Hướng dẫn

1. Mở bài

– Giới thiệu một vài nét về phong cách nổi bật của hai nhà thơ Nguyễn Bính và Xuân Diệu, khẳng định họ rất khác nhau nhưng đều là các nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới.

– Điều đó có thể thấy rõ qua việc phân tích hai đoạn thơ cùng viết về một đề tài quen thuộc: tương tư.

2. Thân bài

– Điểm giống nhau giữa hai đoạn thơ:

+ Cùng viết về một đề tài rất thơ mới: tương tư – một trạng thái tình cảm thường xuất hiện khi người ta đang yêu.

+ Nội dung cảm xúc: thể hiện nỗi nhớ da diết, mãnh liệt của chủ thể trữ tình – những chàng trai đa tình, sống hết mình cho tình yêu.

– Sự khác nhau:

+ Về nội dung: Cùng thé hiện nỗi nhớ da diết trong tình yêu nhưng nỗi nhớ trong đoạn thơ của Nguyễn Bính mang nặng nỗi niềm trăn trở, băn khoăn. Tình cảm được thể hiện một cách tế nhị, kín đáo, chủ yếu là tỏ tình, ướm hỏi với bao khát khao, mong ước. Đây là nỗi tương tư một phía, vào thời điểm mới bắt đầu của một tình yêu mang đậm màu sắc dân gian.

Trạng thái tương tư được thể hiện trong đoạn thơ của Xuân Diệu sôi nổi, mãnh liệt, dâng trào. Tác giả công khai thể hiện nỗi nhớ cháy bỏng, da diết và khát khao được gần gũi, sẻ chia với người mình yêu. Đây là trạng thái tương tư của một tình yêu rất "hiện đại".

+ Về hình thức: cần làm nổi bật cách thể hiện rất khác nhau của hai nhà thơ khi bộc lộ trạng thái tương tư. Có thể so sánh trên nhiều bình diện hình thức: thể thơ, thi liệu, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, tu từ,… Chẳng hạn, về nhịp điệu thơ, có thểnhận ra những câu thơ của Nguyễn Bính nhẹ nhàng, sâu lắng, da diết một nỗi nhớ dường như đang cố nén lại trong lòng; còn những câu thơ của Xuân Diệu lại gấp gáp, dồn dập như muốn phơi bày tất cả nỗi lòng mình một cách cuồng nhiệt nhất.

HS cần chú ý chỉ ra sự phù hợp của hình thức đối với việc biểu đạt nội dung vừa nêu ở trên. Tránh việc chỉ nêu ra những hình thức thể hiện khác nhau nhưng không thấy vai trò và tác dụng của chúng.

3. Kết bài

– Đánh giá, bình luận: Nguyễn Bính và Xuân Diệu là những nhà thơ lớn và qua hai đoạn thơ, có thể thấy rất rõ dấu ấn phong cách của mỗi người.

– Nêu bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Có được một giọng điệu riêng, một phong cách độc đáo là hết sức khó khãn và không phải nhà thơ nào cũng làm được, nhưng đó là yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật và xét ở khía cạnh này, Xuân Diệu và Nguyễn Bính đã rất thành công.

Bài viết gợi ý: