NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM TRONG TÁC PHẨM “TỪ ẤY”

Tố Hữu

I. VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM VỀ NỘI DUNG:

1. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng (khổ thơ đầu)

- Lí tưởng cách mạng đem đến nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn:

    + Lí tưởng như ánh sáng rực rỡ, chơi chang: nắng hạ (giây phút đầu bắt gặp lí tưởng choáng ngợp, ngất ngây)

    + Nguồn sáng lí tưởng là mặt trời chân lí, không những soi sáng trí tuệ mà còn soi sáng cả tâm hồn, tình cảm: “Mặt trời chân lí chói qua tim”

- Niềm vui sướng vô hạn khi buổi đầu đến với lí tưởng cách mạng:

    + Đón nhận lí tưởng cách mạng như cỏ cây, hoa lá đón ánh mặt trời: Tâm hồn nhà thơ như mảnh vườn tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, những âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót (khu vườn mà tác giả khắc hoạ là hình ảnh thế giới nội tâm đang đến độ tột cùng của cảm giác vui say, ngây ngất)

    + Niềm vui được nhân lên gấp đôi: Lí tưởng đem đến sức sống mới cho tâm hồn và cùng mở ra một thế giới nghệ thuật mới cho thơ ca (khai sinh cuộc đời mới, đồng thời khai sinh hồn thơ mới)

2. Tác dụng kì diệu của lí tưởng (hai khổ thơ còn lại)

a) Lí tưởng đem đến sự nhận thức mới về lẽ sống (khổ thơ hai)

- Sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi riêngcái ta chung: tự nguyện gắn bó với cuộc đời chung (“buộc” là sự gắn kết tự nguyện; “trăm nơi” là từ chỉ không gian, là một hoan dụ để chỉ mọi người sống ở khắp nơi)

- Đến với cái ta chung để tìm tới sự đồng cảm, sẻ chia: từ “trang trải” diễn tả tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo khả năng đồng cảm sâu xa. Tình yêu thương hướng tới những con người lao động nghèo khổ: “Để hồn tôi với bao hồn khổ”

- Đến với cái ta chung còn là để tạo ra sức mạnh đoàn kết trong đấu tranh xoá bỏ áp bức, bất công (“khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ khối người đông đảo, đoàn kết chặt chẽ, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung). Cái tôi hoà vào cái ta, cá nhân hoà vào tập thể có chung lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người được nhân lên gấp bội.

b) Lí tưởng đem đến sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm (khổ thơ cuối)

- Vượt qua những tình cảm cá nhân ích kỉ để có được những tình cảm bao la, rộng lớn: Quần chúng nhân dân, những người lao động nghèo khổ đã trở thành gia đình ruột thịt, đầm ấm thân thiết (Nhà thơ tự thấy mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ: là con của vạn nhà, là em của vạn kiếp phôi pha, là anh của vạn đầu em nhỏ)

- Chính vì những kiếp phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ mà Tố Hữu đã hăng say hoạt động cách mạng và sáng tác thơ ca

II. VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM VỀ NGHỆ THUẬT:

- Niềm vui sướng, say mê của nhân vật trữ tình được diễn tả qua hình ảnh, từ ngữ, nhịp điệu, vần điệu câu thơ

1. Hình ảnh

- Hình ảnh tươi sáng (nắng hạ), đầy sức sống (hoa lá đầy hương sắc, tiếng chim rộn rã)

- Tạo dựng hình ảnh nghệ thuật ẩn dụ: “mặt trời chân lí”, nghệ thuật so sánh: “Hồn tôi là một vườn hoa lá”

2. Từ ngữ

- Từ ngữ chỉ sự choang ngợp (bùng, chói), sự nhộn nhị, tưng bừng (rộn tiếng chim)

3. Nhịp điệu, vần điệu câu thơ

- Nhịp điệu, vần điệu câu thơ được tạo bởi:

    + Điệp từ, điệp cấu trúc câu: “Để…”, “là con…”, “Là em…”, “Là anh…” thể hiện sự say mê, nhiệt thành

    + Hệ thống vần cuối có sức ngân vang: chủ yếu là âm tiết mở (hạ, lá, người, nơi, đời, nhà, pha).

Bài viết gợi ý: