Chuyên đề:  NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT CÁC CHẤT

  1. Dạng 1: Nhận biết, phân biệt các chất dựa vào tính chất vật lý.

Phương pháp: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý như: màu, mùi, vị, tính tan trong nước…Trong đó khi nhận biết phải căn cứ vào tính chất vật lý đặc trưng của từng chất.

Bảng: Đặc điểm, tính chất vật lý đặc trưng của một số chất.

Chất vô cơ:

Chất

Đặc điểm

H2

Không màu, không mùi

Cl2

Màu vàng lục, mùi hắc xốc

HCl (khí)

Không màu, mùi hắc xốc

H2S (khí)

Không màu, mùi trứng thối

SO2

Không màu, mùi hắc xốc

CO2

Không màu, không mùi

NH3

Không màu, mùi khai

NO2

 Màu nâu đỏ, mùi hắc xốc

NO

Không màu

O2

Không màu, không mùi, duy trì sự cháy

O3

Không màu, mùi hắc xốc

H2O(hơi)

Không màu, không mùi

CO

Không màu, không mùi

N2

Không màu, không duy trì sự cháy

axit HCl

Không màu

axit H2SO4

Không màu

axit HNO3

Không màu

 

Chất hữu cơ

Chất

Đặc điểm

CH4

Khí, không màu, không mùi

CH2=CH2

Khí, không màu, không mùi

       

Khí, không màu, không mùi

C6H6

Lỏng, không tan trong nước

C2H5-OH

Lỏng, tan vô hạn trong nước

CH3COOH

Lỏng, không màu, mùi giấm

Glucozơ

Rắn, màu trắng tan trong nước

Tinh  bột

Rắn, màu trắng không tan trong nước

Chất béo

Nhẹ hơn nước, không tan trong nước

BÀI TẬP MẪU

Bài 1: Dựa vào tính chất vật lý hãy phân biệt các chất khí gồm: H2, Cl2, H2S đựng trong các bình mất nhãn bằng thuỷ tinh trong suốt.

Bài giải: Từ các bình đựng các chất khí trên ta dễ dàng nhận được bình chứa khí clo vì nó có màu vàng lục.

- Hai bình còn lại mở nắp bình, phẩy tay bình nào có mùi trứng thối thì bình đó là khí H2S

- Bình còn lại chính là bình chứa khí H2

Bài 2: Dựa vào tính chất vật lý hãy phân biệt các bình chứa các chất bột màu trắng mất nhãn gồm muối ăn, đường cát, tinh bột.

Bài giải:  Trích mỗi bình một ít chất bột làm mẫu thử rồi hoà các mẫu thử vào nước. Thấy mẫu thử nào không tan đó chính là tinh bột.

- Hai bình còn lại, lấy một ít mẫu thử nếm, nếu mẫu thử nào có vị ngọt đó chính là bình chứa đường cát, mẫu thử nào có vị mặn đó chính là bình chứa muối.

Chú ý: (Đối với các chất thử dùng khứu giác, vị giác phải là những chất chỉ định không độc hại và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người).

Bài 3: Dựa vào tính chất vật lý hãy nhận biết 3 bình chứa 3 chất bột kim loại đều có màu trắng bạc bị mất nhãn gồm Fe, Al, Ag.

Bài giải: Trích mỗi bình một ít làm mẫu thử

- Dùng nam châm đưa vào các mẫu thử, thấy mẫu thử nào bột kim loại bị nam châm hút đó là Fe.

- Lấy 2 mẫu thử còn lại với thể tích như nhau, đem cân thấy mẫu thử nào có khối lượng nhẹ hơn đó là Al, mẫu thử nào có khối lượng nặng hơn đó là Ag.

2. Dạng 2: Nhận biết, phân biệt các chất dựa vào tính chất hoá học.

Phương pháp giải:  Dùng phản ứng đặc trưng của chất - là những phản ứng khi xảy ra có kèm những dấu hiệu mà giác quan chúng ta biết được (kết tủa, sủi bọt khí, thay đổi màu sắc, toả nhiệt..)

* Cần phân biệt sự khác nhau giữa nhận biếtphân biệt các chất.

- Để phân biệt các chất A,B,C,D chỉ cần nhận ra các chất A, B,C chất còn lại đương nhiên là D

- Để nhận biết A, B,C,D cần phải xác định tất cả các chất, không bỏ chất nào. Vì còn một chất mà không qua kiểm chứng chưa chắc đã nhận biết được đó là chất gì.

* Trong nhận biếtphân biệt cần xác định rõ:

- Chất cần xác định hay phân bịêt (có thể đựng riêng trong từng lọ, nằm chung trong cùng một hỗn hợp hay dung dịch)

- Thuốc thử (chất cần dùng để nhận biết) có các tổng hợp sau:

+ Tùy chọn thuốc thử

+ Dùng thuốc thử hạn chế (số lượng thuốc thử, loại thốc thử)

+ Không dùng thêm thuốc thử (dùng ngay các chất cần nhận biết làm thuốc thử).

*/Các bước trình bày bài giải:

Bước 1: Dùng mẫu thử các chất để tiến hành thí nghiệm.

Bước 2: Lựa chọn thuốc thử.

Bước 3: Cho thuốc thử lần lượt vào tất cả các chất cần nhận biết, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng xảy ra) và kết luận đã nhận biết được chất nào. Tiếp tục như vậy đối với thuốc thử khác cho chất còn lại đến khi xác định hết các chất.

Bước 4: Viết phương trình phản ứng đã dùng (có thể thực hiện xen kẽ bước 3 và bước 4).

Bảng: Một số thuốc thử.

Chất  vô cơ

Chất hữu cơ

 

BÀI TẬP MẪU

*Trường hợp 1:  Thuốc thử không hạn chế.

Bài 1: Có 4 ống nghiệm đựng 4 chất lỏng: H2SO4, HCl, HNO3, H2O bị mất nhãn. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết chúng.

Bài giải:

Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử, dùng quỳ tím nhúng vào các chất lỏng, chất nào không làm đổi màu quỳ tím thì đó là H2O.

- Dùng thuốc thử AgNO3 nhỏ vào 3 mẫu thử còn lại. Mẫu thử nào nào xuất hiện chất kết tủa màu trắng thì đó là ống nghiệm chứa HCl do có phản ứng:

  HCl  + AgNO3  -> AgCl¯  +HNO3 

- Hai mẫu thử còn lại ta dùng thuốc thử BaCl2 nhỏ vào các mẫu thử. Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng thì đó là H2SO4 do có phản ứng.

H2SO4  + BaCl2    ->   BaSO4¯    +   2HCl

- Ống nghiệm còn lại chứa HNO3.

Bài 2: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 4 lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: NaOH, HCl, NaCl, NH4Cl.

Bài giải:  Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử

          - Dùng quỳ tím nhúng vào các nmẫu thử thấy mẫu thử nào làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì đó là HCl. Mẫu thử nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh thì đó là dung dịch NaOH.

          - Hai mẫu thử còn lại dùng thuốc thử NaOH nhỏ vào. Nếu mẫu thử nào có khí bay ra, mùi khai thì đó là dung dịch NH4Cl do có phản ứng:

          NaOH + NH4Cl    ->   NaCl  + NH3­   + H2O

          Mẫu thử còn lại là dung dịch NaCl

Bài 3: Hãy phân biệt các chất trong những cặp sau đây:

          a. SO2 và CO2

          b. Dung dịch AlCl3 và ZnCl2

            c. C2H4  và C2H2 (chỉ được dùng nước Brôm).

Bài giải:

          a. Dẫn lần lượt từng khí qua dung dịch brom. Khí làm mất màu nâu đỏ của nước brom là SO2, không làm mất màu hay nhạt màu nước brom là CO2.

          SO2 + Br2   + H2O    ->     2HBr   + H2SO4

          b. Cho dung dịch NH3 vào mẫu thử từng chất cho đến dư.

          - Nếu có kết tủa không tan trong NH3 dư là AlCl3

          AlCl3  +3NH3  + 3H2O   ->    Al(OH)3¯   +  3NH4Cl

          - Nếu có kết tủa sau đó tan trong NH3 dư là ZnCl2

            ZnCl2  + 2NH3 +  2H­2O   ->    Zn(OH)2¯   + 3NH4Cl

          Zn(OH)2   +4NH3      ->    Zn(NH3)4(OH)2 (tan)

            c. Lấy những thể tích bằng nhau của mỗi khí để làm thí nghiệm:

          - Dẫn từng khí vào hai ống nghiệm đựng những thể tích như nhau của cùng một dung dịch brom (lấy dư).

          - Khí nào làm nước brom nhạt màu nhiều là C2H2, làm nhạt màu ít là C2H4

            C2H2   +2Br2  ->   C2H2Br4

          C2H4    + Br2   ->   C2H4Br2

          * Trường hợp 2: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất

          Phương pháp: Dùng một thuốc thử duy nhất để tìm ra một lọ trong số các lọ đã cho. Dùng lọ tìm được làm thuốc thử cho các lọ còn lại.

          BÀI TẬP MẪU:

          Bài 4: Có 4 lọ hóa chất bị mất nhãn chứa các dung dịch sau: HCl, Na­2CO3, AgNO3, BaCl2. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch đó.

          Bài giải:

          Nhúng giấy quỳ tím vào các lọ trên, loại nào làm giấy quỳ tím hóa đỏ đó là lọ chứa HCl.

          - Các lọ còn lại trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử rồi cho phản ứng với dung dịch HCl và tìm được kết quả cho bởi bảng sau:

-

Na­2CO3

AgNO3

BaCl2

HCl

CO2­

AgCl¯

-

{(-) không phản ứng}

          Qua bảng cho ta thấy:

          - Mẫu thử nào xuất hiện bọt khí đó là Na­2CO3 do có phản ứng:

          Na2CO3   + 2HCl  ->   2NaCl   + H2O  + CO2­

          - Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng thì đó là AgNO3 do có phản ứng:

          AgNO3  + HCl    ->     AgCl¯     + HNO3

          - Mẫu thử còn lại không phản ứng là BaCl2

          Bài 5: Chỉ dùng một hóa chất duy nhất hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: H2SO4. Na2SO4, Na2CO3, MgSO4 bằng phương pháp hóa học.

          Bài giải: Lấy mỗi lọ một ít làm mẫu thử đựng riêng biệt ra từng ống nghiệm. Sau đó dùng thuốc thử là axit HCl nhỏ vào các mẫu thử.

          - Mẫu thử nào xuất hiện bọt khí và có khí thoát ra thì đó là Na2CO3 do có phản ứng:

          Na2CO3  + 2HCl   ->    NaCl   +CO2  + H2O

          Sau đó dùng Na2CO3 nhỏ vào các mẫu thử còn lại, thấy mẫu thử nào xuất hiện bọt khí và có khí thoát ra thì đó là H2SO4 do có phản ứng:

          H2SO4  + Na2CO3   ->   Na2SO4     + H2O  + CO2­

          - Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng thì đó là MgSO4 do có phản ứng:

          MgSO4  + Na2CO3    ->   Na2SO4   + MgCO3¯

          - Mẫu thử còn lại chính là Na2SO4

          Bài 6: Cho 4 lọ dung dịch NaCl, CuSO4, MgCl2, NaOH. chỉ dùng phenolphtalêin làm thế nào để nhận biết chúng.

          Bài giải: Lấy mỗi lọ một ít làm mẫu thử, đựng riêng biệt ra từng ống nghiệm.

          Sau đó nhỏ phenolphtalêin lần lượt vào các mẫu thử, mẫu thử nào làm cho phenolphtalêin hoá thành mầu hồng thì đó là NaOH. Dùng NaOH (vừa tìm được) cho phản ứng với 3 dung dịch còn lại:

          - Mẫu thử nào thấy xuất hiện kết tủa màu xanh thì đó là CuSO4 do có Phản ứng:

          CuSO4  + 2 NaOH   ->   Cu(OH)2¯    +Na2SO4  

          - Mẫu thử nào thấy xuất hiện kết tủa mầu trắng thì đó là MgCl2 do có Phản ứng:

          MgCl2  + 2NaOH   ->   Mg(OH)2¯   + 2NaCl

          - Mẫu thử còn lại không thấy hiện tượng gì thì đó là NaCl.

          * Trường hợp 3: Không dùng bất kỳ thuốc thử nào khác

          Phương pháp giải:

          + Phải lấy từng chất cho phản ứng với nhau

          + Kẻ bảng phản ứng dựa vào dấu hiệu phản ứng để so sánh và kết luận.

          BÀI TẬP MẪU

          Bài 7: Không dùng thêm hoá chất nào khác hãy nhận biết 4 lọ hoá chất mất nhãn chưa các dung dịch sau:

          BaCl2, H2SO4, Na2CO3 và ZnCl2.

          Bài giải: Trích mỗi lọ ra làm các mẫu thử khác nhau rồi lần lượt cho mẫu thử này lần lượt phản ứng với các mẫu thử còn lại ta được kết quả cho bởi bảng sau:

 

BaCl2

H2SO4

Na2CO3

ZnCl2

BaCl2

 

BaSO4¯

BaCO3¯

-

H2SO4

BaSO4¯

 

CO2­

-

Na2CO3

BaCO3¯

CO2­

 

ZnCO3¯

ZnCl2

-

-

ZnCO3¯

 

                  {(-) không phản ứng hoặc không có hiện tượng gì}

          Qua bảng ta nhận thấy:

          - Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại chỉ có 2 kết tủa thì mẫu thử đó là BaCl2.

                - Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại cho kết quả là 2 chất kết tủa và một chất khí bay hơi đó là Na2CO3.

          - Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại chỉ cho kết tủa  là một chất kết tủa và một chất khí bay hơi thì đó là H2SO4.

          - Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại mà chỉ cho một kết tủa duy nhất thì đó là ZnCl2.

          Các phương trình phản ứng:

ZnCl2  + Na2CO3      ->      2NaCl    + ZnCO3¯

BaCl2  +      H2SO4      ->      BaSO4¯    + 2HCl

Na2CO3  +  H2SO4     ->      NaSO4   +H2O   + CO2­

Na2CO3   +BaCl2      ->       2NaCl     + BaCO3¯

Bài 8: Không dùng thêm hoá chất nào khác hãy nhận biết 3 ống nghiệm bị mất nhãn chứa cac dung dịch sau: HCl, K2CO3 và Ba(NO3)2

Bài giải: Trích mỗi ống nghiệm một ít làm mẫu thử rồi cho lần lượt các mẫu thử phản ứng với nhau ta được kết quả cho bởi bảng sau:

 

 

HCl

K2CO3

Ba(NO3)2

HCl

-

CO2­

-

K2CO3

CO2­

-

BaCO3¯

Ba(NO3)2

-

BaCO3¯

-

          Qua bảng ta thấy:

          - Mẫu thử nào phản ứng với hai mẫu thử còn lại cho một chất khí đó là dung dịch HCl.

          - Mẫu thử nào phản ứng với hai mẫu thử còn lại xuất hiện một chất kết tủa, một chất khí bay hơi đó là K2CO3.

          - Mẫu thử nào phản ứng với hai mẫu thử còn lại xuất hiện một kết tủa đó là Ba(NO3)2.

          Các phương trình phản ứng xảy ra:

          2HCl   + K2CO3     ->     2KCl  + H2O    + CO2­

          K2CO3   + Ba(NO3)2    ->     2 KNO3   + BaCO3¯

 

          LUYỆN TẬP

Bài 1: Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: Không khí, oxi và khí H2. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận biết được 3 chất khí đó ?

Bài 2: Dựa vào tính chất vật lý, hãy phân biệt các chất chứa trong các lọ mất nhãn sau:

          a. Bột sắt, bột lưu huỳnh và bột đồng oxit

          b. Khí CO2, khí H2S  và khí NH3

Bài 3: Có 4 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: Không khí, Oxi, Hiđro, CO2 bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các khí trên.

Bài 4: Có 3 chất rắn: Na2SO4, NaCl, Na2SO3 làm thế nào để phân biệt chúng

Bài 5: Phân biệt các chất chứa trong các lọ bị mất nhãn bằng phương pháp hoá học mà chỉ dùng một hoá chất duy nhất.

a. Na2SO3, BaCl2, H2SO4

b. Fe, Cu, Au, CuO

c. H2SO4, Ba(NO3)2, KCl, Na2S

d. HCl, NaOH, AgNO3, CuSO4

 Bài 6: Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt các chất sau:

a. Na2SO3, NaOH, HCl, Ba(OH)2

b.  H2SO4 , NaOH, BaCl2, (NH4)2SO4

c. HCl, AgNO3, Na2SO3, CaCl2

 Bài 7: Không dùng thêm hoá chất nào khác, hãy phân biệt các bình mất nhãn chứa các chất sau:

a. Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2, NaOH

b. HCl, K2CO3, FeCl2, AgNO3

Bài viết gợi ý: