Câu chuyện “Đừng làm tổn thương trái tim em bé” quả thực rất xúc động và ý nghĩa biết bao nhiêu. Qua với tình huống kịch tính cũng như những câu chuyện được thắt nút mở nút đã làm cho câu chuyện thêm gây cho người đọc biết bao những ý nghĩa sâu sắc.
Câu truyện kể về một tên cướp ngân hàng mặc dù chưa cướp được gì nhưng đã bắt giữ một đứa bé nhỏ làm con tin. Bắt mọi người phải chuẩn bị cho hắn một số tiền lớn và một chiếc ô tô nếu như không thực hiện hắn sẽ nổ súng giết con tin. Sự việc xảy ra hết sức căn thẳng thì bỗng nhiên cảnh sát cũng đã khống chế được tên cướp. Tên cướp bị bắn kêu lên một tiếng khiến cho đứa bé sợ quá khóc thất thanh. Như một điều mách bảo lương tâm của một tên cướp có ngượng nói lên câu đó chính là “Tốt lắm, diễn tập đến đây là kết thúc!”. Và có thể chính câu nói này gây ra sự hiểu lầm cho một đứ trẻ đó chính là chú bé cứ ngỡ rằng đây quả thực là một buổi diễn tập chứ không phải là sự thật đau thương, và chú suýt nữa thì cũng bị đe dọa cả tính mạng.
Ta có thể thấy đây chính là một tình huống truyện đó chính là có những sự kịch tính, căng thẳng, cách xử lí tình huống đầy tính nhân văn của viên cảnh sát và những người xung quanh để bảo vệ tâm hồn của đứa trẻ. Không muốn cho đứa bé chịu những tổn thương mà người lớn đã gây ra. Đứa bé đã lớn lên với một nhân cách lành lặn, trở thành một người sống có tình nghĩa, hiểu thấu đáo mọi chuyện. Và đây chính là câu chuyện đem đến cho chúng ta thông điệp: không được gây nên những nỗi đau, những tổn thương cho những tâm hồn trẻ nhỏ, phải nâng niu, che chở, tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho trẻ thơ, thức tỉnh mỗi người về một lối sống, một cách nghĩ nhân văn đó chính là thông điệp, bạn đừng làm tổn thương trái tim em bé.
Đầu tiên ta phải hiểu được việc là làm tổn thương là gây nên những nỗi đau cho người khác về cả thể xác lẫn tinh thần. Dường như ở đây ta dường như cũng đã nhấn mạnh những nỗi đau về tinh thần của trẻ nhỏ. Đặc biệt hơn hết đó chính là mệnh đề là một thông điệp kêu gọi mọi người hãy suy nghĩ và có những hành động đúng đắn khi ứng xử với trẻ thơ đó chính là đừng gây nên những vết thương trong tâm hồn trẻ nhỏ, hãy biết nâng niu và trân trọng, che chở và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ thơ hình thành và phát triển nhân cách. Bởi vì sao vấn đề này lại được nêu ra và quan trọng? Bác Hồ đã từng nói “trẻ em như búp trên cành” chính vì vậy hãy biết quan tâm các em, và nhất là ở trẻ nhỏ những hành động của người lớn thường gây những tác động về nhân cách sau này của các em. Cho nên câu chuyện trên càng xúc động đó chính là đã “nói dối” cậu bé để trấn an cậu bé. Không muốn cậu bé từ nhỏ đã có những định hướng sai lệch mà người lớn vô tình gây ra cho cậu bé.
Câu chuyện như đặt ra thông điệp đó chính là không được làm tổn thương trái tim em bé. Và vì sao điều này lại không được? Ta có thể trả lời đó chính là vì tâm hồn trẻ thơ trong sáng, hồn nhiên và dễ bị ám ảnh, dễ bị làm tổn thương chính vì vậy mọi hành động của người lớn cần phải để ý hơn. Khi có một tâm hồn lành lặn, trẻ thơ sẽ phát triển và có nhân cách lành lặn. Và có thể nói chúng ta phải biết nâng niu trân trọng bảo vệ tâm hồn trẻ thơ là thái độ và hành động nhân văn cần có trong cuộc sống. Nó là thước đo sự phát triển và sự văn minh của một cộng đồng xã hội. Và có thể nói rằng việc làm tổn thương trái tim em bé sẽ gây nên những hậu quả khôn lường sau này, đó là những hậu quả xấu. Đặc biệt là khi tâm hồn bị tổn thương, những đứa trẻ sẽ bị ám ảnh suốt những năm tháng tuổi thơ. Làm cho trẻ thơ bị ám ảnh bởi những điều không tốt là tỗi lỗi của người lớn bởi trẻ thơ có quyền được chăm, nâng niu biết bao nhiêu. Khi mà chính tâm hồn bị tổn thương, những đứa trẻ lớn lên sẽ dễ gây tổn thương cho người khác bởi đây là một quy luật tâm lý. Ta như có thể thấy được những tâm hồn bị tổn thương ngay từ khi còn nhỏ sẽ là mầm mống cho sự phát triển lệch lạc về nhân cách khi trưởng thành. Và chắc chắn đứa trẻ lớn lên sẽ khó hoàn thiện nhân cách thậm chí trở thành mối nguy hại cho xã hội
Khi mà chúng ta trót làm tổn thương trái tim em bé sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội. Bởi, có lẽ rằng chính trẻ em là tương lai của đất nước, là mùa xuân của xã hội. Cho nên để các em phát triển toàn bộ nhân cách cũng như phát triển một cách tốt nhất, không muốn các em bị ảnh hưởng về những tác động xấu từ môi trường bên ngoài mà do chính thế hệ trước gây ra.
Qua câu chuyện cũng như thực tế cuộc sống ta cần phải phê phán những thái độ, hành động ngược đãi trẻ thơ, làm tổn thương tâm hồn trẻ thơ. Có thể nói rằng chính hiện tượng này đang diễn ra ngày càng phổ biến và nhức nhối trong xã hội ngày nay. Có thể thấy dường như không làm tổn thương trái tim em bé không đồng nghĩa với việc quá bao bọc, che chở trẻ thơ vì như vậy sẽ tạo ra tâm lí ỷ lại, dựa dẫm, khiến cho tâm hồn của trẻ thơ không phát triển một cách vững vàng, tự lập…
Bài học gửi gắm ta thấy được ở câu truyện này đó chính là thái độ trân trọng nâng niu biết ơn những gì mà người khác đã làm cho mình và như cũng là để mình có một tâm hồn lành lặn trong những năm tháng tuổi thơ.
Dường như chính chúng ta có thể hiểu, cảm thông với những nỗi đau của những tâm hồn trẻ thơ bị tổn thương. Và cũng từ đó bồi đắp cho mình những tình cảm nhân văn để có nhận thức đúng, ta như cũng thấy được chính cái thái độ đúng và có những hành động nhân văn trong cuộc sống.
Trẻ em cần phải được nâng niu và dạy dỗ, nhất là ở lứa tuổi này những tác động của người lớn thường ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của các em. Vì vậy thông điệp “Đừng làm tổn thương trái tim em bé” không chỉ ở trong câu chuyện mà đó hệt như cuộc sống, và đó chính là thông điệp từ cuộc sống gửi cho tất cả chúng ta.