I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN.

1.Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc dễ dàng hơn(Đổi phương tác dụng của lực hoặc thay đổi cường độ của lực tác dụng).

2.Mặt phẳng nghiêng

- Cấu tạo: Mặt phẳng được kê nghiêng so với phương nằm ngang.

- Tác dụng:

+ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

+ Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần kéo vật lên trên mặt phẳng đó càng nhỏ.

+ Mặt phẳng nghiêng giúp làm biến đổi cả phương và độ lớn của lực.

- Chiều dài của mặt phẳng nghiêng lớn hơn chiều cao bao nhiêu lần thì lực dùng để kéo vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn trọng lượng của vật bấy nhiêu lần:

- Chiều dài của mặt phẳng nghiêng lớn hơn chiều cao bao nhiêu lần thì lực dùng để kéo vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn trọng lượng của vật bấy nhiêu lần:

                                                            

 

Công thức:   

Trong đó:  

                 \[l\] là chiều dài của mặt phẳng nghiêng

                        h là chiều cao của mặt phẳng nghiêng

                   p là trọng lượng của vật                       

                   F là lực kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiêng

II. BÀI TẬP

A. Một số dạng bài và các ví dụ.

1. Dạng bài sử dụng máy cơ đơn giản.

Ví dụ 1: Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 25kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây.

Câu trả lời đúng là câu D.

2. Dạng bài sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý.

Để giải các bài tập loại này thường cần nhận biết:

- Trọng lượng của vật.

- Lực tác dụng để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn trọng lượng của vật.

-Kê mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít so với phương nằm ngang thì lực cần dùng để kéo vật lên càng nhỏ

Ví dụ 2: Tại sao dốc càng thoải thoải thì đi lên dốc càng dễ hơn.

Trả lời:

Dốc càng thoai thoải tức là mặt dốc càng nghiêng ít nên lực cần thiết để đưa người đi lên dốc càng nhỏ, do đó càng dễ đi hơn.

3. Dạng bài sử dụng công thức  

Ví dụ 3: Muốn kéo một vật nặng 2000N lên cao 1,2m với lực kéo500N thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài bằng bao nhiêu?

Giải

Ta có: \[\frac{l}{h}=\]\[\frac{P}{F}\]

Thay số ta được: \[\frac{l}{1,2}=\frac{200}{500}=\frac{2}{5}\]\[\Rightarrow \]\[l=\frac{2}{5}\cdot 1,2=4,8\](m)

                              Vậy chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 4,8m

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN.

Bài 1: Bốn mặt phẳng nghiêng trong hình vẽ sau đều làm bằng một chất, bề mặt được làm nhẵn như nhau. Hỏi lực kéo cùng một vật  lên trong mặt phẳng nghiêng nào nhỏ nhất.

Bài 2: Lực nâng của hai tay một bạn học sinh chỉ có thể có cường độ lớn nhất là 450N. Hỏi học sinh này có thể nhấc lên vai một vật có khối lượng 50kg được không? Tại sao?

Bài 3: Nếu mỗi người đều dùng lực 50N thì 5 người có thể khiêng thùng hàng nặng 50kg được không?

Bài 4: Để đưa các thùng hàng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Hỏi tấm ván nào dài nhất? Biết với 4 tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu với các lực lần lượt là: F1= 1000N; F2= 200N; F3= 500N; F4 = 1200N.

Bài 5: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật nặng lên thùng xe ô tô tải. Muốn giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng để giảm độ lớn của lực kéo ta phải làm như thế nào?Giải thích?

Bài 6: Tại sao đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài?

Bài 7: Hãy cho biết tác dụng của mặt phẳng nghiêng khi nâng vật lên cao và khi di chuyển vật từ trên xuống.

Bài 8: Một mặt phẳng nghiêng dài 10m cao 2m và một mặt phẳng nghiêng khác dài 6m cao 1,8m. Mặt phẳng nghiêng nào cho ta lợi về lực hơn? (Tức là lực kéo vật lên nhỏ hơn).

Bài 9: Để đưa vật lên cao 2m người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 6m, lúc đó tốn một lực kéo là 60N.

a. Tính khối lượng của vật.

b.Muốn lực kéo giảm một nửa thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài là bao nhiêu?

Bài 10: Để đưa vật lên cao 1,6m người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4 m thì tốn một lực F. Nếu muốn đưa vật đó lên cao 2m mà vẫn tốn một lực F như trên thì ta phải dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài là bao nhiêu?

 Bài 11: a.Tính lực kéo để đưa một vật có khối lượng 20kg lên cao 6m  bằng mặt phẳng nghiêng có chiều dài là 12m .

b.Với lực kéo có độ lớn như trên thì có thể kéo vật đó lên cao bao nhiêu mét bằng mặt phẳng nghiêng có chiều dài là 18m?

Bài 12: Từ một tấm ván dài, người ta cắt thành hai tấm ván có chiều dài \[{{l}_{1}}\]và \[{{l}_{2}}\]. Dùng một trong hai tấm ván này(Tấm dài \[{{l}_{1}}\]) để đưa một vật nặng lên thùng xe có độ cao h1 thì lực kéo cần thiết là F1( Xem hình vẽ)

                                                            

a. Nếu dùng tấm ván dài \[{{l}_{1}}\] để đưa vật trên lên thùng xe có độ cao h2 (h2 > h1) thì lực kéo F2 cần thiết so với F1 sẽ như thế nào?

b.Nếu dùng tấm ván còn lại ( Tấm dài \[{{l}_{2}}\]) để đưa vật nặng trên lên thùng xe có độ cao h2 thì lực kéo cần thiết nhỏ hơn F1. Hãy so sánh \[{{l}_{2}}\]với \[{{l}_{1}}\].

Bài 13: Có hai mặt phẳng nghiêng, một mặt phẳng nghiêng dài 8m cao 1m và một mặt phẳng nghiêng khác dài 10m cao 2m. Nếu muốn dùng lực kéo nhỏ thì ta dùng mặt phẳng nghiêng nào trong hai mặt phẳng nghiêng ở trên?

Bài 14: Một bác nông dân đẩy một xe hàng lên dốc.Tại sao bác lại đẩy xe theo đường như hình chữ S mà không đẩy lên dốc theo đường thẳng?

Bài 15: Khi dùng tấm ván dài 4m làm mặt phẳng nghiêng, người công nhân có thể đưa một vật có trọng lượng tối đa là 1000N lên cao . Nếu dùng tấm ván dài 5m làm mặt phẳng nghiêng thì người ấy có thể nâng vật có trọng lượng tối đa là bao nhiêu lên độ cao vẫn như trên?

C.ĐÁP ÁN

Bài 1: Chọn B.

Bài 2: Không,vì trọng lượng của vật là 500N, lớn hơn lực nâng của hai tay.

Bài 3: Không, vì vật có trọng lượng 500N lớn hơn lực của cả 5 người cùng tá dụng.

Bài 4: Lực tác dụng F2 là lực nhỏ nhất trong 4 lực. Trong bốn trường hợp ta lại cùng đưa vật lên cùng một độ cao nên tấm ván thứ hai là tấm ván dài nhất.

Bài 5: Vì để nâng vật lên thùng xe, nên không thể thay đổi chiều cao của mặt phẳng nghiêng, chiều cao này bao giờ cũng phải bằng độ cao của thùng xe. Với chiều cao không đổi thì chiều dài càng lớn thì độ nghiêng càng nhỏ và khi đó lực kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiêng cũng càng nhỏ.

Do đó phương án làm là: tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

Bài 6: Hướng dẫn:  Đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo để khi ô tô lên dốc đỡ tốn lực hơn.

Bài 7: + Khi kéo vật lên cao nếu ta dùng mặt phẳng nghiêng thì ta tốn một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật nghĩa là ta được lợi về lực.

+ Dùng mặt phẳng nghiêng để dịch chuyển vật xuống thấp làm vật chuyển động chậm hơn xo với trường hợp buông vật rơi thẳng đứng .Góc nghiêng càng nhỏ thì vật chuyển động càng chậm. Điều này tránh cho vật  va chạm mạnh ở chân mặt phẳng nghiêng.

Bài 8: Đáp số:  Mặt phẳng nghiêng thứ nhất cho ta lợi về lực hơn.

Bài 9: Đáp số:

a. 18 kg.

b.12m.

Bài 10: Đáp số: 5m.

Bài 11: Đáp số:

a. 100N

b. 9m.

Bài 12:

a. Nếu dùng tấm ván dài \[{{l}_{1}}\]để đưa vật trên lên thùng xe có độ cao h2 (h2 >h1) thì lực kéo F2 cần thiết lớn hơn xo với F1. Vì độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng lúc này lớn hơn khi đưa vật lên độ cao h1.

b. Nếu dùng tấm ván còn lại( tấm dài \[{{l}_{2}}\]) để đưa vật nặng trên lên thùng xe có độ cao h2 thì lực kéo cần thiết nhỏ hơn F1.Khi đó \[{{l}_{2}}\]dài hơn \[{{l}_{1}}\], vì ở cùng một độ cao mà lực kéo nhỏ hơn thì độ nghiêng sẽ ít hơn và độ dài của mặt phẳng nghiêng sẽ lớn hơn.

Bài 13: Đáp số: Dùng tấm ván dài 8m thì lực kéo nhỏ hơn.

Bài 14: Khi đẩy xe theo đường hình chữ S sẽ làm tăng chiều dài , do đó làm giảm độ dốc của mặt phẳng nghiêng, nhờ đó làm giảm lực đẩy.

Bài 15:        Gọi chiều dài của mặt phẳng nghiêng (tấm ván) thứ nhất là \[{{l}_{1}}\], trọng lượng của vật là P1, đưa vật lên độ cao h, lực kéo tối đa của người đó là F.

Ta có: \[\frac{{{l}_{1}}}{h}=\frac{{{P}_{1}}}{F}\](1)

           Gọi chiều dài của mặt phẳng nghiêng( tấm ván) thứ hai là \[{{l}_{2}}\], trọng lượng của vật mà người đó có thể nâng lên bằng mặt phẳng nghiêng thứ hai này là P2, đưa vật lên độ cao h, lực kéo tối đa của người đó vẫn là F.

Ta có: \[\frac{{{l}_{2}}}{h}=\frac{{{P}_{2}}}{F}\](2)

Từ (1) và (2) ta có: \[\frac{{{l}_{1}}}{h}:\frac{{{l}_{2}}}{h}=\frac{{{P}_{1}}}{F}:\frac{{{P}_{2}}}{F}\Rightarrow \frac{{{l}_{1}}}{{{l}_{2}}}=\frac{{{P}_{1}}}{{{P}_{2}}}\]

Thay số ta có: \[\frac{4}{5}=\frac{1000}{{{P}_{2}}}\Rightarrow {{P}_{2}}=1000:\frac{4}{5}=1000.\frac{5}{4}=1250\](N)

Bài viết gợi ý: