Phân tích “ĐỜI THỪA

(Nam Cao)

 

1. Lí thuyết

1.1. Tác giả

- Nam Cao (1917 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Cuộc đời “giáo khổ trường tư” của ông không được bình yên, khi quân Nhật vào Đông Dương, ông phải sống chật vật. Năm 1943, ông tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Năm 1950, ông tham gia chiến dịch Biên Giới. Tháng 11 – 1951, ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại.

- Nam Cao có đời sống nội tâm rất phong phú, thường day dứt, hối hận, lấy làm xấu hổ về những việc làm, những ý nghĩ mà ông tự thấy là tầm thường của mình.

- Người trí thức “trung thực vô ngần” ấy gắn bó sâu sắc, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức. Ông đến với nghệ thuật bằng con đường “vị nhân sinh”.

1.2. Tác phẩm

- Truyện ngắn “Đời thừa” đăng lần đầu tiên trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ bảy”, số 49, ngày 4 – 12 – 1943, là một trong những sáng tác đặc sắc về đề tài trí thức tiểu tư sản. Tác phẩm thể hiện khá đầy đủ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.

- Tác giả đi sâu miêu tả tấn bi kịch của một người yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp. Một nhà văn nghèo phải chịu tấn bi kịch tinh thần, bắt nguồn từ hoàn cảnh khó khăn, trớ trêu, giàu khát vọng và tình yêu dành cho văn chương nhưng vì miếng cơm manh áo cho vợ con mà ông đã đi ngược lại với những điều ông tôn thờ. Ông phải sống một cuộc đời vô ích, thừa thải, chìm đắm trong men say mà quên mất những điều tốt đpẹ trong cuộc sống, có gia đình ấm êm, có vợ con bên cạnh.

1.3. Đọc hiểu văn bản

Tóm tắt nội dung truyện “Đời thừa”:

Truyện ngắn “Đời thừa” viết về cuộc sống của một người tri thức nghèo, một nhà văn, một người đam mê tâm huyết với nghệ thuật, khát khao cái đẹp, hướng đến sự hoàn mỹ trong cuộc sống. Nhân vật Hộ - một con người trung thực, yêu cái đẹp, có lòng tốt bụng cưu mang vợ con Từ, ông viết văn bằng cả tấm chân thành của một con người sống chính nghĩa, đúng đắn, không hời hợt, sao lãng công việc, vô cùng có trách nhiệm và nghiêm túc với nghề của mình. Ông yêu Từ, yêu con, có trách nhiềm yêu thương gia đình nhỏ của mình. Nhưng trên thực tế, khi phải sống trong hoàn cảnh khốn khó, không có tiền bạc, không thể lo đủ cho vợ con, quần quật suốt ngày chẳng đủ thiếu mua cơm gạo, mua thuốc cho con nhỏ ốm yếu. Hộ là một người chồng, người cha có cái tôi, có lòng tự trọng, rất mực tôn thờ cái nghề của mình. Nhưng khi bước vào cuộc sống túng thiếu, nhìn vợ con chịu khổ, lầm lũi, vất vả, anh khổ tâm, suy nghĩ rối trí tự trách mình. Hộ không còn được viết văn thỏa thích, thật sự không thanh thản nữa. Hộ phải gác lại cái tôi để viết một thứ văn cẩu thả, lê thê, không đâu vào đâu để kiếm tiền. Điều đó làm hắn đau khổ vì có lỗi với lương tâm, mỗi khi hắn đọc lại đỏ mặt lên vì run rẩy, vò nát sách.

=> Hộ là một nhà văn tốt, có ước mơ khát khao, hoài bão, lao động nghiêm túc, trung lực, có thiên lương với nghề, cần cù, nhưng vì hoàn cảnh quá khốn đốn, dường như không còn con đường nào tốt đẹp hơn nên đành bán văn kiếm tiền mưu sinh.

1.3.1. Bi kịch vỡ mộng văn chương - Bi kịch của một nhà văn giàu khát vọng, yêu cái đẹp nhưng lại mang gánh nặng áo cơm, phải chịu đựng một cuộc sống vô ích, đời thừa.

Hộ - một con người yêu văn chương bằng cả trái tim chân thành, thiết tha, coi văn chương như mạng sống của mình, sống tôn thờ và hết lòng vì một ngòi bút trong sáng, thiên lương và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Với Hộ, văn chương là tất cả, không gì có thể so sánh được, nó là lẽ sống đúng đắn của đời anh. Bởi thế mà hắn ước mơ hoài bão có thể viết nên một tác phẩm lớn lao, có giá trị ngàn đời, được cả thế giới công nhận, “sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời”, thậm chí nó có thể vươn tầm đạt giải Nobel về văn học và nghệ thuật, và còn được “dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên toàn cầu”. Quả là một điều thật tuyệt vời đối với một nhà văn chân chính!

Hắn đấy “Đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bãi lớn”. Hắn còn “khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất” mà chỉ cần “lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở.

Nhưng bi kịch đã xảy ra, giấc mộng về một thiên đường văn chương tuyệt đẹp, hoàn mỹ đã bị vỡ tan vởi sự thật tàn khốc của cuộc sống đầy rẫy những điều trớ trêu, ngụy tạo bên trong.

- Hộ gặp Từ - một người đàn bà nghèo khổ, bị “gã tình nhân vô liêm sỉ” bỏ, chị ở lại cùng đàn con khóc lóc, than vãn thì gặp được Hộ tốt bụng, tấm lòng thương con người trỗi dậy trong anh, anh quyết định cưu mang Từ và nhận nuôi cả con của chị, anh còn đứng ra làm đám tang cho mẹ của Từ. Lòng chị biết ơn, mang nặng nghĩa tình với Hộ.

Hộ tần tảo mưu sinh lo cho vợ con

- Từ đó, Hộ phải lo miếng cơm manh áo cho vợ và cả đàn con thơ dại gầy xơ xác, gánh nặng mưu sinh đè nặng lên đôi vai của kẻ trí thức nghèo. Túng thiếu về cả vật chất lẫn tinh thần, Hộ thương con, thương người vợ hiền từ suốt ngày chịu đựng, lầm lũi, không hề trách móc một câu nào, vất vả nhưng cũng không than lấy một tiếng. Hộ đã bán rẻ cái tôi trong ngòi bút tuyệt diệu của mình mà tuôn ra những dòng văn nhạt nhẽo, chẳng mang một ý nghĩa nào sâu sắc, Hộ đã chẳng còn cẩn thận trong từng nét bút, trang giấy nữa. Anh bỏ mặc chất lượng, chỉ cần số lượng để có thật nhiều tiền nuôi vợ con. Anh viết nhanh, viết nhiều, vội vàng và cẩu thả, viết lấy có và lời văn dễ dãi để rồi đến khi anh đọc lại chính những tác phẩm mình đã viết, anh “đỏ mặt lên” vì xấu hổ, cau mày “nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn …”. Hắn chửi:

Khốn nạn! Khốn nạn!”. Thật sự khốn nạn thay cho hắn, với hắn, hắn đã đi trái lại lương tâm, từ bỏ đam mê, hoài bão, ước nguyện muôn đời của người hành văn chính nghĩa, hắn cho rằng “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi” và nó thật là “đê tiện”. Hắn viết những “cuốn văn vội vàng”, những “bài báo nông cạn”, toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi tình cảm rất cạn, rất nông, quá ư là dễ dãi.

=> Hắn khinh bỉ bản thân, đau đớn cho tình cảnh hiện tại của chính mình. Vì đồng tiền mưu sinh mà bán rẻ lương tâm hành nghề.

1.3.2. Bi kịch rạn nứt tình thương - Bi kịch của một con người coi tình thương là nguyên tắc sống nhưng lại vi phạm lẽ sống tình thương ấy.

Hộ - một con người giàu tình thương đã cứu vớt cuộc sống đường cùng của Từ, của con Từ và giúp đỡ làm tang lễ cho cả mẹ Từ.

=> Tấm lòng vô cùng cao thượng của một con người lương tâm thánh thiện, trong sáng, khoan dung.

- Đối với gia đình nhỏ của mình, Hộ luôn cố gắng trở thành một thành viên hoàn hảo, mộ người chồng chịu khó, yêu thương vợ và một người cha tốt chăm lo đầy đủ cho các con, một người đàn ông là trụ cột vững chắc cho gia đình nhỏ.

- Vì kiếm kế sinh nhai, kiếm tiền lo đầy đủ cho vợ con, không để vợ con khổ sở, không thể nhìn Từ lầm lũi vất cả chịu đựng. Hắn đã từ bỏ nghệ thuật, từ bỏ hoài bão ước mơ để sống một cuộc đời khó nhọc lo cho gia đình. Hắn chấp nhận hi sinh nghệ thuật để giữ lấy và vun đắp tình thương, hắn không thể bỏ đi lòng thương được. Có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát và tầm thường, nhưng với hắn “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ” mà chính là “kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình” dù đôi vai đó có nhỏ bé gầy gò nhưng quyết đi đến cùng, không từ bỏ.

- Hắn có biết bao nhiêu là cái khổ phải gánh vác: con cái cứ ra liên tục, chẳng kế hoạch hóa mà cứ đẻ thật nhiều, đứa này chưa lớn thì đứa khác đã ra, đứa nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, khóc suốt đêm, quanh năm uống thuốc. Hộ còn điên lên vì phải xoay tiền, điên lên vì con khóc, nhà không được yên tĩnh, im ắng để hắn còn thỏa mãn đam mê đọc sách, viết văn. => “Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá”. => Hắn cau có, gắt gỏng, khó chịu với cả mình và với vợ con.

- Hắn tìm đến men rượu cay nồng để giải tỏa mọi ưu phiền bực tức trong cuộc sống. Để rồi về hắn không còn kiểm soát được hành vi của chính mình, hắn trút hết nỗi oán hận, tức giận lên đầu vợ con, gây bao tổn thương đau khổ cho những người Hộ hết mực yêu thương, trân trọng. Khi tỉnh giấc, hắn hối hận vì thấy mình tồi tệ, đã hành hạ vợ con, hắn đau lòng vì đã chà đạp lên nguyên tắc sống của mình.

Lòng hắn rũ buồn và tự nghĩ:

Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi

=> Người nghệ sĩ rơi vào trạng thái bế tắt, tuyệt vọng, bị quấn vào vòng xoáy mưu sinh của cuộc sống lắm bon chen, bộn bề.

=> Tác giả đã sâu sắc tinh tế trong việc miêu tả tâm lí của nhân vật Hộ khi phải chịu đựng hai tấn bi kịch đầu trớ trêu, ngang trái, dò vò thân xác và tâm hồn anh.

- Hắn tỉnh rượu, thấy Từ xanh xao mà hắn thương, nắm lấy tay Từ và khóc, nước mắt hắn tuôn ra như không thể kìm nén, những khổ đau đã khiến hắn vỡ òa, nức nở. Từ tỉnh giấc và thương chồng vô cùng vì Từ hiểu nổi khổ đau mà chồng phải gánh chịu. Từ ru con mà hai lòng lệ đầm đìa.

=> Tiếng khóc của Từ và Hộ đã tố cáo xã hội tồi tàn, tệ hại, xấu xa, cướp đi miếng cơm manh áo của những con người nghèo đói, cướp đi cả ước mơ cao đẹp, đầy tình nghĩa, đày đọa cuộc sống khốn đốn của người dân, bóp méo nhân cách con người vì đồng tiền, đầu độc tâm hồn vốn rất đẹp và thơ mộng của người nghệ sĩ.

1.3.3. Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.

Tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao đã chứa đựng nội dung tư tưởng mang ý nghĩa hiện thực tàn khốc của xã hội ngày ấy và toát lên tinh thần giá trị nhân đạo sâu sắc.

- Nam Cao đã thể hiện ngòi bút hiện thực đầy tinh tế, tỉnh táo và sắc lạnh của mình, vừa nặng trĩu khi lên án cái xã hội tàn nhẫn nhưng cũng rất đằm thắm yêu thương khi miêu tả tình cảm gia đình.

- Tác giả sử dụng bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật rất độc đáo, qua những lời độc thoại nội tâm đầy dằn xé, qua cử chỉ, ánh mắt, hành động và qua cả tiếng khóc đáng thương của họ. Như vậy mới dễ đi sâu vào lòng của người đọc bằng sự thương yêu, đồng cảm trước bi kịch của nhân vật.

- Cách viết dung dị, tự nhiên, ngôn từ mộc mạc, gần gũi nhưng cũng mang tính triết lí rất sâu sắc. Giọng văn tỉnh táo.

- Thời gian trần thuật kéo dài trong một ngày, từ buổi sáng Hộ ra phố đọc sách, đến lúc uống rượu về hành hạ vợ con và sáng hôm sau tỉnh giấc nhận ra lỗi lầm.

- Kết hợp khéo léo các mạch kể, hồi tưởng và độc thoại nội tâm.

- Với Nam Cao, nghề văn là một nghề cao quý, ông gửi gắm điều đó vào nhân vật Hộ, ông tôn thờ văn chương cũng giống như Hộ coi văn chương là sinh mạng, là cuộc sống, là hơi thở của mình vậy. Nhà văn phải có lương tri, thiên lương cao đẹp, hành văn bằng cả trái tim chân thành, biết yêu thương. Với nhân vật của mình, ông vừa đồng cảm, vừa trân trọng, vừa lên án, tố cáo xã hội đã bóp nghẹt hơi thở cuộc sống của gia đình anh, bóp nghẹt tài năng và ước mơ chân chính của họ.

2. Luyện tập:

Đề 1: Phân tích nhân vật Từ - vợ của Hộ trong tác phẩm “Đời thừa” – Nam Cao.

- Ngoại hình của Từ: Tác giả chỉ lột tả Từ qua vài nét vẽ nhẹ nhàng, ít ỏi. Chị gặp phải một gã tình nhân đê tiện đã ruồng bỏ chị mà đi, để lại chị cùng đàn con thơ ốm yếu. Da mặt chị xanh nhợt, tê tái, má hơi hóp lại. Bàn tay thì xương lắm, da nhăn, cổ tay mỏng manh, yếu ớt trông khổ sở vô cùng.

Làn da chị xanh trong, xanh lọc. Hình ảnh Từ hiện lên chân dung một người phụ nữ đã trải qua nhiều khổ đau trong cuộc sống. Người thiếu phụ lo âu, chịu đựng, vất vả, lầm lũi, thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần, chẳng có tiền bạc để làm đẹp bản thân nên nhan sắc chẳng còn thời xuân xanh, đã tàn phai theo năm tháng khốn cùng.

- Hoàn cảnh khó khăn của chị: Chị “lỡ làng vì bị tình phụ. Cảnh Từ ôm con sau ngày đẻ, nhịn đói, mẹ già bị mù”. Chị bất lực trước hoàn cảnh hiện tại của gia đình, không thể làm gì để lo cho con và mẹ già, chị quá yếu ớt, lúc này chỉ biết khóc, khóc lóc cho những ngày tháng khổ đau, khóc đến khi nào cho thịt đều chảy ra thành nước mắt hết để rồi chết hết, không còn những niềm đau nữa.

- Tính cách:

+ Từ là người phụ nữ chịu đựng, có tấm lòng tốt đẹp, thương con thương mẹ già. Từ là người con hiếu thảo, người vợ chịu đựng và người mẹ đầy sự hi sinh cao cả.

+ Từ dịu dàng, nhẹ nhàng, cam chịu, đáng thương, chịu thương chịu khó, lầm lũi, vất vả mưu sinh.

+ Từ cảm thông, thấu hiểu bi kịch của Hộ. Từ yêu chồng và coi chồng là ân nhân cứu mạng, giúp chị vượt qua cơn nguy khốn. “Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình yêu của một con chó đối với người nuôi”.

Từ hiểu được nỗi khổ của chồng nên khi Hộ uống rượu về đập phá, chửi bới vợ con, còn đuổi cả Từ và đàn con ra khỏi nhà, Từ nhẫn nhịn, không một lời than vãn, trách móc, cũng lo lắng cho chồng, khi anh ngủ thì chị mới lẻn vào nhà và chăm sóc cho anh. Vì gánh nặng mưu sinh, anh cưu mang Từ, yêu thương vợ con Từ, còn lo đám tang chu đáo cho mẹ Từ nên chị biết ơn, chị biết anh chịu khổ vì mình, say sỉn cũng vì mình nên chỉ biết chịu đựng trong im lặng.

+ Từ ôm lấy cổ chồng, âu yếm người chồng khổ sở vì chị. Chị vừa an ủi chồng vừa cất lên tiếng ru con trong nước mắt. Từ dịu dàng, giàu đức hi sinh, tốt bụng, hiền lành nhưng lại bạc mệnh.

=> Tác giả đã miêu tả nhân vật Từ qua tâm lí nhẹ nhàng, lầm lũi đã toát lên tính cách, tâm hồn đẹp đã trong sáng của Từ. Từ là người phụ nữ sống trong tình yêu thương nhưng lại không được nhận nhiều hạnh phúc mà chỉ toàn khổ đau.

 

- Qua việc lột tả nhân vật Từ đáng thương, chị đã góp phần làm nên tấn bi kịch tàn nhẫn mà Hộ phải gánh chịu. Tuy là nhân vật phụ nhưng cũng quan trọng vô cùng, góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng và tinh thần nhân đạo của tác phẩm.

Đề 2: Hai chữ “Đời thừa” được Nam Cao dùng làm nhan đề truyện có ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

“Đời thừa” theo nghĩa đên là một cuộc đời thừa thãi, vô ích, không có ý nghĩa gì cả. Sống như không tồn tại.

- “Đời thừa” chính là nỗi đau của người tri thức, là bi kịch khốn khổ của một nhà văn giàu khát vọng, hoài bão lớn nhưng vì gánh nặng áo cơm ghì sát đất, phải sống vô ích, cuộc đời thừa.

Truyện ngắn “Đời thừa” viết về cuộc sống của Hộ - một người tri thức nghèo, một nhà văn, một người đam mê tâm huyết với nghệ thuật, khát khao cái đẹp, hướng đến sự hoàn mỹ trong cuộc sống. Nhân vật Hộ - một con người trung thực, yêu cái đẹp, có lòng tốt bụng cưu mang vợ con Từ, ông viết văn bằng cả tấm chân thành của một con người sống chính nghĩa, đúng đắn, không hời hợt, sao lãng công việc, vô cùng có trách nhiệm và nghiêm túc với nghề của mình. Ông yêu Từ, yêu con, có trách nhiềm yêu thương gia đình nhỏ của mình. Nhưng trên thực tế, khi phải sống trong hoàn cảnh khốn khó, không có tiền bạc, không thể lo đủ cho vợ con, quần quật suốt ngày chẳng đủ thiếu mua cơm gạo, mua thuốc cho con nhỏ ốm yếu. Hộ là một người chồng, người cha có cái tôi, có lòng tự trọng, rất mực tôn thờ cái nghề của mình. Nhưng khi bước vào cuộc sống túng thiếu, nhìn vợ con chịu khổ, lầm lũi, vất vả, anh khổ tâm, suy nghĩ rối trí tự trách mình. Hộ không còn được viết văn thỏa thích, thật sự không thanh thản nữa. Hộ phải gác lại cái tôi để viết một thứ văn cẩu thả, lê thê, không đâu vào đâu để kiếm tiền. Điều đó làm hắn đau khổ vì có lỗi với lương tâm, mỗi khi hắn đọc lại đỏ mặt lên vì run rẩy, vò nát sách.

=> Hộ là một nhà văn tốt, có ước mơ khát khao, hoài bão, lao động nghiêm túc, trung lực, có thiên lương với nghề, cần cù, nhưng vì hoàn cảnh quá khốn đốn, dường như không còn con đường nào tốt đẹp hơn nên đành bán văn kiếm tiền mưu sinh.

Đề 3: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Hộ để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Hộ phải chịu hai tấn bi kịch lớn nhất trong cuộc đời:

- Bi kịch vỡ mộng văn chương - Bi kịch của một nhà văn giàu khát vọng, yêu cái đẹp nhưng lại mang gánh nặng áo cơm, phải chịu đựng một cuộc sống vô ích, đời thừa.

Hộ - một con người yêu văn chương bằng cả trái tim chân thành, thiết tha, coi văn chương như mạng sống của mình, sống tôn thờ và hết lòng vì một ngòi bút trong sáng, thiên lương và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Với Hộ, văn chương là tất cả, không gì có thể so sánh được, nó là lẽ sống đúng đắn của đời anh. Bởi thế mà hắn ước mơ hoài bão có thể viết nên một tác phẩm lớn lao, có giá trị ngàn đời, được cả thế giới công nhận, “sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời”, thậm chí nó có thể vươn tầm đạt giải Nobel về văn học và nghệ thuật, và còn được “dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên toàn cầu”. Quả là một điều thật tuyệt vời đối với một nhà văn chân chính!

Hắn đấy “Đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bãi lớn”. Hắn còn “khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất” mà chỉ cần “lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở.

Nhưng bi kịch đã xảy ra, giấc mộng về một thiên đường văn chương tuyệt đẹp, hoàn mỹ đã bị vỡ tan vởi sự thật tàn khốc của cuộc sống đầy rẫy những điều trớ trêu, ngụy tạo bên trong.

Hộ gặp Từ - một người đàn bà nghèo khổ, bị “gã tình nhân vô liêm sỉ” bỏ, chị ở lại cùng đàn con khóc lóc, than vãn thì gặp được Hộ tốt bụng, tấm lòng thương con người trỗi dậy trong anh, anh quyết định cưu mang Từ và nhận nuôi cả con của chị, anh còn đứng ra làm đám tang cho mẹ của Từ. Lòng chị biết ơn, mang nặng nghĩa tình với Hộ.

Từ đó, Hộ phải lo miếng cơm manh áo cho vợ và cả đàn con thơ dại gầy xơ xác, gánh nặng mưu sinh đè nặng lên đôi vai của kẻ trí thức nghèo. Túng thiếu về cả vật chất lẫn tinh thần, Hộ thương con, thương người vợ hiền từ suốt ngày chịu đựng, lầm lũi, không hề trách móc một câu nào, vất vả nhưng cũng không than lấy một tiếng. Hộ đã bán rẻ cái tôi trong ngòi bút tuyệt diệu của mình mà tuôn ra những dòng văn nhạt nhẽo, chẳng mang một ý nghĩa nào sâu sắc, Hộ đã chẳng còn cẩn thận trong từng nét bút, trang giấy nữa. Anh bỏ mặc chất lượng, chỉ cần số lượng để có thật nhiều tiền nuôi vợ con. Anh viết nhanh, viết nhiều, vội vàng và cẩu thả, viết lấy có và lời văn dễ dãi để rồi đến khi anh đọc lại chính những tác phẩm mình đã viết, anh “đỏ mặt lên” vì xấu hổ, cau mày “nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn …”. Hắn chửi:

Khốn nạn! Khốn nạn!”. Thật sự khốn nạn thay cho hắn, với hắn, hắn đã đi trái lại lương tâm, từ bỏ đam mê, hoài bão, ước nguyện muôn đời của người hành văn chính nghĩa, hắn cho rằng “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi” và nó thật là “đê tiện”. Hắn viết những “cuốn văn vội vàng”, những “bài báo nông cạn”, toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi tình cảm rất cạn, rất nông, quá ư là dễ dãi.

=> Hắn khinh bỉ bản thân, đau đớn cho tình cảnh hiện tại của chính mình. Vì đồng tiền mưu sinh mà bán rẻ lương tâm hành nghề.

- Bi kịch rạn nứt tình thương - Bi kịch của một con người coi tình thương là nguyên tắc sống nhưng lại vi phạm lẽ sống tình thương ấy.

Hộ - một con người giàu tình thương đã cứu vớt cuộc sống đường cùng của Từ, của con Từ và giúp đỡ làm tang lễ cho cả mẹ Từ. Tấm lòng vô cùng cao thượng của một con người lương tâm thánh thiện, trong sáng, khoan dung.

Đối với gia đình nhỏ của mình, Hộ luôn cố gắng trở thành một thành viên hoàn hảo, mộ người chồng chịu khó, yêu thương vợ và một người cha tốt chăm lo đầy đủ cho các con, một người đàn ông là trụ cột vững chắc cho gia đình nhỏ.

Vì kiếm kế sinh nhai, kiếm tiền lo đầy đủ cho vợ con, không để vợ con khổ sở, không thể nhìn Từ lầm lũi vất cả chịu đựng. Hắn đã từ bỏ nghệ thuật, từ bỏ hoài bão ước mơ để sống một cuộc đời khó nhọc lo cho gia đình. Hắn chấp nhận hi sinh nghệ thuật để giữ lấy và vun đắp tình thương, hắn không thể bỏ đi lòng thương được. Có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát và tầm thường, nhưng với hắn “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ” mà chính là “kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình” dù đôi vai đó có nhỏ bé gầy gò nhưng quyết đi đến cùng, không từ bỏ.

Hắn có biết bao nhiêu là cái khổ phải gánh vác: con cái cứ ra liên tục, chẳng kế hoạch hóa mà cứ đẻ thật nhiều, đứa này chưa lớn thì đứa khác đã ra, đứa nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, khóc suốt đêm, quanh năm uống thuốc. Hộ còn điên lên vì phải xoay tiền, điên lên vì con khóc, nhà không được yên tĩnh, im ắng để hắn còn thỏa mãn đam mê đọc sách, viết văn. “Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá”. Hắn cau có, gắt gỏng, khó chịu với cả mình và với vợ con.

Hắn tìm đến men rượu cay nồng để giải tỏa mọi ưu phiền bực tức trong cuộc sống. Để rồi về hắn không còn kiểm soát được hành vi của chính mình, hắn trút hết nỗi oán hận, tức giận lên đầu vợ con, gây bao tổn thương đau khổ cho những người Hộ hết mực yêu thương, trân trọng. Khi tỉnh giấc, hắn hối hận vì thấy mình tồi tệ, đã hành hạ vợ con, hắn đau lòng vì đã chà đạp lên nguyên tắc sống của mình. Lòng hắn rũ buồn và tự nghĩ:

Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi

Người nghệ sĩ rơi vào trạng thái bế tắt, tuyệt vọng, bị quấn vào vòng xoáy mưu sinh của cuộc sống lắm bon chen, bộn bề. Tác giả đã sâu sắc tinh tế trong việc miêu tả tâm lí của nhân vật Hộ khi phải chịu đựng hai tấn bi kịch đầu trớ trêu, ngang trái, dò vò thân xác và tâm hồn anh. Hắn tỉnh rượu, thấy Từ xanh xao mà hắn thương, nắm lấy tay Từ và khóc, nước mắt hắn tuôn ra như không thể kìm nén, những khổ đau đã khiến hắn vỡ òa, nức nở. Từ tỉnh giấc và thương chồng vô cùng vì Từ hiểu nổi khổ đau mà chồng phải gánh chịu. Từ ru con mà hai lòng lệ đầm đìa.

Tiếng khóc của Từ và Hộ đã tố cáo xã hội tồi tàn, tệ hại, xấu xa, cướp đi miếng cơm manh áo của những con người nghèo đói, cướp đi cả ước mơ cao đẹp, đầy tình nghĩa, đày đọa cuộc sống khốn đốn của người dân, bóp méo nhân cách con người vì đồng tiền, đầu độc tâm hồn vốn rất đẹp và thơ mộng của người nghệ sĩ.

Tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao đã chứa đựng nội dung tư tưởng mang ý nghĩa hiện thực tàn khốc của xã hội ngày ấy và toát lên tinh thần giá trị nhân đạo sâu sắc.

Nam Cao đã thể hiện ngòi bút hiện thực đầy tinh tế, tỉnh táo và sắc lạnh của mình, vừa nặng trĩu khi lên án cái xã hội tàn nhẫn nhưng cũng rất đằm thắm yêu thương khi miêu tả tình cảm gia đình.

Tác giả sử dụng bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật rất độc đáo, qua những lời độc thoại nội tâm đầy dằn xé, qua cử chỉ, ánh mắt, hành động và qua cả tiếng khóc đáng thương của họ. Như vậy mới dễ đi sâu vào lòng của người đọc bằng sự thương yêu, đồng cảm trước bi kịch của nhân vật.

Với Nam Cao, nghề văn là một nghề cao quý, ông gửi gắm điều đó vào nhân vật Hộ, ông tôn thờ văn chương cũng giống như Hộ coi văn chương là sinh mạng, là cuộc sống, là hơi thở của mình vậy. Nhà văn phải có lương tri, thiên lương cao đẹp, hành văn bằng cả trái tim chân thành, biết yêu thương. Với nhân vật của mình, ông vừa đồng cảm, vừa trân trọng, vừa lên án, tố cáo xã hội đã bóp nghẹt hơi thở cuộc sống của gia đình anh, bóp nghẹt tài năng và ước mơ chân chính của họ.

 

Bài viết gợi ý: