1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Thanh Hải
-
Tên thật: Phạm Bá Ngoãn (1930 – 1980)
-
Quê: Phong Điền – Thừa Thiên Huế
-
Cuộc đời:
-
Hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp
-
Là người có công xây dựng nền văn hóa cách mạng ở Miền Nam trong giai đoạn đầu.
-
-
Sáng tác: “Những đồng chí trung kiên”, “Huế mùa xuân”.
b. Tác phẩm
-
Hoàn cảnh sáng tác: Viết khi ông đang nằm trên giường bệnh.
-
Bố cục: 4 khổ thơ
2. Đọc - hiểu văn bản
Câu 1: Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả). Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cụ của bài thơ.
Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến "mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
Có thể xác định bố cục của bài thơ gồm bốn đoạn:
Khổ đầu (6 dòng thơ): cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
Hai khổ 2, 3 (từ "Mùa xuân người cầm súng" đến "cứ đi lên phía trước"): hình ảnh mùa xuân đất nước.
Hai khổ 4, 5 (từ "Ta làm con chim hót" đến "Dù là khi tóc bạc"): những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước thiên nhiên đất nước.
Khổ thơ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu ca Huế.
Câu 2: Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào?
Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên thể hiện qua các phương diện:
-
Hình ảnh: Những câu thơ đầu mở ra không gian mùa xuân bao la thoáng đãng với bầu trời cao rộng và của dòng sông mêng mang tạo nên một không gian trữ tình nên thơ. Không những thế hình ảnh " Một bông hoa tìm biếc" tạo nên nét chấm phá, thu hút ánh nhìn của con người, trước khung cảnh thiên nhiên rộng mở.
-
Màu sắc: những sắc màu thật tươi tắn màu tím biếc của bông hoa, màu xanh của dòng sông, màu trắng tinh khôi của những giọt sương long lanh. Đó là những sắc màu tràn đầy sức sống của mùa xuân tươi đẹp.
-
Âm thanh: tiếng chim hót thánh thót cao vút như lên tận trời xanh của con chim chiền chiện như phá tan khoảng không gian yên tĩnh ấy. Tiếng chim ấy được tác giả sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác ví thánh thót cao vút như lên tận trời xanh của con chim chiền chiện hóa thành " giọt long lanh". Đây không chỉ là giọt âm thanh mà còn là giọt sương, giọt mưa xuân đang rơi dịu nhẹ.
Vẻ đẹp của đất nước trong hai câu thơ đầu:
Miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân đất nước tác giả sử dụng hình tượng rắt có ý nghĩa "lộc" trên lưng người ra đồng và "lộc" trên lưng người ra trận. Qua đó thể hiện hai nhiệm vụ quan trọng nhất lúc bấy giờ nước chiến đâu bảo vệ tổ quốc ở tiền tuyến và sản xuất xây dựng đất nước ở hậu phương.
-
Lộc trên lưng của người cầm súng: chính là vòng lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ, để che mắt kẻ thù và che mưa che nắng. Những vòng lá ngụy trang ấy còn là biểu tượng cho hoà bình. Bước chân người chiến sĩ đi đến đâu ở đấy quân thù bị đánh tan hoà bình hạnh phúc yên vui lại trở về đến đấy.
-
Lộc trên lưng người ra đồng,Lộc trải dài nương mạ: lộc đó chính là bước chân người nông dân đi đến đâu mùa màng xanh tốt đến đấy “lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương” một màu xanh no ấm.
Cảm xúc của tác giả:
-
Trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên của đất nước, trong lòng tác giả rạo rực một niềm ngất ngây say mê. Âm điệu lời thơ thể hiện sự thân thương trìu mến ơi con chim chiền chiện gọi con chim hay gọi cả mùa xuân đang về, Thanh Hải như đang mở cả lòng mình để đón chào mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước ngày càng tươi đẹp phía trước
Câu 3: Phân tích đoạn thơ “Ta làm con chin hót ........... Dù là khi tóc bạc”
+ Ước nguyện của tác giả (khổ một): Trước không khí khẩn trương của đất nước vào xuân, tác giả bày tỏ suy nghĩ, khát vọng muôn được đóng góp sức lực của mình cho công cuộc dựng xây đất nước.
-Ta làm, ta làm ... điệp ngữ được lặp lại đều đặn trong mỗi dòng thơ, dường như nhà thơ không chỉ nói với mình mà còn muốn nhắn gửi tới mọi người; làm con chim hót để cất lên bản tình ca ngợi ca cuộc sống, ngợi ca mùa xuân tươi đẹp; làm nhành hoa để dâng hương dâng sắc tô điểm cho cuộc đời, những điều đó thật đẹp nhưng không mới.
- Nốt trầm xao xuyến: Đây là cái mới, cái riêng trong sự sáng tạo của Thanh Hải. Nốt trầm không phải là âm thanh lảnh lót cao vút làm cho người nghe dễ nhận biết, mà nó thuộc bè trầm chỉ làm nền cho bản nhạc. Dù là nốt trầm nhưng phải làm xao xuyến lòng người. Nghĩa là đóng góp của mỗi cá nhân so với cái chung tất cả thì thật nhỏ bé, nhưng dù nhỏ bé nhưng phải là nhừng gì tinh tuý nhất, là tinh hoa nhiệt huyết của con người.
+ Tâm niệm của tác giả (khổ hai): Tuổi hai mươi và khi tóc bạc là hai quãng đời đôi lập trái ngược. Tuổi hai muơi trẻ trung tràn đầy nhiệt huyết, còn khi tóc bạc là đã “lão lai tài tận, sức tàn lực kiệt”. Nhưng dù vậy có một điều không bao giờ thay đổi đó là nhiệt tình đốì với cuộc sồng, lòng yêu đời sự say mê.
- Điệp ngữ dù là, dù là biểu hiện sự quyết tâm cao độ, đó là lời tự hứa chân thành sâu sắc của nhà thơ, bài thơ ra đời khi tác giả đang ở trên giường bệnh phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo thì điều đó lại càng đáng quý biết bao.
Câu 4: Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ,... đã được sự dụng như thế nào để tạo được nhạc điệu ấy?
Bài thơ có nhịp điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca. Tác giả đã sử dụng các yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, cách gieo vần, cách sử dụng các điệp từ, điệp ngữ rất hiệu quả:
- Thể thơ năm chữ gắn liền với các điệu dân ca, nhất là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Cách gieo vần liền giữa các khổ thơ cũng tạo nên sự liền mạch cho cảm xúc.
- Hình ảnh tự nhiên giản dị (bông hoa tím, tiếng chim hót, vì sao...) với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát (đất nước như vì sao...).
- Ý thơ xoay quanh hình ảnh mùa xuân, từ mùa xuân của đất trời đến mùa xuân của quê hương đất nước.
- Giọng điệu của bài thơ biến đổi thể hiện tâm trạng của tác giả: vui, say sưa ở đoạn đầu, trầm lắng, thiết tha khi bộc bạch tâm niệm, sôi nổi, tha thiết ở đoạn kết.
Câu 5: Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ? Nêu chủ đề.
-
Nhan dề bài thơ: không chỉ nói đến mùa xuân, mà còn đề cập đến sự đóng góp của mỗi người cho đất nước, thể hiện sự khiêm nhường, trong tính cách của con người.
-
Chủ đề: niềm say mê trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời thể hiện khát vọng được công hiến hết mình để làm đẹp cho mùa xuân của đất nước của tác giả.