Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng là hai nhà văn cùng một giai đoạn văn học. Vấn đề trọng tâm của câu hỏi là: Thông qua hai văn bản cụ thể, thấy được sự khác nhau trong phong cách thể hiện của mỗi nhà văn, đồng thời phải chứng minh họ đều là nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo. Cần lưu ý rằng câu nhận xét được trích dẫn là kiểu mệnh đề chính phụ nên luận điểm chính thuộc về vế sau của câu trích: họ đều là những nhà văn nhân đạo chủ nghĩa. Như thế, nội dung phần thân bài phải có hai luận điểm lớn: qua hai tác phẩm thấy phong cách văn xuôi của Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng rất khác nhau (luận điểm phụ) ; cũng qua hai tác phẩm cho thấy họ đều là những nhà văn nhân đạo chủ nghĩa (luận điểm chính).
Về cấu trúc ý, bài viết có thể nêu và xây dựng theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên hệ thống ý cần hợp lí và thể hiện được lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.
Sau đây là một cách triển khai ý để HS tham khảo:
1. Mở bài
Có thể giới thiệu khái quát về phong cách nổi bật của Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng và nêu nhận xét: Họ rất khác nhau nhưng đều là những nhà văn nhân đạo chủ nghĩa. Điều đó có thể thấy rõ qua việc phân tích truyện Hai đứa trẻ và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
2. Thân bài
Cần nêu được hai luận điểm sau:
a) Những nét khác biệt trong phong cách hai nhà văn
Phân tích sự khác biệt qua hai tác phẩm từ các tiêu chí sau:
b) Họ đều là những nhà văn nhân đạo chủ nghĩa
– HS trình bày cách hiểu củả mình về chủ nghĩa nhân đạo:
+ Chủ nghĩa nhân đạo là gì?
+ Thế nào là một nhà văn nhân đạo chủ nghĩa?
+ Chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện trong tác phẩm văn học trên những bình diện nào?
– Phân tích và chứng minh Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng đểu là những nhà văn nhân đạo chủ nghĩa: HS căn cứ vào các đặc điểm và sự thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm văn học nêu ở phần trên, từ đó phân tích hai văn bản để chỉ ra hai tác phẩm đều hàm chứa các đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo trong vãn học.
3. Kết bài
– Qua hai tác phẩm Hai đứa trẻ và Hạnh phúc của một tang gia có thể thấy rất rõ dấu ấn phong cách riêng cũng như những điểm chung của hai nhà văn Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng.
– Bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Có được một giọng điệu riêng, một phong cách độc đáo là rất khó nhưng đó là điều kiện và yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật. Muốn có được giọng điệu và phong cách riêng cần có cách cảm và đặc biệt là cách thể hiện riêng đặc sắc. Tuy nhiên, cái gốc của nhà văn vẫn là tấm lòng bởi "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" (Nguyễn Du). Vì thế, trên hết và trước hết, nhà văn phải viết vì cuộc đời, vì con người, phải là nhà văn-nhân đạo chủ nghĩa, cho dù cách viết có khác nhau.