Giới hạn quang điện của canxi là \[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }_{\text{0}}^{{}}\]= 0,45 m thì công thoát của êlectron ra khỏi bề mặt lớp canxi là:

A. 2,05.10-19 J.                                                               B. 3,32.10-19 J.

C. 4,42.10-19 J.                                                                D. 4,65.10-19 J.

Câu 1.37. Kim loại dùng làm catot của một số tế bào quang điện có công thoát êlectron A = 6,625 eV. Lần lượt chiếu vào catot các bước sóng \[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }_{\text{1}}^{{}}\]= 0,1873 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m; \[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }_{\text{2}}^{{}}\]= 0,1812\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\] m; \[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }_{\text{3}}^{{}}\]= 0,1732 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m. Những bước sóng có thể gây ra hiện tượng quang điện là:

A. \[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }_{\text{2}}^{{}}\];\[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }_{\text{3}}^{{}}\]..

B. \[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }_{\text{1}}^{{}}\];\[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }_{\text{2}}^{{}}\].

C. \[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }_{\text{3}}^{{}}\].

D. \[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }_{\text{1}}^{{}}\];\[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }_{\text{2}}^{{}}\];\[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }_{\text{3}}^{{}}\].

Câu 1.38. Cường độ dòng điện bão hòa bằng 40 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]A thì số êlectron bị bứt ra khỏi catot tế bào quang điện trong 1 giây là:

A. 15.1013                                                                       B. 20.1014

C. 25.1012                                                                       D. 30.1012

Câu 1.39. Tính vận tốc ban đầu cực đại của êlectron quang điện biết hiệu điện thế hãm 12 V.

A. 1,03.105 m/s.                                                             B. 1,45.106 m/s.

C. 2,89.105 m/s.                                                              D. 2,05.106 m/s.

Câu 1.40. Chiếu ánh sáng bước sóng \[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }\]= 0,66 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m vào catot của tế bào quang điện thì phải đặt hiệu điện thế hãm 0,69 V để vừa đủ triệt tiêu dòng quang điện. Công thoát của kim loại làm catot là:

A. 2,5.10-20 J.                                                                 B. 2,3 eV.

C. 1,19 eV.                                                                     D. 2,5.10-18 J.

Câu 1.41. Hiệu ứng quang điện ở một kim loại đã cho bắt đầu khi tần số của ánh sáng bằng 6.1014 Hz. Hãy xác định tần số của ánh sáng chiếu vào kim loại đó nếu các êlectron quang điện bay ra khỏi nó hoàn toàn bị bật trở lại bởi hiệu điện thế hãm Uh = 3 V.

A. 9,34.1014 Hz.                                                             B. 13,25.1014 Hz.

C. 16,21.1014 Hz.                                                           D. 18,64.1014 Hz.

Câu 1.42. Khi chiếu vào catot bằng natri của tế bào quang điện một bức xạ có bước sóng \[\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }=\frac{{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}}{\text{2}}\] thì hiệu điện thế hãm Uh = 2,48 V. Giới hạn quang điện của natri bằng:

A. 0,3\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.                                                                     B. 0,4\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

C. 0,5 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.                                                                     D. 0,6 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

Câu 1.43. Công thoát electron của một kim loại dùng làm catot của tế bào quang điện là A = 3,5 eV. Chiếu vào catot chùm sáng có bước sóng thiên nhiên từ 0,25\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m và 0,68\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m. Tính hiệu điện thế cần đặt vào giữa anot và catot để dòng quang điện triệt tiêu ?

A. UAK \[\ge \]- 1,2V.                                                           B. UAK \[\le \]- 1,47V.

C. UAK \[\ge \]- 1,47V.                                                         D. UAK \[\le \]- 1,2V.

Câu 1.44. Một tế bào quang điện có catot bằng Na, công thoát của êlectron của Na bằng 2,1 eV. Chiếu vào tế bào quang điện bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,55 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m. Trị số của hiệu điện thế hãm là

A. 0,08 V                                                                       B. 0,16 V

C. 0,25 V                                                                       D. 0,34 V

Câu 1.45. Khi chiếu lần lượt hai bức xạ điện từ có bước sóng \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{1}}}\] và \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{2}}}\] với \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{2}}}\] = 2\[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{1}}}\] vào một tấm kim loại thì tỉ số động năng ban đầu cực đại của quang êlectron bứt ra khỏi kim loại là 9. Giới hạn quang điện của kim loại là \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}\]. . Mối quan hệ giữa bước sóng \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{1}}}\] và giới hạn quang điện \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}\] là

A. \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{1}}}\] = \[\frac{3}{5}\]\[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}\]          B. \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{1}}}\] = \[\frac{5}{7}\]\[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}\]

C. \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{1}}}\] = \[\frac{5}{16}\]\[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}\]                                                                 

D. \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{1}}}\] = \[\frac{7}{16}\]\[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}\]       

Câu 1.46. Chiếu lần lượt hai bức xạ có bước sóng \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{1}}}\] = 0,35\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m và \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{2}}}\] = 0,54\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m vào tấm kim loại thì thấy vận tốc ban đầu cực đại của các điện tử bật ra ứng với bức xạ trên gấp hai lần nhau. Giới hạn quang điện của kim loại trên là

 

A. \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}\]= 0,4593\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.       

B. \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}\]= 0,5593\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

C. \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}\]= 0,6593\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.       

D. \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}\]= 0,7593\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

 

Câu 1.47. Chiếu ánh sáng có bước sóng \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{{}}}\]= 0,40\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m vào catot của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có công thoát A = 2,48 eV. Nếu hiệu điện thế giữa anot và catot là UAK = 4 V thì động năng lớn nhất của quang êlectron khi đập vào anot là :

A. 52,12.10-19 J.                                                             B. 6,4.10-19 J.

C. 64.10-19 J.                                                                   D. 45,72.10-19 J.

Câu 1.48. Một tấm kim loại có giới hạn quang điện là \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}\]= 0,275 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m được đặt cô lập về điện. Người ta chiếu sáng nó bằng bức xạ có bước sóng \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{{}}}\] thì thấy điện thế cực đại của tấm kim loại này là 2,4 V. Bước sóng \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{{}}}\] của ánh sáng kích thích là

A. 0,2738 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.                                                        B. 0,1795 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

C. 0,4565 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.                                                         D. 3,259\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

Câu 1.49. Trong một tế bào quang điện có dòng quang điện bão hòa Ibh = 5 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]A và hiệu suất quang điện là H = 0,6%. Số photon tới catot trong mỗi giây là :

A. 2,5.1015                                                                      B. 3,8.1015

C. 4,3.1015                                                                      D. 5,2.1015

Câu 1.50. Khi chiếu vào catot của một tế bào quang điện bằng xêri một bức xạ \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{{}}}\], người ta thấy vận tốc của quang êlectron cực đại tại anot là 8.105 m/s nếu hiệu điện thế giữa anot và catot UAK = 1,2 V. Hiệu điện thế hãm Uh = đối với bức xạ trên là:

A. 0,62 V.                                                                      B. 1,2 V.

C. 2,4 V.                                                                        D. 3,6 V.

Câu 1.51. Chiếu ánh sáng có bước sóng \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{{}}}\]= 0,3 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]mvào catot của một tế bào quang điện, dòng quang điện bão hòa có giá trị 1,8 mA. Biết hiệu suất lượng tử của hiện tượng quang điện H = 1%. Công suất bức xạ mà catot nhận được là :

A. 1,49 W.                                                                     B. 0,149 W.

C. 0,745 W.                                                                    D. 7,45  W.

Câu 1.52. Chiếu vào catot của một tế bào quang điện một bức xạ bước sóng \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{{}}}\] với công suất P, ta thấy cường độ dòng quang điện bão hòa có giá trị I. Nếu tăng công suất bức xạ này thêm 20% thì thấy cường độ dòng quang điện bão hòa tăng 10%. Hiệu suất lượng tử sẽ:

A. tăng 8,3%.                                                                 B. giảm 8,3%.

C. tăng 15%.                                                                  D. giảm 15%.

Câu 1.53. Chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{{}}}\]= 0,5 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m lên mặt kim loại dùng catot của tế bào quang điện, thu điện dòng bão hòa có cường độ Ibh = 4 mA. Công suất của bực xạ điện từ là P = 2,4 W. Hiệu suất lượng tử của hiệu ứng quang điện là

A. 0,152%.                                                                     B. 0,414%.

C. 0,634%.                                                                     D. 0,966%.

Câu 1.54. Chiếu bức xạ có bước sóng \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{{}}}\]= 0,546 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m lên một tấm kim loại có giới hạn quang điện \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}\]. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các êlectron quang điện và cho chúng bay vào từ trường đều theo hướng vuông góc với các đường cảm ứng có B = 10-4 T. Biết bán kính cực đại của quỹ đạo của các êlectron là R = 23,32 mm. Giới hạn quang điện \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{0}}}\] là

A. 0,38 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.                                                                   B. 0,52\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

C. 0,69\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.                                                                   D. 0,85\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

 

Dạng 2: HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG, HIỆN TƯỢNG PHÁT QUANG

 

Câu 2.1. Hiện tượng các êlectron …………….  để cho chúng trở thành các êlectron dẫn gọi là hiện tượng quang điện bên trong.

Hãy chọn các cụm từ sau đây điền vào chổ trống ?

  1. Bị bật ra khỏi catot.
  2. Phá vỡ liên kết để trở thành êlectron dẫn.
  3. Chuyển động mạnh hơn.
  4. Chuyển lên quỹ đạo có bán kính lớn hơn.

Câu 2.2. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG ?

  1. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp.
  2. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng êlectron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng.
  3. êlectron liên kết được giải phóng thành êlectron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.
  4. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại.

Câu 2.3. Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về hiện tượng quang dẫn ?

  1. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm điện trở suất của bán dẫn khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
  2. Hiện tượng quang dẫn xảy ra với mọi ánh sáng.
  3. Mỗi photon khi bị hấp thụ sẽ giải phóng một êlectron liên kết thành một êlectron tự do gọi là êlectron dẫn.
  4. Một lợi thế của hiện tượng quang dẫn là ánh sáng kích thích không cần phải có bước sóng ngắn.

Câu 2.4. Điều nào sau đây là SAI khi nói về quang trở ?

  1. Bộ phận quan trọng của quang trở là một lớp bán dẫn có gắn hai điện cực.
  2. Quang trở thức chất là một điện trở mà giá trị điện trở của nó có thể thay đổi theo nhiệt độ.
  3. Quang trở có thể dùng thay thế cho các tế bào quang điện.
  4. Quang trở chỉ hoạt động khi ánh sáng chiếu vào nó có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang dẫn của quang trở.

Câu 2.5. Nguyên tắc hoạt động của quang trở dựa vào hiện tượng nào ?

  1. Hiện tượng ion hóa.
  2. Hiện tượng quang điện ngoài.
  3. Hiện tượng quang dẫn.
  4. Hiện tượng phát quang của các chất rắn.

Câu 2.6. Tìm phát biểu SAI về hiện tượng quang dẫn và hiện tượng quang điện ngoài:

  1. Công thoát của kim loại lớn hơn năng lượng kích hoạt của chất bán dẫn.
  2. Phần lớn quang trở hoạt động được khi bị kích thích bằng ánh sáng nhìn thấy.
  3. Ánh sáng tím có thể gây ra hiện tượng quang điện cho kim loại kali.
  4. Hầu hết các tế bào quang điện hoạt động được khi bị kích thích bằng ánh sáng hồng ngoại.

Câu 2.7. Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về pin quang điện ?

  1. Pin quang điện là một nguồn điện trong đó nhiệt năng biến thành điện năng.
  2. Pin quang điện là một nguồn điện trong đó quang năng biến đổi trực tiếp thành điện năng.
  3. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
  4. A, B và C đều đúng.

Câu 2.8. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về hiện tượng phát quang ?

  1. Sự huỳnh quang của chất khí, chất lỏng và sự lân quang của các chất rắn gọi là sự phát quang.
  2. Sự phát quang còn gọi là sự phát sáng lạnh.
  3. Hiện tượng phát quang của các chất rắn đã được ứng dụng trong việc chế tạo các đèn huỳnh quang.
  4. A, B và C đều đúng.

Câu 2.9. So sánh hiệu ứng quang điện bên trong và hiệu ứng quang điện bên ngoài.

  1. Hiệu ứng quang điện bên trong và hiệu ứng quang điện bên ngoài giống nhau ở chỗ đều do các lượng tử ánh sáng làm bứt các êlectron.
  2. Hiệu ứng quang điện bên ngoài giải phóng êlectron ra khỏi khối kim loại, còn hiệu ứng quang điện bên trong chuyển êlectron liên kết thành êlectron dẫn ngay trong khối bán dẫn.
  3. Năng lượng cần thiết để làm bức êlectron ra khỏi liên kết trong bán dẫn thường nhỏ hơn nhiều so với công thoát êlectron ra khỏi mặt kim loại nên giới hạn quang điện bên trong có thể nằm trong vùng hồng ngoại.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 2.10. Chọn phát biểu SAI ?

  1. Huỳnh quang là hiện tượng mà ánh sáng phát quang tắt ngay khi ngừng ánh sáng kích thích. Nó xảy ra với chất lỏng và chất khí.
  2. Lân quang là hiện tượng mà ánh sáng phát quang còn kéo dài một thời gian sau khi ngừng ánh sáng kích thích, nó xảy ra với vật rắn.
  3. Hiện tượng quang hóa là hiện tượng các phản ứng hóa học xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng. Năng lượng cần thiết để phản ứng xảy ra là năng lượng của photon có tần số thích hợp.
  4. Hiện tượng quang hóa chính là một trường hợp trong đó tính sóng của ánh sáng được thể hiện rõ.

Câu 2.11. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG ?

  1. Năng lượng kích hoạt trong hiện tượng quang điện trong nhỏ hơn công thoát của êlectron  khỏi kim loại trong hiện tượng quang điện ngoài.
  2. Hiện tượng quang điện trong không bứt êlectron khỏi khối chất bán dẫn.
  3. Giới hạn quang dẫn của hiện tượng quang điện trong có thể thuộc vùng hồng ngoại.
  4. A, B, C đều đúng.

Dang 3: MẪU NGUYÊN TỬ BO VÀ QUANG PHỔ VẠCH CỦA NGUYÊN TỬ HIĐRÔ

Câu 3.1.  Chọn phát biểu SAI về mẫu nguyên tử:

  1. Mẫu nguyên tử của Rơdofo chính là mô hình hành tinh nguyên tử kết hợp với thuyết điện tử cổ điển của Maxwell.
  2. Mẫu nguyên tử của Rơdofo giải thích được nhiều hiện tượng trong vật lí và hóa học nhưng vẫn không giải thích được tính bền vững của các nguyên tử và sự tạo thành các quang phổ vạch của các nguyên tử.
  3. Mẫu nguyên tử Bo vẫn dùng mô hình hành tinh nguyên tử nhưng vận dụng thuyết lượng tử.
  4. Mẫu nguyên tử Bo đã giải thích đúng sự tạo thành quang phổ vạch của các nguyên tử của mọi nguyên tử hóa học.

Câu 3.2. Bán kính quỹ đạo dừng thứ n của êlectron trong nguyên tử hidro :

A. Tỉ lệ thuận với n.                                                       B. Tỉ lệ nghịch với n.

C. Tỉ lệ thuận với n2.                                                      D. Tỉ lệ nghịch với n2.

Câu 3.3. Phát biểu nòa sau đây là ĐÚNG với quan điểm của Bo về mẫu nguyên tử hidro:

  1. Trong các trạng thái dừng, êlectron trong nguyên tử hidro chỉ chuyển động quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn có bán kính hoàn toàn xác định.
  2. Bán kính các quỹ đạo dừng tăng tỉ lệ với bình phương các số nguyên liên tiếp.
  3. Quỹ đạo có bán kính lớn ứng với năng lượng lớn, bán kính nhỏ ứng với năng lượng nhỏ.
  4. A, B và C đều đúng.

Câu 3.4. Chọn phát biểu SAI với nội dung hai giả thuyết Bo:

  1. Khi nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng cao, nguyên tử sẽ phát ra photon.
  2. Nguyên tử có năng lượng xác định khi nguyên tử đó ở trạng thái dừng.
  3. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ hay hấp thụ năng lượng.
  4. Ở trạng thái dừng khác nhau năng lượng của nguyên tử có giá trị khác nhau.

Câu 3.5. Chọn phát biểu SAI về mẫu nguyên tử Bo ?

  1. Tiên đề về các trạng thái dừng: Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng xác định gọi là các trạng thái dừng. Trong các trạng thái dừng nguyên tử bức xạ năng lượng.
  2. Tiên đề về sự bức xạ hay hấp thụ: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng Em chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng En (với En < Em) thì nguyên tử phát ra 1 photon có năng lượng: = hfmn = Em - En .
  3. Nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng thấp En hấp thụ được một photon có năng lượng đúng bằng hiệu Em - En  thì nó chuyển lên trạng thái dừng Em.
  4. Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động quanh hạt nhân theo những quĩ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng.

Câu 3.6. Chọn phát biểu ĐÚNG. Trạng thái dừng của nguyên tử là

  1. Trạng thái đứng yên của nguyên tử.
  2. Trạng thái chuyển động đều của nguyên tử.
  3. Trạng thái trong đó mọi êlectron của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân.
  4. Một trong số các trạng thái có năng lượng xác định, mà nguyên tử có thể tồn tại.

Câu 3.7. Cho bán kính quỹ đạo Bo thứ nhất 0,53.10-10 m. Bán kính quỹ đạo Bo thứ 5 bằng:

A. 2,65.10-10 m.                                                              B. 0,106.10-10 m.

C. 10,25.10-10 m.                                                            D. 13,25.10-10 m.

Câu 3.8. Chọn phát biểu ĐÚNG với quan điểm của Bo về mẫu nguyên tử hidro:

  1. Quỹ đạo có bán kính lớn ứng với năng lượng lớn, bán kính nhỏ ứng với năng lượng nhỏ.
  2. Trong các trạng thái dừng, êlectron trong nguyên tử hidro chỉ chuyển động quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn có bán kính hoàn toàn xác định.
  3. Bán kính các quỹ đạo dừng tỉ lệ với bình phương các số nguyên liên tiếp.
  4. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 3.9. Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về sự tạo thành các dãy quang phổ của nguyên tử Hidro ?

  1. Các vạch trong dãy Laiman được tạo thành khi các êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo K.
  2. Các vạch trong dãy Banme được tạo thành khi các êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo L.
  3. Các vạch trong dãy Pasen được tạo thành khi các êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo M.
  4. A, B và C đều đúng.

Câu 3.10. Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về tạo thành các vạch trong dãy Banme của nguyên tử hidro ?

  1. Các vạch trong dãy Banme được tạo thành khi các êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo L.
  2. Vạch và \[{{\text{H}}_{\text{ }\!\!\beta\!\!\text{ }}}\] ứng với sự chuyển từ M sang L và từ N sang L.
  3. Các vạch \[{{\text{H}}_{\text{ }\!\!\gamma\!\!\text{ }}}\] và \[{{\text{H}}_{\text{ }\!\!\delta\!\!\text{ }}}\] ứng với sự chuyển từ O sang L và từ P sang L.
  4. A, B và C đều đúng.

Câu 3.11. Dãy Banme ứng với sự chuyển êlectron từ quỹ đạo ở xa hạt nhân về quỹ đạo nào sau đây ?

A. Quỹ đạo K.                                                               B. Quỹ đạo L.

C. Quỹ đạo M.                                                               D. Quỹ đạo N.

Câu 3.12. Một nguyên tử muốn phát một photon thì phải

  1. ở trạng thái cơ bản.
  2. nhận kích thích nhưng vẫn còn ở trạng thái cơ bản.
  3. êlectron chuyển từ quỹ đạo có mức năng lượng cao xuống quỹ đạo có mức năng lượng thấp hơn.
  4. có một động năng lớn.

Câu 3.13. Chọn phát biểu SAI về đặc điểm của quang phổ của hidro ?

  1. Dãy Laiman trong vùng tử ngoại.
  2. Dãy Pasen trong vùng hồng ngoại.
  3. Dãy Banme gồm 4 vạch đỏ, lam, chàm, tím ( vùng ánh sáng nhìn thấy) và một phần ở vùng hồng ngoại.
  4. Ở trạng thái cơ bản nguyên tử hidro có năng lượng cao nhất.

Câu 3.14. Năng lượng ion hóa của nguyên tử hidro là :

  1. Năng lượng ứng với n = \[\infty \].
  2. Năng lượng cần cung cấp cho nguyên tử hidro để đưa êlectron từ mức năng lượng ứng với (n = 1) lên mức (n = \[\infty \].).
  3. Năng lượng ứng với mức n = 1.
  4. Cả A và C đều đúng.

Câu 3.15. Khi nguyên tử hidro chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L:

  1. Nguyên tử phát ra photon co năng lượng EM – EL.
  2. Nguyên tử phát ra photon có tần số \[\text{f}=\frac{{{\text{E}}_{\text{M}}}-{{\text{E}}_{\text{L}}}}{\text{h}}\]..
  3. Nguyên tử phát ra một vạch có bước sóng \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{32}}}\].
  4. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 3.16. Để nguyên tử hidro hấp thụ một photon, thì photon phải có năng lượng

  1. Bằng năng lượng của trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất.
  2. Bằng năng lượng của một trong các trạng thái dừng.
  3. Bằng năng lượng của trạng thái dừng có năng lượng cao nhất.
  4. Bằng hiệu năng lượng của năng lượng ở hai trạng thái dừng bất kì.

Câu 3.17. Trong quang phổ của nguyên tử hidro, các vạch quang phổ trong vùng hồng ngoại được tạo thành khi êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo:

A. K.                                                                              B. L.

C. M.                                                                              D. N.

Câu 3.18. Vạch quang phổ có bước sóng 0,6563 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m là vạch thuộc dãy:

A. Laiman.                                                                       B. Banme.

C. Pasen.                                                                        D. Banme hoặc pasen.

Câu 3.19. Các vạch trong dãy Laiman thuộc vùng nào trong các vùng sau ?

  1. Vùng hồng ngoại.
  2. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
  3. Vùng tử ngoại.
  4. Một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằm trong vùng tử ngoại.

Câu 3.20. Các vạch trong dãy Banme thuộc vùng nào trong các vùng sau ?

  1. Vùng hồng ngoại.
  2. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
  3. Vùng tử ngoại.
  4. Một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằm trong vùng tử ngoại.

Câu 3.21. Các vạch trong dãy Pasen thuộc vùng nào trong các vùng sau ?

  1. Vùng hồng ngoại.
  2. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
  3. Vùng tử ngoại.
  4. Một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằm trong vùng tử ngoại.

Câu 3.22. Biết mức năng lượng ứng với quỹ đạo dừng n trong nguyên tử hidro \[{{\text{E}}_{\text{n}}}=\frac{-\text{13,6}}{{{\text{n}}^{\text{2}}}}\](eV); n = 1, 2, 3,… Khi hidro ở trạng thái cơ bản được kích thích chuyển lên trạng thái có bán kính quỹ đạo tăng lên 9 lần. Khi chuyển dời về mức cơ bản thì phát ra bước sóng của bức xạ có năng lượng lớn nhất là:

A. 0,103 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.                                                          B. 0,203 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

C. 0,13 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.                                                            D. 0,23 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

Câu 3.23. Năng lượng ion hóa thứ nhất của He bằng 24,6 eV. Một nguyên tử He ở trạng thái kích thích có năng lượng -21,4 eV. Khi chuyển sang trạng thái cơ bản nó phát ra bức xạ thuộc miền nào cảu quang phổ ?

A. miền tử ngoại.                                                           B. miền ánh sáng nhìn thấy.

C. miền hồng ngoại.                                                       D. miền tia Rơnghen.

Câu 3.24. Khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo M của nguyên tử hidro. Số vạch phổ mà nguyên tử hidro có thể phát ra là

A. 3.                                                                               B. 4.

C. 5.                                                                               D. 6.

Câu 3.25. Nguyên tử hidro bị kích thích do chiếu xạ và êlectron của nguyên tử đã chuyển từ quỹ đạo K lên N. Sau khi ngừng chiếu xạ, nguyên tử hidro phát xạ thứ cấp, phổ xạ này gồm:

A. 2 vạch.                                                                       B. 3 vạch.

C. 4 vạch.                                                                       D. 6 vạch.

Câu 3.26. Các mức năng lượng của nguyên tử hidro ở trạng thái dừng được xác định bằng công thức:

En = \[-\frac{\text{13,6}}{{{\text{n}}^{\text{2}}}}\text{eV}\]; h = 6,625.10-34 Js ; c = 3.108 m/s ; 1eV = 1,6.10-19 J.Bước sóng dài nhất của bức xạ trong dãy Laiman là:

A. 0,12\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.                                                               B. 0,16\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

C. 0,12\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.                                                               D. 0,12\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

Câu 3.27. Vạch thứ hai của dãy Laiman có bước sóng là: 0,1026\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m. Biết rằng năng lượng cần thiết tối thiểu để bứt êlectron ra khỏi nguyên tử hidro từ trạng thái cơ bản là 13,6eV. Bước sóng ngắn nhất của vạch quang phổ trong dãy Pasen là:

A. 0,461\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.                                                      B. 0,673\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

C. 0,832\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.                                                       D. 0,894\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

Câu 3.28. Gọi \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{1}}}\]và \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{2}}}\]lần lượt là hai bước sóng của hai vạch quang phổ thứ nhất và thứ hai trong dãy Laiman. Gọi \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{ }\!\!\alpha\!\!\text{ }}}\] là bước sóng của vạch \[{{\text{H}}_{\text{ }\!\!\alpha\!\!\text{ }}}\] trong dãy Banme. Ba giá trị bước sóng \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{ }\!\!\alpha\!\!\text{ }}}\],\[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{1}}}\],\[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{2}}}\] liên hệ với nhau bởi biểu thức

A. \[\frac{1}{{{\lambda }_{\alpha }}}=\frac{1}{{{\lambda }_{1}}}+\frac{1}{{{\lambda }_{2}}}\]           

B. \[\frac{1}{{{\lambda }_{\alpha }}}=\frac{1}{{{\lambda }_{2}}}-\frac{1}{{{\lambda }_{1}}}\]

C. \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{ }\!\!\alpha\!\!\text{ }}}\]= \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{1}}}\]+ \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{2}}}\] 

D. \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{ }\!\!\alpha\!\!\text{ }}}\]= \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{1}}}\]- \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{2}}}\]

Câu 3.29. Trong quang phổ của hidro, biết bước sóng của các vạch đầu tiên trong dãy Laiman  = 0,1216 \[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m, dãy Banme là  \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{32}}}\]= 0,6563\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m. Bước sóng \[{{\text{ }\!\!\lambda\!\!\text{ }}_{\text{31}}}\] của vạch quang phổ thứ hai trong dãy Laiman là:

A. 0,1016\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.                           B. 0,3889\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

C. 0,5347\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.                           D. 0,7779\[\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ }\]m.

 

 

Bài viết gợi ý: