Hướng dẫn

1. Mở bài

– Giới thiệu về Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước (trường ca Mặt đường khái vọng).

– Nêu vấn đề: Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện rõ nét và sâu sắc trong phần thứ hai của đoạn trích Đất Nước.

2. Thân bài

– Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong phần sau của đoạn trích Đất Nước đã được thể hiện một cách khá tập trung, sâu sắc qua hệ thống "lập luận" bằng kết cấu, hệ thống hình ảnh, suy tưởng của tác giả cũng như giọng điệu thơ.

+ Về nội dung cảm hứng: Có thể thấy rõ tác giả có ý thức xây dựng một hệ thống lập luận nhằm chứng minh cho tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. Chẳng hạn: Hãy nhìn vào thiên nhiên sông núi để thấy đất nước do nhân dân hoá thân mà thành (Những người vợ nhớ chổng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu – Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái – Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại – Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương – Những con rồng nằm im góp dòhg sông xanh thẳm – Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên – Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh – Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm – Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi – Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha – Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy – Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…), nhìn vào lịch sử để thấy đất nước do nhân dân (cá'c anh hùng hữu danh và vô danh) bao đời nay gây dựng nên (Em ơi em -Hãy nhìn rất xa – Vào bốn nghìn năm Đất Nước…)', nhìn vào văn hoá (vật chất và tinh thần) để thấy đất nước do nhân dân sáng tạo, hun đúc nên (Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng – Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi – Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói -Họ gánh theo tên xã, tên là nọ trong mỗi chuyến di dân – Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái – Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm – Có nội thù thì vùng lên đánh bại -ĐểĐất Nước này là Đất Nước Nhân dân -Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại – Dạy anh biết "yêu em từ thuở trong nôi" – Biết quýcông cầm vàng những ngày lặn lội – Biết trồng tre đợi ngày thành gậy – Đi trả thù mà không sợ dài lâu).

+ Về chất liệu nghệ thuật: Có thể thấy tác giả rất có ý thức và cũng rất khéo léo trong việc khai thác vốn văn hoá nghệ thuật của nhân dân: tục ngữ, ca dao, truyện cổ, tập quán dân gian, lời ăn tiếng nói của nhân dân,…

– Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong phần sau của đoạn trích Đất Nước là một phát hiện đồng thời là một đóng góp có giá trị của Nguyễn Khoa Điềm cả vềquan niệm và cách thể hiện. Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân là một nhận thức đã thấm sâu, chi phối mạnh mẽ mọi khía cạnh và làm nên một nét đặc trưng của cảm hứng về đất nước trong văn học Việt Nam hiện đại.

3. Kết bài

Cảm nhận, ấn tượng riêng của cá nhân về đoạn trích.

Bài viết gợi ý: