Soạn bài : Lai tân
Hồ Chí Minh
Câu 1: Trong ba câu đầu, bộ máy quan lại ở Lai Tân đã được miêu tả như
thế nào? Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng có làm đúng với chức năng của những
người đại diện cho pháp luật không?
Trả lời:
Trong ba câu đầu, bộ máy
quan lại ở Lai Tân được miêu tả rất cụ thể, chi tiết:
“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người canh trưởng kiếm ăn
quanh
Chong đèn, huyện trưởng làm công
việc”
+) Ban trưởng nhà lao ngày ngày đánh bạc, nhà lao vốn dĩ là nơi bắt những
người xấu, sa đà vào các tệ nạn xã hội, nhưng ở Lai Tân, người sa đà hơn ai hết
lại chính là ban trưởng của nhà lao, vậy là tưởng chừng người đánh bạc ở ngoài
mới bị bắt vào nhà giam, nhưng đây lại là nơi tệ nạn đánh bạc diễn ra nhiều nhất
và thường xuyên nhất.
+) Cảnh trưởng là người áp giải các phạm nhân bị bắt, thế nhưng cảnh trưởng
ở đây lại tham lam, bòn rút để đút tiền túi từ những phạm nhân bị áp giải
+) Huyện trưởng chong đèn làm
công việc. Nếu theo nghĩa huyện trưởng chăm chỉ làm việc thì cũng ngụ ý mỉa mai
bởi lẽ không biết ông làm việc gì mà cấp dưới ăn chơi, ăn chặn quan vẫn không
biết. Còn nếu hiểu theo nghĩa chong đèn hút thuốc phiện thì hợp logic phê phán,
châm biếm từ câu 1 và câu 2.
èVậy tóm lại, những con người trên là những
con người thuộc bộ máy chính quyền, ấy vậy mà họ không làm đúng chức năng của
những người đại diện cho pháp luật, trái lại, họ còn hùa theo cái xấu, sa đà
vào các tệ nạn xã hội. Từ đó cho thấy bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới
Thạch từ trên xuống dưới đều hết sức thối nát, xấu xa. Quan trên lo hưởng lạc,
quan liêu, vô trách nhiệm. Quan dưới tham nhũng, ăn chơi.
Câu 2: Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối
Trả lời:
-
Câu thơ cuối là lời châm biếm, mỉa mai rất sắc sảo. Một
chữ "thái bình" mà xâu chuỗi lại bao nhiêu việc làm vốn là chuyện
muôn thuở của cái xã hội Trung Quốc còn giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chữ
ấy mà xé toang tất cả sự "thái bình" dối trá nhưng thực sự là đang
"đại loạn" từ bên trong của xã hội.
-
Ba câu đầu chỉ
là những câu kể việc, nói về hình tượng cũng không có gì đặc biệt lắm nhưng mỗi
nhân vật đều có một việc làm khác nhau mà đặc biệt giống nhau về sự thối nát,
nhất là lại ở vào cái hoàn cảnh "quốc gia hữu sự". Người xưa đã nói
"quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Giặc đang ở ngay trước mắt,
thiên hạ đã đại loạn rồi, thế mà bọn quan quân lớn bé đều chỉ lo làm sạo vơ vét
cho đầy túi. Bác không cần dùng chữ "đại loạn". Bác chỉ nói
"thái bình", nói như không. "Trời đất Lai Tân vẫn thái
bình". Với câu nói đó (mà nghệ thuật thơ Đường gọi là "cảnh
cú"), một câu thơ kêu lên có thể làm rung chuyển những câu thơ khác. Bài
thơ vốn phẳng lặng bỗng vang ngân, bỗng giục giã, bỗng gây ra những cảm xúc đặc
biệt.
Câu 3: Nhận xét về kết cấu và bút pháp của
bài thơ
Trả lời:
Nghệ thuật châm biếm, trào phúng đa dạng :
- Đả
kích trực tiếp bằng sự việc khách quan (2 câu đầu).
-
Hình ảnh mỉa mai kín đáo (2 câu cuối)
Tóm lại : Đây là một bài thơ hiên thực
trào phúng, một bức tranh thu nhỏ của chế độ nhà tù và chế độ xã hội thời Tưởng
Giới Thạch (xấu xa, đồi bại, tham nhũng, quan liêu)