Phân tích

BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT

(“Sa hành đoản ca” - Cao Bá Quát)

 

1. Lý thuyết

1.1. Tác giả

Cao Bá Quát (1808 - 1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Ông đã mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn.

- Ông là một nhà thơ tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là Thánh Quát. Thơ văn của ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX.

1.2. Tác phẩm

- “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một trong khá nhiều sáng tác của Cao Bá Quát thể hiện tâm tư, tình cảm của ông trước thực tế của xã hội Việt Nam giai đoạn giữa thế kỉ XIX.

- Bài thơ được sáng tác trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị. Nhà thơ mượn hình ảnh của người đi khó nhọc trên bãi cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét mà ông buộc phải theo đuổi cũng như sự bế tắc của xã hội nhà Nguyễn.

- Bài thơ viết theo thể hành. Đây là thể thơ cổ, có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật bằng trắc, vần điệu.

1.3. Đọc hiểu văn bản

1.3.1. Hình ảnh và tâm trạng của con người đi trên bãi cát (4 câu thơ đầu)

a. Hình ảnh con đường đi:

“Trường sa phục trường sa

Nhất bộ nhất hồi khước”

Dịch thơ:

“Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.”

- Điệp từ: “trường sa”, “bãi cát”, “bước

=> Hình ảnh tả thực hình ảnh con đường gian khổ, một không gian khó khăn, dài miên man, mênh mông, “lại” không biết bao giờ mới đi đến đích cuối. Hình ảnh hiện lên làm ta hình dung khi chúng ta đi trên cát rất khó khăn, dễ vấp té, chẳng giống như những con đường ta vẫn thường đi. Đi trên cát đòi hỏi ta phải vững, thăng bằng không được buông xuôi. Trên con đường cát dài thăm thẳm ấy, con người trở nên thật bé nhỏ, đường dài rộng lớn, mờ mịt, không thể xác định được phương hướng, bốn bên chỉ toàn là cát và cát.

=> Theo như tưởng tượng của nhà thơ, ông xem đó không phải là con đường thực mà là con đường danh lợi xa xôi, con đường để tìm về cái đích sống, chân lí của cuộc đời. Con người phải kiên trì, vượt qua biết bao nhiêu gian truân thử thách, gian khổ để tìm được bến bờ thực sự mình muốn đến.

b. Hình ảnh con người đi trên bãi cát:

“Nhật nhập hành vị dĩ,

Khách tử lệ giao lạc”

Dịch thơ:

“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.”

Trên bãi cát ấy, hình ảnh con người hiện lên trên bãi cát dài thật nhỏ bé, đầy mệt mỏi, mất phương hướng. Tác giả lẻ loi, cô độc giữa bầu trời cao rộng, một mình biết, một mình hay. Bước chân ấy trở nên nặng nề, khó khăn, chậm chạm dần, cái thách thức trên con đường đã làm chùn bước chân lữ khách. Mặt trời đã lặn, trời sắp tối nhưng con người vẫn phải tiếp tục đi, không thể nào dừng lại được. Ta thấy được những nỗi chán ngán, bất lực, ngán ngẩm, bất mãn trước thời cuộc, “nước mắt rơi” khi đã quá mệt mỏi, quá sức chịu đựng. Tác giả dường như cảm nhận được rằng mình đang hành hạ chính thân xác bé nhỏ này, áp nó phải chịu bao gian khổ để theo đuổi con đường lợi danh.

Tác giả rãi những bước chân mệt mỏi trên bãi cát mênh mông, bao la với tâm trạng đầy ai oán, khó chịu, lo âu, suy tư vì con đường mình đang đi, sao chông gai quá, chưa tới đích mà đã thấy nản chí và quá đỗi xa xôi, đi mãi mà chưa tới đích. Nhưng vì lí trí, ông muốn lập nghiệp, xây dựng cơ nghiệp với tiếng thơm công danh nên không đành rời đi, không thể viện cớ này nọ, không thể vì chút khó khăn mà dừng lại, từ bỏ đường đi.

Hình ảnh con người thật nhỏ bé trên bãi cát rộng lớn

1.3.2. Miêu tả thực tế cuộc sống và tâm trạng chán ghét trước việc mưu cầu lợi danh (6 câu tiếp theo)

 

“Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?”

Ở những câu tiếp theo, hình thức của câu thơ dài hơn. Cách xưng hô của nhân vật cũng thay đổi.

- 6 câu thơ nhìn dường như không liên kết, mỗi câu mỗi ý nhưng thực ra khi đi sâu và phân tích để hiểu rõ hơn thì ta thấy những câu thơ rất logic, chặt chẽ.

- Tác giả đề cập đến con đường lợi danh, ở đây là việc học hành, thi cử, đỗ đạc, làm quan, …

- Nhà thơ ám ảnh về những thứ gọi là phồn hoa danh lợi đầy cám dỗ:

“Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non lội suối, giận khôn vơi!”

Những người theo đuổi vinh hoa thường phải chạy vạy vất vả ngược xuôi, trèo đèo, lội suối. Tác giả đưa ra một liên tưởng thú vị, sáng tạo, phường danh lợi giống như là quán rượu ngon, với men thơm nồng nàn, cuối hút biết bao người đến đầu gió bay hương thơm ngào ngạt đầy hấp dẫn.

“Người say vô số, tỉnh bao người?”

Thế đấy, người ta đổ xô, chạy đua tới quán rượu ngon, đuổi theo lợi danh nên biết bao nhiêu người đã “say”, họ mù quáng, mờ mắt, không còn tỉnh táo để nhận ra những điều nào đúng đắn. Những người tỉnh táo thì chẳng có nhiều, đa số học sống chân chính, ẩn dật, không bị đồng hóa bởi xã hội đầy lòng tham.

=> Công danh dễ làm thay đổi lòng người. Ông tỏ vẻ khinh bỉ, coi thường, lên án chê trách những kẻ tầm thường, hám lợi danh kia. Nhưng mặt khác ông cũng nhận ra sự cô độc, lẻ loi, một mình, không tìm được ai cùng đồng điệu suy nghĩ. Có lẽ những gì ông đang theo đuổi, dấn thân không được ai tán thành, ủng hộ, chỉ là điều vô ích, không ai đồng cảm, chia sẻ, quan tâm hay động viên. Vì không có sự đồng hành của ai nên tác giả thấy thực sự cô đơn. Nhưng ông cần phải thoát ra khỏi cơn say mộng mị của phường danh lợi vô nghĩa ấy.

- Ông phân vân phân, xem xét:

+ Nếu ông đi tiếp thì ông sẽ phải dấn thân vào nơi mà ông chán ghét, khinh miệt, phê phán, oán trách.

+ Nếu ông dừng lại lúc này thì thật sự bế tắc, không lối đi, mất phương hướng, không biết mình sẽ đi đâu về đâu.

=> Tác giả đang vô cùng mâu thuẫn, đấu tranh tư tưởng, một mớ hổn độn đang dằn xét tâm can ông. Thôi thì ông đành chôn chân trên bãi cát này.

1.3.3. Con đường cùng của kẻ sĩ và tâm trạng bi phẫn (6 câu cuối)

- Tác giả đã sử dụng hàng loạt các biện pháp nghệ thuật sáng tạo:

“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!”

+ Điệp ngữ: “Bãi cát dài”, “Phía … núi

+ Câu hỏi tu từ:

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?”

Tác giả băn khoăn, bối rối vì không biết tính đường nào đi tiếp theo, nỗi suy tư choáng ngợp tâm trí rối ren.

+ Phép đối: “Phía bắc núi Bắc” <> “Phía nam núi Nam”.

- Tác giả nhấn mạnh tâm trạng chán ngán, mất phương hướng vì phía Bắc núi non trùng điệp “núi muôn trùng”, phía Nam thì “sóng dào dạt”. Nhân vật trữ tình rơi vào con đường cùng bế tắc, tâm trạng đầy mâu thuẫn, không biết bây giờ nên đi tiếp hay quay đầu, đành chôn chân tại chỗ, không thể đi tiếp nữa.

- Tác giả từ hình ảnh bãi cát khó đi, làm chùn chân, nản chí con người để nói lên hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét mà ông buộc phải theo đuổi cũng như sự bế tắc của xã hội nhà Nguyễn.

- Cao Bá Quát ấp ủ hoài bão khát vọng cao đẹp nhưng không tìm được con đường thực hiện lí tưởng đó. Nên tác giả đã cất lên khúc hát “đường cùng”. Người đi cất lên tiếng hát về con đường cùng của mình, về sự bi quan tuyệt vọng của bản thân.

Những vết chân đi vẫn còn in trên cát

=> Tóm lại qua những câu thơ cuối của tác phẩm, tác giả muốn nhắn gửi với người đời cần phải dũng cảm từ bỏ con đường công danh, mưu cầu lợi danh, vinh hoa phú quý, tự mình chọn một con đường đi đúng đắn để thực hiện lí tưởng chân lí cao đẹp.

2. Luyện tập

Đề 1: Phân tích bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” để giải thích vì sao Cao Bá Quát đã đứng lên khởi nghĩa chống nhà Nguyễn.

1. Mở bài:

Cao Bá Quát là một nhà thơ tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là Thánh Quát. Thơ văn của ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX. Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một trong khá nhiều sáng tác của Cao Bá Quát thể hiện tâm tư, tình cảm của ông trước thực tế của xã hội Việt Nam giai đoạn giữa thế kỉ XIX. Bài thơ được sáng tác trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị. Nhà thơ mượn hình ảnh của người đi khó nhọc trên bãi cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét mà ông buộc phải theo đuổi cũng như sự bế tắc của xã hội nhà Nguyễn. Có lẽ vì quá chán nản, mệt mỏi trước lợi danh vô nghĩa ấy, chứng kiến những điều tàn nhẫn, tệ hại của xã hội mà Cao Bá Quát đã đứng lên khởi nghĩa chống nhà Nguyễn.

2. Thân bài:

Mở đầu, tác giả miêu tả hình ảnh con đường đi khó khăn, nhọc nhằn, vất vả, đó là bãi cát dài mênh man, không thấy đích đến:

“Trường sa phục trường sa

Nhất bộ nhất hồi khước”

Dịch thơ:

“Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.”

Điệp từ: “trường sa”, “bãi cát”, “bước

Hình ảnh tả thực hình ảnh con đường gian khổ, một không gian khó khăn, dài miên man, mênh mông, “lại” không biết bao giờ mới đi đến đích cuối. Hình ảnh hiện lên làm ta hình dung khi chúng ta đi trên cát rất khó khăn, dễ vấp té, chẳng giống như những con đường ta vẫn thường đi. Đi trên cát đòi hỏi ta phải vững, thăng bằng không được buông xuôi. Trên con đường cát dài thăm thẳm ấy, con người trở nên thật bé nhỏ, đường dài rộng lớn, mờ mịt, không thể xác định được phương hướng, bốn bên chỉ toàn là cát và cát.

Theo như tưởng tượng của nhà thơ, ông xem đó không phải là con đường thực mà là con đường danh lợi xa xôi, con đường để tìm về cái đích sống, chân lí của cuộc đời. Con người phải kiên trì, vượt qua biết bao nhiêu gian truân thử thách, gian khổ để tìm được bến bờ thực sự mình muốn đến.

Hình ảnh con người đi trên bãi cát hiện lên thật mệt mỏi:

“Nhật nhập hành vị dĩ,

Khách tử lệ giao lạc”

Dịch thơ:

“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.”

Trên bãi cát ấy, hình ảnh con người hiện lên trên bãi cát dài thật nhỏ bé, đầy mệt mỏi, mất phương hướng. Tác giả lẻ loi, cô độc giữa bầu trời cao rộng, một mình biết, một mình hay. Bước chân ấy trở nên nặng nề, khó khăn, chậm chạm dần, cái thách thức trên con đường đã làm chùn bước chân lữ khách. Mặt trời đã lặn, trời sắp tối nhưng con người vẫn phải tiếp tục đi, không thể nào dừng lại được. Ta thấy được những nỗi chán ngán, bất lực, ngán ngẩm, bất mãn trước thời cuộc, “nước mắt rơi” khi đã quá mệt mỏi, quá sức chịu đựng. Tác giả dường như cảm nhận được rằng mình đang hành hạ chính thân xác bé nhỏ này, áp nó phải chịu bao gian khổ để theo đuổi con đường lợi danh.

Tác giả rãi những bước chân mệt mỏi trên bãi cát mênh mông, bao la với tâm trạng đầy ai oán, khó chịu, lo âu, suy tư vì con đường mình đang đi, sao chông gai quá, chưa tới đích mà đã thấy nản chí và quá đỗi xa xôi, đi mãi mà chưa tới đích. Nhưng vì lí trí, ông muốn lập nghiệp, xây dựng cơ nghiệp với tiếng thơm công danh nên không đành rời đi, không thể viện cớ này nọ, không thể vì chút khó khăn mà dừng lại, từ bỏ đường đi.

Những câu tiếp theo, tác giả miêu tả thực tế cuộc sống và tâm trạng chán ghét trước việc mưu cầu lợi danh.

“Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?”

Ở những câu tiếp theo, hình thức của câu thơ dài hơn. Cách xưng hô của nhân vật cũng thay đổi.

6 câu thơ nhìn dường như không liên kết, mỗi câu mỗi ý nhưng thực ra khi đi sâu và phân tích để hiểu rõ hơn thì ta thấy những câu thơ rất logic, chặt chẽ.

Tác giả đề cập đến con đường lợi danh, ở đây là việc học hành, thi cử, đỗ đạc, làm quan, …

Nhà thơ ám ảnh về những thứ gọi là phồn hoa danh lợi đầy cám dỗ:

“Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non lội suối, giận khôn vơi!”

Những người theo đuổi vinh hoa thường phải chạy vạy vất vả ngược xuôi, trèo đèo, lội suối. Tác giả đưa ra một liên tưởng thú vị, sáng tạo, phường danh lợi giống như là quán rượu ngon, với men thơm nồng nàn, cuối hút biết bao người đến đầu gió bay hương thơm ngào ngạt đầy hấp dẫn.

“Người say vô số, tỉnh bao người?”

Thế đấy, người ta đổ xô, chạy đua tới quán rượu ngon, đuổi theo lợi danh nên biết bao nhiêu người đã “say”, họ mù quáng, mờ mắt, không còn tỉnh táo để nhận ra những điều nào đúng đắn. Những người tỉnh táo thì chẳng có nhiều, đa số học sống chân chính, ẩn dật, không bị đồng hóa bởi xã hội đầy lòng tham.

Công danh dễ làm thay đổi lòng người. Ông tỏ vẻ khinh bỉ, coi thường, lên án chê trách những kẻ tầm thường, hám lợi danh kia. Nhưng mặt khác ông cũng nhận ra sự cô độc, lẻ loi, một mình, không tìm được ai cùng đồng điệu suy nghĩ. Có lẽ những gì ông đang theo đuổi, dấn thân không được ai tán thành, ủng hộ, chỉ là điều vô ích, không ai đồng cảm, chia sẻ, quan tâm hay động viên. Vì không có sự đồng hành của ai nên tác giả thấy thực sự cô đơn. Nhưng ông cần phải thoát ra khỏi cơn say mộng mị của phường danh lợi vô nghĩa ấy.

Ông phân vân phân, xem xét: Nếu ông đi tiếp thì ông sẽ phải dấn thân vào nơi mà ông chán ghét, khinh miệt, phê phán, oán trách. Nếu ông dừng lại lúc này thì thật sự bế tắc, không lối đi, mất phương hướng, không biết mình sẽ đi đâu về đâu. Tác giả đang vô cùng mâu thuẫn, đấu tranh tư tưởng, một mớ hổn độn đang dằn xét tâm can ông. Thôi thì ông đành chôn chân trên bãi cát này.

Tác giả đã sử dụng hàng loạt các biện pháp nghệ thuật sáng tạo:

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Điệp ngữ: “Bãi cát dài”, “Phía … núi”, câu hỏi tu từ:

“Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?”

Tác giả băn khoăn, bối rối vì không biết tính đường nào đi tiếp theo, nỗi suy tư choáng ngợp tâm trí rối ren. Phép đối: “Phía bắc núi Bắc” với “Phía nam núi Nam”.

Tác giả nhấn mạnh tâm trạng chán ngán, mất phương hướng vì phía Bắc núi non trùng điệp “núi muôn trùng”, phía Nam thì “sóng dào dạt”. Nhân vật trữ tình rơi vào con đường cùng bế tắc, tâm trạng đầy mâu thuẫn, không biết bây giờ nên đi tiếp hay quay đầu, đành chôn chân tại chỗ, không thể đi tiếp nữa.

Tác giả từ hình ảnh bãi cát khó đi, làm chùn chân, nản chí con người để nói lên hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét mà ông buộc phải theo đuổi cũng như sự bế tắc của xã hội nhà Nguyễn.

Cao Bá Quát ấp ủ hoài bão khát vọng cao đẹp nhưng không tìm được con đường thực hiện lí tưởng đó. Nên tác giả đã cất lên khúc hát “đường cùng”. Người đi cất lên tiếng hát về con đường cùng của mình, về sự bi quan tuyệt vọng của bản thân.

Nhịp điệu của bài thơ này vô cùng độc đáo. Tác giả sử dụng những câu thơ với độ dài khác nhau, 5, 7, 8 chữ cùng với cách ngắt nhịp rất ấn tượng, linh hoạt, tạo âm điệu tiết tấu cho bài thơ. Lúc thì ngắp nhịp 2/3 để miêu tả bước chân mệt mỏi, khó khăn trên bãi cát cùng tâm trạng nặng trĩu khi bị mất phương hướng, không biết đi đâu về đâu. Lúc thì ngắt nhịp 3/5, còn có khi lại 4/3 thì đây là lúc tác giả suy ngẫm về cuộc đời, câu thơ dàn trải, kéo dài ra, nhịp thơ chậm rãi vì những suy nghĩ sâu sắc về đường công danh, về con đường đi tìm cái đích cuối cùng của cuộc đời. Nhịp thơ của bài thơ chính là tâm trạng đau khổ, day dứt, nản chí khi phải theo đuổi con đường đi đúng đắn tìm chân lí cuộc sống.

Sự băn khoăn, trăn trở còn được đẩy lên mức độ tột đỉnh, vô cùng căng thẳng với những lời tự vấn quyết liệt về lẽ sống, về con đường phía trước phải đi. Tất cả thể hiện một nhân cách cao cả, cao thượng, không chịu đồng hóa, thỏa hiệp với danh vọng của bản thân và với thực trạng xã hội tàn nhẫn đang chất chứa nhiều suy thoái. Vì vậy, ngay từ khi rất sớm, ông đã muốn thay đổi thực trạng xã hội, ông không chấp nhận thực tại mục nát, bị dập vùi trong thương tiếc. Những khao khát của ông, những suy tư, ước vọng thay đổi xã hội đã giải thích nguyên nhân tại sao Cao Bá Quát từ bỏ con đường công danh, tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn năm 1854. Tất cả đã nói lên lí tưởng cao đẹp của một con người chân chính.

3. Kết bài:

Tóm lại qua những câu thơ cuối của tác phẩm, tác giả muốn nhắn gửi với người đời cần phải dũng cảm từ bỏ con đường công danh, mưu cầu lợi danh, vinh hoa phú quý, tự mình chọn một con đường đi đúng đắn để thực hiện lí tưởng chân lí cao đẹp.

 

Bài viết gợi ý: