Phân tích “CHIẾU CẦU HIỀN”
(Ngô Thì Nhậm)
1. Lí thuyết
1.1. Tác giả:
Ngô
Thì Nhậm (1746 - 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện
Thanh Oai, trấn Sơn Nam (Hà Nội).
-
Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ, từng được chúa Trịnh giao cho giữ chức Đốc đồng trấn
Kinh Bắc. Năm 1788, Ngô Thì Nhậm theo phong trào Tây Sơn, được thăng chức làm
Binh bộ Thượng thư.
1.2. Tác phẩm:
Viết
“Chiếu cầu hiền” là một truyền trống
văn hóa chính trị phương Đông thời cổ trung đại.
Tác
phẩm của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788 – 1789,
nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh)
ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
1.3. Đọc hiểu văn bản
1.3.1. Nêu lên vai trò quan trọng và sứ mệnh to lớn
cao cả của kẻ hiền tài.
-
Tác giả đã bắt đầu bài chiếu bằng những câu văn động viên, khuyến khích, cổ vũ
tinh thần. Ca ngợi người hiền:
“Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.” Ông nêu lên vai trò quan trọng họ, nếu như ánh sáng của những người tài bị che khuất đi, bị giấu đi vẻ đẹp, có tài mà lại không ai biết, không được trọng dụng thì điều đó thật là một điều đáng tiếc. Và đó “không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”.
-
Bài chiếu đưa ra những lập luận đầy khoan dung, nhân ái, thể hiện một thái độ cầu
thị, mong mỏi thu hút người tài phụng
sự quốc gia.
1.3.2. Lời kêu gọi những người hiền tài một
cách quyết tâm và chân thành, đồng thời là những hứa hẹn về chính sách trọng dụng
nhân tài, người hiền của đất nước.
-
Tác giả đã sử dụng các điển tích như Tứ Thư, Ngữ Kinh trong bài chiếu để tác động
đến tâm lí của những bậc hiền tài, tăng sức thuyết phục trong lời kêu gọi.
-
Trong phần tiếp theo, tác giả nêu lên cách ứng xử của các bậc hiền tài khi Tây
Sơn ra Bắc Hà diệt họ Trịnh. => Điều này đi ngược lại đạo lí, trái với lẽ phải.
Tác giả đã không nói trực tiếp mà dùng những hình ảnh tượng trưng để bày tỏ suy
nghĩ của mình. => Cách nói giảm nói tránh thực sự tế nhị, lôi cuốn, đánh
đúng vào tâm lí của các sĩ phu, buộc họ phải suy nghĩ về bổn phận và trách nhiệm
đối với hoàn cảnh hiện tại của đất nước.
-
Tác giả còn lên tiếng phê phán những người ra giúp vua nhưng lại không tận tâm
với công việc: “cũng có kẻ gõ mõ canh cửa,
cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết”. Sống hoài,
sống phí mà không bộc lộ hết khả năng, không cống hiến hết mình.
-
Tác giả nêu ra những khó khăn hiện tại và lí do cần phải có người tài giúp đỡ.
Là buổi đầu của thời kì ổn định đất nước nên:
+
Kỉ cương triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên cương đang phải
lo toan, vất vả.
+
Dân còn nhọc mệt chưa lại sức, đức hóa của vua chưa kịp thấm nhuần khắ nơi.
-
Ông đã đưa ra lí lẽ rằng: “Một cái cột
không thể đỡ nổi một căn nhà lớn”
- Để rồi tác giả thể hiện thái độ trọng dụng nhân tài của Quang Trung. Hiền tài chính là nguyên khí của quốc gia, điều này luôn đúng trong mọi thời đại. Một hình ảnh ấn tượng được nêu ra ở đây: “Một cây gỗ không chống nổi tòa nhà to” lại có sức tác động mạnh mẽ đến hiền tài.
-
Trong thời điểm đất nước vừa mới trải qua khoảng thời gian loạn lạc, đô hộ, vô
cùng khó khăn, khốn đốn. Khi đất nước rơi vào hoàn cảnh như vậy thì con người
trở nên nhục chí, yếu lòng, chán nản, và vô cùng bi quan. Nhiều người không còn
muốn cống hiến, hoạt động vì xã hội nay suy tàn, có tài nhưng không muốn ra làm
quan vì sợ liên lụy. Triều đình lại mục nát, toàn những kẻ mưu cầu lợi danh, họ
không muốn làm quan vì không muốn bị bọn quan lại đồng hóa, muốn bảo toàn nhân
cách của một nhà nho chân chính. Bên cạnh đó, nhiều nhà nho lại có tư tưởng lệch
lạc, không sáng suốt, bị che mắt đã không nhận ra đâu là chính nghĩa. Vậy nên,
để cứu lấy tình thế khó khăn hiện tại, Quang Trung phải kêu gọi người tài, thuyết
phục trí thức ở Bắc Hà hiểu được sâu sắc nhiệm vụ bảo vệ nước nhà và luyện tập
ra sức phục vụ cho triều đại mới.
-
Các tầng lớp nhân dân từ quan trên, đến dân thường từ quan nhỏ đến quan lớn, đều có thể dâng thư, có quyền bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm
trọng, trước hết là vì dân, lấy dân làm gốc.
-
Tác giả đưa ra cách tiến cử người tài rất thông thoáng, ông không gò bó, ép buộc
theo một khuôn mẫu nào cả. Quan hoặc dân được quyền tự tiến cử => Sự công bằng.
1.3.3. Lời bố cáo gần xa, thúc giục những
người hiền còn ẩn náu thì giờ đây hãy cùng nhau cố lên, lập công ghi tên tại
triều đình.
-
Tác giả nêu lên tiếng kêu gọi, phát động phong trào tuyển chọn nhân tài. Lời
kêu gọi rất chân thành, từ tận trái tim, mong những ai có tài năng kiệt xuất ra
phụng sự đất nước và sẽ được nước nhà trọng dụng, có chính sách đãi ngộ hợp lí.
Chiếu
cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong cuộc dựng
xây đất nước sau thời phân li. Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài
trong việc xây dựng đất nước. Cầu hiền trở thành một nhu cầu tất yếu, cần thiết
của một triều đại mới ra đời, đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc kế
thừa qua nhiều đời. Hướng tới một đất nước tiến bộ, phát triển, ổn định.
Bài
Chiếu cầu hiền đã thể hiện cái tâm thương nước thương dân của vua Quang Trung,
cống hiến cả cuộc đời vào sự nghiệp phục hưng dân tộc.
Tác
giả đã truyền tải hết tấm lòng của một minh vương sáng suốt, nhiệt huyết với bá
tánh của mình, vừa tài năng, vừa đức độ. Sẽ đem lại hòa bình, ấm no hạnh phúc
cho muôn dân.
2. Luyện tập
Đề: Phân tích tác phẩm “Chiếu cầu hiền” để thấy được chủ trương
kêu gọi nhân tài của vua Quang Trung.
-
Giới thiệu tác giả Ngô Thị Nhậm và tác phẩm “Chiếu cầu hiền”
-
Viết “Chiếu cầu hiền” là một truyền
trống văn hóa chính trị phương Đông thời cổ trung đại.
-
Tác phẩm của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788 –
1789, nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê –
Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
Ngay
từ những câu mở đầu bài chiếu, ta có thể cảm nhận được những lời lẽ vô cùng sâu
sắc, khiến lòng người phải nể phục.
“Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao
sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả
cho thiên tử.” Ông nêu lên vai trò quan trọng họ, nếu như ánh sáng của những
người tài bị che khuất đi, bị giấu đi vẻ đẹp, có tài mà lại không ai biết,
không được trọng dụng thì điều đó thật là một điều đang tiếc. Và đó “không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”.
Tác
giả đã thay mặt cho nhà vua khẳng định với muôn ngàn dân chúng rằng, hiền tài
là nguyên khí của quốc gia, là những tài sản quý giá giống như những ngôi sao
trên trời, chiếu rọi soi sáng. Và một quy luật tất yêu rằng người tài là phải
ra sức cống hiến giúp vua trị vì thiên hạ.
=>
Phép so sánh được sử dụng đầy sáng tạo là tăng tính chặc chẽ, logic và sức thuyết
phục cho bài chiếu này.
-
Tác giả còn lên tiếng phê phán những người ra giúp vua nhưng lại không tận tâm
với công việc: “cũng có kẻ gõ mõ canh cửa,
cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết”. Sống hoài,
sống phí mà không bộc lộ hết khả năng, không cống hiến hết mình.
-
Tác giả nêu ra những khó khăn hiện tại và lí do cần phải có người tài giúp đỡ.
Là buổi đầu của thời kì ổn định đất nước nên:
+
Kỉ cương triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên cương đang phải
lo toan, vất vả.
+
Dân còn nhọc mệt chưa lại sức, đức hóa của vua chưa kịp thấm nhuần khắp nơi.
-
Ông đã đưa ra lí lẽ rằng: “Một cái cột
không thể đỡ nổi một căn nhà lớn”
=>
Nếu không kêu gọi và thu phục hết những người tài năng thì thật là uổng phí.
-
Vua Quang Trung sau khi dẹp tan bọn giặc thì ông trở về phục quốc, ông rất lo lắng
quan tâm đến đời sống của quần chúng nhân dân. Ông hiểu hết được nổi khổ, cơ cực
của dân. => Tấm lòng của một vị vua chân chính, anh minh, sáng suốt, luôn vì
dân vì nước.
=>
Trong sâu thẳm tấm lòng ấy, ông mong muốn, khát khao tìm được những người có
tài năng kiệt xuất để giúp ông trấn hưng thiên hạ.
=>
Sự tài năng và đức độ của một vị vua vừa có tài vừa có cái tâm trong sáng, có
lí tưởng cao đẹp.