Hướng dẫn

– Con người trước hết là một thực thể sinh học, cũng có mọi thuộc tính như các sinh vật trên trái đất. Phần thể chất của con người và các biểu hiện sinh học của nó hoàn toàn tuân thủ các quy luật tự nhiên. Đói thì phải ăn, khát thì phải uống, sống phải hít thở không khí, phải trao đổi chất. Mọi nhu cầu tự nhiên khác đều cần được đáp ứng đầy đủ. Vòng đời sinh, lão, bệnh, tử là những gì tất yếu con người phải trải qua, không trừ một ai.

– Nhưng mặt khác, con người còn là một cá thể tồn tại trong các mối quan hệ xã hội. Chính các mối quan hệ ấy mới làm nên bản chất con người như Các Mác đã đúc kết. Mỗi con người sinh ra đều có một vị thế nhất định. Ta là ai? Lời đáp cho câu hỏi ấy cũng thực chất là xác định mối quan hệ giữa mỗi cá nhân với cộng đồng. Không có cộng đồng, mỗi người không thể có được vị thế cụ thể.

– Xác định con người là một cõi nhân gian bé tí tức là phải hiểu rằng, những gì thuộc về cõi người, thuộc về xã hội đều có mặt trong bản thân mỗi con người, giống như trong một giọt nước, có tất cả những gì cấu tạo nên cái chất nước của đại dương. Mọi vui buồn, sướng khổ, vinh nhục, yêu ghét, giận hờn… từng diễn ra trong cuộc đời rộng lớn này đều có thể hiện diện trong mỗi đời người.

– Khi nhìn nhận mỗi người là cõi nhân gian bé tí, ta phải biết trông vào những tấm gương sáng mà noi theo. Họ đâu phải là siêu nhân mà cũng chỉ là những con người. Những gì họ gặt hái được đâu phải được tạo ra bởi phép màu, ngược lại, đó là kết quả của mồ hôi, nước mắt và quá trình tu dưỡng, luyện rèn khổ ải. Vậy chẳng lẽ ta không thể học được ở họ những kinh nghiệm xử thế, đạo đức hay bài học về sự phấn đấu không mệt mỏi cho tương lai của mình?

– Hiểu rằng, “mỗi người là một cõi nhân gian bé tí”, ta sẽ biết cảm thông, chia sẻ với những cảnh ngộ bất hạnh, những kiếp người khổ đau. Sinh ra trên đời, ai cũng muốn trọn vẹn, hoàn hảo, nhưng không phải ai cũng nhận được sự ưu ái của số phận. Nhìn một người ngửa bàn tay cầu xin sư bố thí của thiên hạ, hãy nhớ lời nhắc nhở từ một câu ca dao: Ăn mày là ai, ăn mày là ta / Đói com rách áo thì ra ăn mày. Nhìn một kẻ đau ốm, tật nguyền, hãy nhớ, nỗi đau thân xác ấy ta củng có thể phải chịu. Nhìn một số phận thiếu may mắn, đừng nghĩ rằng đó là điều không thể xảy ra với ta. Trông người mà ngẫm đến ta, điều Nguyễn Du xưa đã đúc kết khiến ai cũng phải suy ngẫm.

(Lưu ý: Bên cạnh yêu cầu đúng hướng, các ý trình bày rõ ràng, mạch lạc, bài viết còn phải đưa ra được các dẫn chứng tiêu biểu làm sáng tỏ các luận điểm.)

Bài viết gợi ý: